VN88 VN88

Anh sướng quá em ơi là em ơi..- Truyện 18+

Đầu óc anh mong lung với những ý nghĩ và cảm giác hư ảo chập chờn không rỏ nét. Anh chỉ cảm thấy cò người đến bên xốc anh lên. Anh nhắm mắt , xuôi tay không nghĩ đến việc chống cự nửa.

o O o

Khi tỉnh dậy Ba Bình ngạc nhiên thấy mình vẫn còn nằm trong căn phòng cũ, trong tấm chăn ấm áp và mùi thơm quen thuộc. Cô gái thấy anh tỉnh dậy thì mừng rở đem thuốc đến cho uống, đem cháo cho ăn, và trách anh bỏ đi sao không nói, làm hai cha con tìm muốn chết. Nhưng ông già thì sau khi rờ đầu xem anh còn sốt không là quay ra ngay , nét mặt băng khoăn, buồn bực , mà không nói thêm gì nửa.
Đến chiều khi Ba Bình tỉnh dậy và cơn sốt đã giảm, khi ông già vào anh mở miệng nói trước:
– Con xin lổi bác Hai, hôm qua con đã làm phiền bác nhiều quá. Mong bác tha lổi.
– Bộ chú tưởng tôi kêu công an bắt chú hay sao mà chú bỏ đi?
– Con đâu dám nghĩ vậy. Bác Hai cứu con khỏi chết ơn ấy con biết lấy gì đáp lại được.
Oâng Hai càu mày:
– Chú cho tôi là hạng người thế nào mà nói đến chyện kể ơn?
– Xin bác Hai thứ lỗi, con không dám nói như vậy. Nhưng bác Hai đâu biết con là người xấu hay tốt để mà cứu con?
– Tôi nghĩ chú là người tốt. Các vết thương của chú không phải là vết thương do ẩu đã. Nó giống vết thương của người bị nạn. Nhưng cũng kỳ thiệt. Nó cũng giống vết thương của người bị đòn. Nhưng nếu bị đòn phải có dấu dây trói chứ. Không lẻ chú đứng im cho người ta đánh hay sao? Mà nếu do bị ngã thì ngã vào đâu mà lại trầy trợt như vậy?
– Con xin nói thiệt cho bác hay, con chính là Ba Bình đó.
Sau một thoáng ngạc nhiên ông Hai nắm lấy tay Ba Bình đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa thương:
– Trời ơi! Ba Bình thiệt hả? sao mà lại đến nổi này?
– Con đi cùng người bạn, bạn con bị sấu táp, con đuổi theo bị nó quật đuôi, con bật vào gốc cây lởm chởm nên té xỉu, mất máu con tưởng chết mấy lần.
– Chui cha. Đã lâu lắm vùng này không thấy sấu, giờ nó lại về.
– Con cũng không ngờ , nên thật sơ ý, ân hận suốt đời.
Dừng một lát ông già mới hỏi:
– Tôi nghe anh em họ nói về chú, ai cũng cảm tình mến mộ. Vậy là kẻ nào nói xấu chú cho công an?
Ba Bình lắc đầu chua chát:
– Bọn Tám Hoạnh, hiệu phó trường Tắc Bầu Sấu. Con không ăn rơ , hùa theo ăn bớt , chống lại kiểu làm ăn gian dối nên bị chúng hại. Đời con luôn bị họa vì những tiếng oan.
– Chú giỏi lắm. Tôi cũng nhiều lần nghe tiếng Ba Bình, ước ao có ngày hội ngộ. Vậy mà mãi đến bây giờ mới gặp.
– Người ta đồn đại thêm thắt nhiều, chứ sự thực con đâu có được như vậy. . . . . .
Đêm đó, ba Bình và ông già ngồi nói chuyện với nhau đến tận khuya.
Nhờ những bài thuốc hay và sự chăm sóc ân cần của hai cha con cô gái, Ba Bình đã mau chóng chấm dứt được những cơn sốt vì nhiểm trùng. Các vết thương trên người anh đã hết mủ, anh đã tỉnh táo đứng dậy đi lại trong nhà.

Giữa anh và cô gái đã trở nên gần gủi tự nhiên hơn. Hai chữ anh em đằm thắm đã thay thế cho hai chử chú cháu ngượng ngùng và cách biệt. Anh biết cô gái có cái tên dể nhớ là Uùt An. Cha con cô là người gốc ở đây, sống lẻ loi chơ vơ ở một vùng sông nước vắng vẻ, một vùng xa nhất ở vùng An Hòa Đông.

o O o

Những ngày Ba Bình lưu lại trong căn lều lá dừa nước tại An Hòa Đông thật đẹp đẽ, nhưng cũng thật bấp bênh nguy hiểm. Tuy hai cha con cô gái không nói ra điều đó, nhưng nhìn vào thái độ hàng ngày luôn cẩn thận canh chừng và quan sát xung quanh, Ba Bình hiểu rằng lúc nào cũng có thể xãy ra bất trắc. Vì vậy khi vết thương đã bớt đau, và sức khoẻ đã hồi phục, anh nóng lòng tính chuyện lên đường. Oâng Hai biết được ý định hết sức ngăn cản. Anh phải trình bày nguyện vọng là muốn tìm về miệt Long An, Đồng Tháp để tìm mẹ Huệ Trắng báo tin và trao lại kỷ vật cho gia đình. Oâng kêu anh đợi rồi ra đi, một ngày sau khi trở về ông mang cho anh hai bộ quần áo, một số vật dụng thông thường, và cả một tờ giấy thông hành đứng tên ông được phép đi thăm bà con làm kinh tế mới ở Đồng Tháp, Long An.

Theo sự sắp xếp của ông Hai, anh sẽ đi vào lúc gần tối. Uùt An sẽ chở anh dọc theo các con rạch ra đến sôngVàm Nâu rồi vượt qua sông Soài Rạp. Sang sông, anh sẽ tìm về Cần Guộc, sáng hôm sau có thể lên xe đò về thẳng Long An.

Khi Út An và Ba Bình từ mộ Huệ Trắng quay ra thì trăng vừa nhô lên khỏi dãy núi Vũng Tàu ở cuối chân trời. Bên kia dòng sông chỉ thấy lác đác nổi lên những bụi cây thấp lè tè như những bóng người ngồi thu mình lặng lẽ và bí ẩn.

Câu chuyện về cuộc đời long đong đầy bất hạnh của Huệ Trắng là Uùt An xúc động và thương cảm. Lớn lên ở vùng sông nước kinh rạch, cô không thể tưởng tượng rằng trong quần ánh sáng mờ mờ dưới chân mây mà cô vẫn thường thấy ở góc trời phía Bắc, nơi chứa đầy những câu chuyện kỳ lạ của chốn phồn vinh lại có người lại chịu những cảnh ngộ cay đắng đến thế.
Khi hai người đã xuống ghe, Ba Bình phải cầm lấy bơi chèo gợi chuyện để Út An vơi nổi xúc động.
– Em đã trông thấy cá sấu trên sông bao giờ chưa?
– Em chưa thấy. Ba bảo xưa kia vùng này nhiều ca sấu lắm, có lúc theo nhau đi hàng đàng quẫy nước ùm ùm trên sông. Vậy mà ngày nay biến đi đâu hết cả.
– Rừng Sác đã bị tàn phá thành trảng cỏ. Con người lại thi nhau săn bắt. Cứ đà này nó sẽ tuyệt chủng mất thôi. Ở Sài Gòn có đường Hàm Nghi mới một trăm năm trước còn có một con rạch chảy vào gần chợ Bến Thành gọi là Rạch cầu Sấu. Ở đó bán đầy cá sấu từ khắp nới đem đến. Thịt sấu thơm ngon hơn thịt gà. Vậy mà đến nay người Sài Gòn chỉ được coi cá sấu trong Sở Thú
– Ba kể khi còn trẻ ổng cũng từng câu sấu đem về Sài Gòn bán.
– Ba câu vịt hay câu đèn?
– Câu bằng mồi vịt. Dùng một chùm lưỡi câu thiệt bén, buộc vào con vịt, kéo theo một sợi dây dài, buộc vào một chùm trái phao thả nổi trên sông. Con sấu thấy vịt là táp liền nuốt cả luôn chùm lưỡi câu vô bụng. Lúc đó, sấu càng bơi chùm phao càng trì lại làm lưỡi câu xóc mạnh vô ruột, càng giẫy dụa càng mất sức. Lúc đó chỉ việc theo dấu phao trôi cho đến khi nó kiệt sức là bắt gọn.
– Đó là loại sấu nhỏ. Ở miệt Long An câu sấu lớn nó lôi cả chiếc bè chạy hàng nửa buổi.
– Sấu lớn ở đây cũng có. Ba bảo có con thành tinh còn dám đến cạnh thuyền quẩy đuôi lên gạt người ngã xuống sông mà lôi đi. Có một ông gì đã buộc chặc người vào ghe, nằm ép xuống lòng thuyền, khi cá sấu quơ đuôi lên, ông dùng dao chặt đứt cả khúc đuôi.

VN88