Ba Bình cười:
– Chút xíu nửa thì cũng đi thôi. Nhưng mình không có số xuất dương. Anh em ở nhà khoẻ không?
– Khoẻ. Kiếm anh hoài mà không biết ở đâu. Anh thấy trường hồi này khác xưa chứ?
– Khá lắm! Coi bộ ngon lành đó.
Ba Tân kéo anh vào căn tin. Căn nhà rộng đã được sữa sang lại, có nhạc xập xình phát ra từ hai thùng loa lớn. Một bên là quầy bán cà-phê, một bên là bán mì và phở, khói từ mấy nồi nước lèo bay lên nghi ngút, mùi phở bò ngào ngạt hấp dẫn.
Ba Bình đang lách đi trong đám đông vội đứng sững lại. Trước mắt anh là Tám Hoạnh. Ông ta trông thấy Ba Bình đột nhiên hiện ra như từ dưới đất mọc lên thì kinh hoàng đứng lặng, mắt mở to không còn thần sắc, mặt trắng bệch, hai tay run rẫy như lên cơn sốt. Bát phở nóng bỏng đang bưng trong tay từ từ nghiêng đi đổ tràn xuống vạt áo và ống quần.
Anh vội đưa tay đở lấy bát phở. Ông Tám run rẩy buông bát phở vào tay anh như một con cáo trao miếng mồi thế mạng vào tay con sư tử rồi lùi lại, lùi mãi, đến lúc nhận ra cửa ngách kề bên, ông mới ù té chạy ra vườn.
Ba Tân vội chạy theo giữ ông lại:
– Ông Tám ! Bình tỉnh. Vô ăn phở đi!
Mặt Tám Hoạnh vẫn trắng bệch, hai môi tím ngắt, vươn cổ thở dốc. Ông ngồi rũ người xuống một chiếc ghế đá, hai tay ôm trán, chống khuỷu tay xuống chiếc bàn xi măng trước mặt.
Ba Tân ngồi xuống bên cạnh vổ về cho ông đỡ sợ:
– Ông Tám yên tâm! Ba Bình đã về đây! Vẫn yên lành nguyên vẹn!
Anh cười lớn. Không ngờ tiếng cười khiến cho Tám Hoạnh trợn gáy, toát mồ hôi lạnh, miệng lắp bắp:
– Anh Ba. Xin anh tha lỗi cho tôi. . .
Ba Bình nhìn Tám Hoạnh một cách độ lượng:
– Thôi. Mọi việc đã an bài, chuyện cũ cho qua hết! Ông Tám đừng lo.
Tám Hoạnh ngước nhìn Ba Bình, trong mắt toát lên vẽ hối tiếc thành thực:
– Tôi chẳng biết lấy gì để bù đắp những tội lỗi của tôi đối với anh. Anh giết tôi đi, theo luật giang hồ, đó cũng là xứng đáng!
Ba Bình rút khăn tay ra , an ủi:
– Thôi. Ông Tám khỏi lo chuyện cũ.
Anh đưa cho Ba Tân lau những vệt nước mỡ và những cọng hành, những lát ớt còn bám trên ngực áo và ống quần ông Tám, rồi đứng dậy đi đến quầy bán vé.
Khi quay lại, anh đem tới đặt lên mặt bàn ba ly cà phê sữa nóng và một gói thuốc ba số năm.
Anh bật lữa, mời Tám Hoạnh hút thuốc.
o O o
Ngôi nhà bè của Thu Vân được đặt cho một cái tên rất dể thương: nhà bè Hương Tràm.
Cuộc khảo sát bắt đầu, lộ trình đi sâu vào vùng rừng hoang lại phát sinh những trở ngại không thể nào lường trước được. Ngay cái tên của no ù- Tắc Chó Tru đã gieo vào lòng người một ấn tượng lo âu, ghê rợn. Nhưng thực ra đến nay, ở đó không còn con chó nào sống nổi, không một con thú nào ở lại.
Cả một hệ sinh thái phồn vịnh đã bị suy thoái hoàn toàn. Rừng mất đi để lộ ra những rạch nước mà trong bản đồ không thấy có, luôn luôn làm cho Thu Vân và các bạn đồng nghiệp lạc lối. Các bờ rạch bị xói mòn. Tiến đất lở ùm ùm từ ngày này qua ngày khác đã gậm nhấm dần các dãi đất ven sông. Mặt nước, bãi bùn cứ rộng ra mãi. Sông bị cạn kiệt.
Trong những ngày khó khăn ấy, cứ rãnh rổi lúc nào là Thu Vân lại nhớ đến người khách mới quen có cái tên Hai Hào giống Trần Bình như anh em sinh đôi. Người đó xuất hiện mang theo bức thư ông Năm Hiền gửi cho cô. Bức thư vừa làm cho Thu Vân buồn, vì người khách với Trần Bình là hai tên khác hẳn, nhưng lại làm cho cô vui vì Hai Hào sẽ ở lại cùng đoàn trong nhiều ngày nửa. Thu Vân đã gọi người khách bằng từ anh thân mật. Tuy anh đến với cô vui vẻ, tận tâm nhưng chỉ có một cái tên Hai Hào là duy nhất.
Từ khi có Hai Hào các lộ trình khảo sát đã tiến hành rất nhanh.
Chẳng cần bản đồ anh đã đưa Thu Vân và các bạn đến những nới cần thiết, khi quanh co trên các sông rạch, khi thì lội bộ thẳng tắp qua các đồng hoang trơ trụi. Chằng mấy chốc, họ đã thực hiện đến lộ trình cuối cùng trên đầm lầy phân chấp.
Căn nhà nổi được chuyển đến neo lại ở nhánh sông phía trước của chiếc tòa lô cốt đổ nát, nơi đã được sữa thành một trạm đo khí tượng.
Quang cảnh đầm lầy mênh mông làm cho Thu Vân thích thú.
Ba Bình nghĩ ra một kiểu giày trượt có đế bằng ván rộng để áp suất bàn chân trên bùn giảm xuống. Thu Vân tập xử dụng đôi giày trong vài giờ là lướt đi thành thạo. Cô đưa chân trượt nhẹ trên mặt bùn, cố gắng giự cho đế ván cân bằng để ép xuống mặt bùn đều đặn. Đế giày của Ba Bình phải rộng hơn vì anh phải mang theo các dụng cụ nặng.
Đồng lầy đơn điệu và buồn tẻ từ lâu lắm đến bây giờ mới thấy hai bóng người lướt đi dưới đôi chân kỳ lạ, không phải những bước đi đầy lo âu hồi hộp trong đêm trăng ảm đạm như Huệ Trắng trước đây, mà là những động tác vững vàng tin cây trong lộ trình nghiên cứu dưới ánh nắng chói chang.
Sau khi khảo sát khắp vùng Thu Vân lựa chọn được những vị trí thích hợp để Ba Bình giúp cô thực hiện các lỗ khoan lấy mẩu đất dưới đất. Bộ khoan đất mi-ni xách tay cũng đủ các bộ phận giống hệt các bộ khoan đất trong các giàn khoan lớn của các đoàn địa chất. Nhưng tất cả đều được thu lại nhỏ gọn xinh xắn để dể dàng xếp gọn trong chiếc va ly. Nó dùng để thực hiện các lổ khoan rất nhỏ, sâu chừng vài mét khi thăm dò sơ bộ.
Ba Bình phải lát những tấm ván sàn trên mặt bùn để lấy chổ đứng.
Mũi khoan chọc nhẹ xuống dể dàng xuyên qua lớp đất phủ mặt. Đến độ sâu chừng ba mét, mũi khoan đụng phải một vật gì như một lớp đất cứng.