VN88 VN88

Anh sướng quá em ơi là em ơi..- Truyện 18+

Aân oán cuộc đời có vay có trả, và tạo hoá công bằng đã dành cho ông số phận một con chim gãy cánh, chỉ còn biết đau đớn nhìn bầu trời rộng rãi luyến tiếc những ngày oanh liệt.

Đột nhiên như có luồng điện phóng tới, Tám Hoạnh đứng bật dậy vội vàng vớ lấy chiếc xẻng xúc gạch. Tay ông run lẩy bẩy như người kiệt sức, nhưng vẫn cố gắng hất được những viên gạch vụn vào xe.
Từ phía xa Hải Cóc và tên đồng bọn đã hiện ra sau đám cây chà là. Tới nơi, y vất mấy con cá xuống đất đảo mắt nhìn Tám Hoạnh:
– Trời đất ơi! Trong khi bọn này trần thân kiếm cá thì mấy ông chổng mặt lên trời ngủ đã đời hả? Lao động là cải tạo thế giới mà ông nào thấy việc cũng sợ như cha chết! Chút xíu gạch mà xúc đến giờ chưa xong.
Như một làn roi quất mạnh vào Tám Hoạnh, ông nẩy người, mặt cúi gầm xuống, lóng ngóng xúc mãi mà mấy viên gạch vỡ vẫn cứ bật ra ngoài.

Hải Cóc đi kiếm củi nướng cá rồi cùng tên đồng bọn nằm dài ra bóc các miếng lườn cá ăn nhồm nhoàm. Tám Hoạnh vẫn gắng sức xúc gạch, mồ hôi chảy ròng ròng từ trán xuống má , loang lổ trên mảnh áo sờn như sơ mướp cho đến khi xe đã đầy ông ta buông xẻng nằm vật ra thở dốc.
Hải Cóc đem cái đầu cá chẻm gói trong miếng lá đưa cho Tám Hoạnh:
– Nhất thủ nhì vĩ. Phần ông cái đầu.
Tám Hoạnh nhìn miếng đầu cá, mắt ông ứa nước.

Nhưng vị cá nướng thơm ngào ngạt với những góc cạnh cháy xem đầy hấp dẫn đã làm ông phải cầm lấy nhấm nháp, mút từng mẩu thịt trong các kẽ xương. Ông ăn chậm chạp, dường như phải cố gắng lắm mới nuốt được.

Lát sau Hải Cóc đứng lên khoát tay ra lệnh. Cả bọn xúm vào làm việc.

Ông ta đã phải nếm mùi đau khổ của kiếp sống bần cùng, phải uống nước tiểu trong lon bia để chống đở bệnh tật, phải chịu đựng những đau đớn tinh thần và thể xác để còn được mở mắt nhìn đời.
Tự nhiên Ba Bình thấy mọi nổi thù oán, căm hờn của anh với ông ta dần dần nguội lạnh. Anh thấy chẳng còn điều gì cần thiết để nói với ông ta nửa.

o O o
Ba Bình trở lại tìm ông Hai và Uùt An. Tới nơi, mọi cảnh vật đã thay đổi. Khúc sông nhỏ trước nhà ông Hai đã có một con đập chắn ngang,
Anh đi mãi dọc theo bờ sông mà không tìn thấy dấu vết của căn nhà bằng lá dừa nước, nơi đã đùm bọc cưu mang anh. Cuối cùng anh cũng tìm ra được dấu tích của mảnh vườn củ cỏ hoang đã mọc đầy, nhờ có mấy cây bông gòn mà ông Hai đã trồng năm trước.
Hàng cây bông gòn đã đâm thẳng lên cao. Các cành cây khẳng khiu như những bộ xương gầy guộc và trơ trụi, treo lủng lẳng những quả bông gòn khô quắt. Một vài mảnh quả ở đâu đó tách ra để cho những sợi bông bay lả tả dưới ánh nắng vàn sậm, làm cho quang cảnh buổi chiều càng trở nên hiu quanh. Lác đác vài cánh cò trắng cô đơn bay lên rồi lại đậu xuống như còn đang cố níu lấy ánh mặt trời sắp lặn để kiếm thêm miếng ăn.
Xung quanh vắng tanh không một bóng người để anh hỏi thăm biến cố gì xãy ra từ ngay anh bước chân ra đi. Anh thấy nhớ Uùt An da diết không biết giờ này cô lang bạt nơi đâu. Quang cảnh vắng vẻ, hoang vu của mảnh vườn củ nhà ông Hai làm anh thấy cô đơn. Ngay đêm ấy Ba Bình tìm đến thăm lại ngôi mộ của Huệ Trắng.
Khi qua ngã ba sông cuối cùng thì trời đã gần sáng, chỉ còn lại vài ngôi sao lóng lánh trên bầu trời. Mặt đất vẫn còn tối mịt, các lùm cây bụi cỏ bất động hòa lẩn vào nhau thành một màu đen sậm.
Đến đầu đoanï sông thẳng, quang cảnh đột ngột hiện ra khiến Ba Bình phải dừng lại. Một dải sáng mờ mờ, trắng nhạt nổi lên thấp thoáng trên nền trời tối đen của hàng cây ven sông phóng thẳng từ bờ trái sang bờ phải. Ba Bình thận trọng tiến đến gần vừa chăm chú quan sát. Mãi đến khi phía chân trời hừng sáng anh mới nhận ra đó là một cây cầu đồ sộ. Hàng tay vịn và những dầm cầu bê tông màu trắng dăng dài trên những chiếc chân cầu vững chãi mọc thẳng từ đáy sông. Quanh cầu vắng vẻ không một bóng người. Anh thận trọng tiến dần từng bước cho đến khi chắc chắn không giáp mặt ai, mới treo lên đỉnh mố cầu. Chiếc cầu đã làm xong, nhưng nền đường thì vừa mới đắp, mặt đất còn lổn nhổn. Đứng trên đỉnh mố cầu, anh bối rối vì dấu tích của ngôi mộ không còn.

Theo ghi nhớ thì đoạn sông thẳng ngắn ngủi, hai bên cong lại như tay ngai vẫn còn đây. Dãi rừng thoái hoá hổn độn xơ xác kéo dài đến chân trời vẫn thế, nhưng nay đã có con đường băng qua như một nét vẽ cứng cáp và mạnh bạo. Dải đất cao và hẹp mọc toàn chà là vàng úa, lá xòe ra lay lắt như những lưỡi kiếm cong queo, nơi để ngôi mộ Huệ Trắng nay đã được san thành đường dẫn lên cầu. Nấm mồ bé nhỏ giờ đây đã trùng lấp vào khối đất đồ sộ sau mố cầu, không còn dấu vết. Ba Bình thầm trách ông kỹ sư cầu đường nào đã vô tình cho xây chiếc cầu đúng ở đoạn sông này, vùi lấp nốt những kỷ niệm cuối cùng về Huệ Trắng. Anh lại thầm trách mình đã đặt ngôi mộ đúng nơi này. Nhưng lúc đó anh đâu biết cơ sự lại như thế. Một nấm mồ một con người chỉ là một hạt cát giữa rừng Sác mênh mông. Lúc đó anh đã chọn một thế đất đẹp nhất, một đoạn sông dể nhận biết nhất để đánh dấu. Anh không thể ngờ thế đất đẹp ấy cũng thu hút sự chú ý của ông kỹ sư cầu đường khi đi tìm đất làm cầu.

Ngồi nghỉ một chút, anh gượng dậy lần trong túi tìm một thẻ hương và một chùm hoa bằng nhựa màu. Anh đã mua hương hoa từ một thị trấn nhỏ ở miền tây gói kỹ trong mấy lần bao nhựa để trở về cắm lên mộ Huệ Trắng.
Anh cầm bó hoa và nén hương cháy đỏ rất lâu mà không biết đặt vào đâu.
Trong lòng anh bồn chồn bứt rức không yên, và cuối cùng anh đành cắm hương và đặt hoa xuống ngay trên nền đất mố cầu mới đắp.
Anh đau đớn nghĩ đến số phận cuộc đời thật là nghiệt ngã, Trong nhóm bạn bè vui chơi từ thuở học sinh, Thu Vân đã trở về đây sang trọng và rực rở trong tòa lâu đài khoa học như ngôi biệt thự nổi giữa dòng sông, nhưng giữa anh và cô là một khoảng cách xa vời. Còn Huệ Trắng, hình bóng cô luôn bên anh nhưng cuộc đời thật thì hoàn toàn cách biệt.

Sự căng thẳng về tinh thần và thể xác đã làm cho Ba Bình thấy đầu óc quay cuồn choáng váng. Anh lần xuống gầm cầu lách vào một khe hẹp giữa đầm cầu và bệ mố nằm dài trong đó. Bốn bề là những vách bê tông lạnh ngắt sát vào da thịt như một chiếc áo quan bằng đá cứng.

Ba Bình đã khóc, nước mắt chảy ra nóng hổi rơi xuống vành tai. Đói khát, mệt nhọc đã làm anh ngủ thiếp dần. Trong giấc mơ, anh thấy lại bóng Huệ Trắng đêm nào đứng trên bờ sông Vàm Nâu dang tay gọi anh trước khi trườn mình xuống nước:
– Anh ơi – mau bơi với em đi. . . !
Anh chạy theo gọi to:
– Đợi anh với, em ơi. . . !
Anh cố chạy theo, nhưng đôi chân cứ chùn lại và bóng Huệ Trắng cứ vượt xa mãi mãi. . .

o O o
Nằm dưới gầm cầu anh thao thức chờ trời sáng. Anh nhớ đến ông Năm Hiền người hiểu rỏ tâm tư và hoàn cảnh của anh, đã qien thân với anh từ ngày chịu án ở Côn Đảo. Vào tù, anh vẫn hãnh diện cho rằng mình bị bắt chẳng qua là do sơ suất để lở thời cơ nên thua cuộc. Anh sẽ vượt ngục, sẽ tinh khôn hơn, sẽ cao thủ hơn để chơi tiếp những ván bài mới với cảnh sát Đô Thành.

Câu chuyện tâm sự với ông Năm Hiền đã tạo nên bước ngoặc đời anh. Đó là một đêm trời tối đen như mực, hai người phải đi bắt rùa biển và hốt trứng rùa nộp cho cai ngục. Trong lúc ngồi ẩn mình trong những rặng cây ven bờ chờ những con rùa từ những làn sóng đen ngòm lao lên bờ các để đẻ trứng, anh đã kể cho ông Năm Hiền nghe những ước mơ của mình khi vượt ngục.
Ông Năm chân tình khuyên anh:
– Cháu còn bồng bột quá. Con người chỉ sống có một lần, đâu có nhiều dịp để làm liều , làm thử, để phung phí sức lực tuổi xuân rồi làm lại.
Hiểu ra điều đó Ba Bình thấy mình may mắn vì đã gặp được một người chân chính, đã chân tình khuyên bảo anh những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Song thành kiến của người đời thật là nặng nề ghê gớm. Khi ra tù, mẹ anh qua đời vì một tai nạn rủi ro, còn anh kiếm một việc làm bình thường cũng rất khó khăn, vì lý lịch quá nặng nề. Anh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống qua ngày nhưng cũng luôn bị nghi ngờ theo dõi. Cho đến một ngày kia, anh bị hốt chung với đám bụi đời, xì-ke, dựt dọc, đưa xuống cải tạo tại trường Tắc Bầu Sấu.
Ông Nằm Hiền khi đó là một nhân viên trong Ban kinh tế mới của Quận, cũng chẳng bênh vực nổi anh. Ông phải điên đầu với bao nhiêu câu hỏi nghi vấn:dồn dập về những ngày ông ở tù.

VN88