Nhưng khi đến Duyên Hải, vùng đất hoang mặn này đã giúp anh lấy lại niềm vui trong cuộc sống mới cùng với những con người nghèo khổ bất hạnh trụ lại nơi này. Cuộc sống của trường vừa khá lên một chút thì ông Hiệu trưởng rút về công tác trên quận, Tám Hoạnh được điều về làm Hiệu phó nắm quyền điều hành toàn bộ công việc. Ông ta quen biết rộng, nhiều bạn nhậu, có ô dù vững chãi nên đã kéo bè kéo cánh để sống như một ông vua con ở Trường Cải Tạo.
Ngày mai anh sẽ trở về Sài Gòn tìm gặp ông Năm Hiền hy vọng ông sẽ cho anh biết rỏ những gì liên quan đến số phận của anh. Nếu bị bắt lại, anh sẽ đương đầu với số phận để tự minh oan, tự giải cứu cho mình.
Sương đêm thấm vào các khối bê tông lạnh buốt khiến anh không ngủ được. Cuộc gặp gở với Thu Vân đã khơi dậy trong lòng anh những sôi nổi khác khao của thời trai trẻ. Anh đứng bên lan can cầu lặng lẻ nhìn trời sao lấm tấm. Chỉ mình anh còn lại giữa cánh đồng vắng vẻ, nhưng anh không cảm thấy cô đơn.
Gần tối hôm sau, chuyến ca nô khách ghé bến An Thủy Đông đã đưa Ba Bình về bến Nguyễn Kiệu trên sông Sài Gòn
Dọc đường mọi người đi lại tự do không thấy ai bị xét giấy. Anh lên bến rẽ vào đường Hàm Nghi, lên xe lam chạy thẳng về nhà ông Năm Hiền.
Ông Năm Hiền vẫn ở trong căn nhà cũ, bằng gỗ lợp tôn giữa một con hẻm nhỏ. Gặp Ba Bình, ông mừng rở kể lại cho anh nghe về số phận Tám Hoạnh như anh đã biết, rồi giục giã:
– Cháu viết ngay một lá thư gửi lên quận trình bày hoàn cảnh và nguyện vọng của mình. Mọi quyền lợi của cháu sẽ được phục hồi.
Ba Bình thắc mắc:
– Cháu sẽ phải tố cáo tội lỗi của tám Hoạnh?
– Không cần. Ông ta đã khai nhận hết tội lỗi của mình, kể cả chuyện vu oan cho cháu. Ông ta tự nguyện bán bớt nhà đất để đền bù số tiền thất thoát. Nhờ vậy ông ta được xét miễn tố và chịu kỷ luật một năm cải tạo.
– Vậy cháu phải viết đơn làm gì nửa?
– Để hoàn tất hồ sơ trả lại quyền tự do cho cháu. Nhân có anh Ba Hưng hiệu trưởng mới đang về họp tại đây, ngay mai sẽ giải quyết ngay. Nghe anh em trong Trường kể chuyện oan của cháu, Ba Hưng rất thông cảm, chỉ mong cháu về để giải quyết mọi quyền lợi, kết thúc vụ bê bối ở trường.
Ba Bình không ngờ mọi việc được giải quyết một cách dể dàng, ngoài sức tưởng tượng, nên không dám tin là sự thật. Anh thắc mắc muốn biết ai đã phát giác ra tội lỗi của Tám Hoạnh, câu chuyện đổ bể bắt đầu từ đâu, . . . thì ông Năm Hiền gạt đi:
– Chuyện đó dài lắm. Mai mốt có dịp xuống trường cháu hãy tìm hiểu. Nhưng hãy nhớ rằng số phận con người là điều đáng quan tâm nhiều hơn so với các thủ đoạn phạm tội và các chi tiết nghiệp vụ để điều tra vụ án. À! còn cô gái hôm đó đi cùng với cháu, nay đâu rồi?
Ba Bình lạnh toát người. Anh run run lúc lâu mới kể lại được cho ông nghe nỗi bất hạnh của Huệ Trắng.
Ông Năm Hiền đưa anh cốc nước:
– Thôi. Cháu uống đi và bình tỉnh lại. Cháu tính tiếp theo sẽ làm gì?
Suy nghĩ một chút, anh trả lời:
– Cháu cũng chưa biết tính sao. Cháu muốn trở về trường thăm lại anh em. Rồi sau đó tùy tình hình sẽ liệu.
Ông Năm cười vui vẻ:
– Nếu cháu trở lại trường củ. Anh Ba Hưng sẽ rất mừng. Xuống trường cháu sẽ thấy nhiều công việc mới mẽ và thú vị.
Như sực nhớ ra điều gì, ông Năm đứng lên lục trong tủ sách, kiếm ra một tấm ảnh. Rồi hào hứng giới thiệu:
– Một chị Việt kiều Mỹ mới về nước tên là Thu Vân, tiến sĩ sinh học rất say mê về rừng Sác. Nhà nước cấp cho chị ấy một biệt thự nhưng chị ấy không ở, mà đóng một ngôi nhà nổi để đi nghiên cứu khắp vùng Duyên Hải. Chị ấy rất cần một người am hiểu rừng Sác mà chưa tìm được. Nếu cháu nhận lời giúp chắc chị ấy mừng lắm.
Ba Bình yên lặng ngắm tấm ảnh, cố hình dung xem Thu Vân giờ đây không biết làm gì trong ngôi nhà nổi này.
Ông Năm Hiền lại hỏi:
– Cháu có biết cánh đồng phân chấp ở vùng Tắc Bà Kèo không?
– Có. Cháu đã đến đó nhiều lần.
– Chị Thu Vân muốn tổ chức một lộ trình khảo cứu qua vùng đó. Chị ấy đang nghiên cứu dùng chất bùn ở đầm lầy để chế tạo chất thuốc kích thích sinh trưởng cho gia súc và cây cối. Nhưng ai cũng sợ không dám dẫn đường cho chị ấy qua đầm lầy.
Thấy Ba Bình yên lặng, ông Năm khuyến kích:
– Cháu cứ nhận lời đi, bác sẽ viết thư giới thiệu với chị Thu Vân. Tới đó cháu sẽ thấy nhiều chuyện thú vị. Bác không muốn nói trước, để dành những điều bất ngờ cho cháu.
Chiếc tàu gỗ phải đợi đến gần nửa đêm mới nương theo dòng nước thủy triều chảy ra biển để trở về Tắc Bầu Sấu.
Khi Trời sáng rõ, Ba Bình leo lên nóc tàu ngồi gần cột tín hiệu bên trên đài chỉ huy để ngắm nhìn dòng sông quen thuộc. Khi qua khỏi khúc quanh cuối cùng quang cảnh trường cải tạo đã hiện ra với nhiều ngôi nhà gỗ nhỏ có hai mái hình chử V mà anh đã thấy trong đêm mưa hôm trước.
Ngôi nhà văn phòng mới xây, mái ngói đỏ, tường vôi vàng nằm sau chiếc cột cờ cao vút, với lá cờ đỏ lớn đang bay phần phật. Từ cột cờ đó, một hàng cờ lá chuối đủ màu sắc rực rỡ nối tiếp nhau dăng dài.
Nước xuống kiệt, bãi bùn lầy lội lan rộng ra gần giữa sông. Nhưng khác hẳn trước kia, một chiếc cầu tàu nhỏ đã chạy suốt từ bờ sông ra mép nước. Chiếc tháp cao ngất đặt trên chiếc tàu sắt mà anh thấy trong đêm hôm trước chính là chiếc búa đã đóng cừ thi công chiếc tàu này, hôm nay cũng được dăng đầy các chuỗi dây xanh đỏ.
Trên cầu chật ních những người. Tiếng nhạc và trống đệm vang xa trên mặt sông. Khi chiếc tàu quay mũi ghé vào gần đến cầu tàu thì một người trên cầu tiến ra châm lửa vào tràng pháo dài treo dưới tấm biểu ngữ đỏ:” Nhiệt Liệt Chào Đón Quý Khách”
Tiếng pháo bắt đầu nổ giòn giã, khói xanh bay mù mịt.
Ba Bình không thể ngờ ngày mình trở về trường lại được thấy quang cảnh tưng bừng như vậy. Một chiếc cầu tàu hiện lên vững vàng, thẳng tắp dưới dòng biểu ngữ:”Lễ Khánh Thành Cầu Tắc Bầu Sấu”
Con tàu nhẹ nhàng áp mạn vào cầu mới. Đợi cho đoàn khách vào hết văn phòng, Ba Bình mới lên bến, hòa vào đám đông để tìm lại những người bạn cũ. Đang ngở ngàng trước những thay đổi thì một vòng tay từ phía sau xiết chặt lấy vai. Anh quay lại mừng rở nhận ra ngay Ba Tân đang ôm chặc lấy anh, nhấc bổng lên và quay quanh một vòng:
– Trời đất ơi! không ngờ vẫn còn được gặp nhau. Tưởng anh đã vượt biên đi đến đâu rồi chớ!