– Vậy thầy có biết rõ sinh hoạt đời tư của cô ta không?
Thầy Sơn ngó dòm tôi một lát, ánh mắt nghiêm nghị tựa như một người cha đang răng dạy đứa con làm tôi rạnh xương sống. Nhưng, ánh mắt ấy chỉ thoảng chốc rồi dịu lại, ông ta trầm ngâm kể:
– Cuộc sống của Thục Hiền rất vô tư, và bình thản. Cô ta rất hiếu thảo với mẹ. Từ lúc truởng thành, cô ta đã gánh vác việc nhà thay mẹ. Từ việc nấu ăn, giặt đồ cô ta đảm đan không khác gì những đứa con gái khác. Nửa năm trước, mẹ cô ta qua đời, cô ta sống tự lập một mình. Sinh hoạt vẫn bình thường. Mỗi ngày, tôi phụ cô ta đi mua đồ ăn, thức uống và các đồ dùng linh tinh. Còn lại những chuyện khác, Thục Hiền đều tự mình lo lấy. Tôi xem, cái mà Thục Hiền còn thiếu là một người chồng thôi. Đã có nhiều thầy giáo trong trường mê Thục Hiền, và ngỏ lời cưới Thục Hiền nhưng nàng ta đều từ chối. Chắc có lẽ, Thục Hiền còn ái ngại, hay chưa tìm ra người ý trung nhân. Anh coi, nếu có người con trai nào tốt thì giới thiệu cho Thục Hiền nhé.
Thầy Sơn dòm đồng hồ rồi hớt hải chào tạm biệt tôi:
– Thôi, tôi xin phép đi, vì tới giờ lên lớp rồi. Anh tự nhiên nhé.
– Vâng.
Thầy Sơn đi rồi, tôi đứng ngoài cửa dòm Thục Hiền cho tới cuối ngày. Tan trường, Thục Hiền chào biệt với các thầy cô khác rồi lủi thủi ra về. Tôi theo Thục Hiền trên bước đường về. Trên con đường vắng tanh, Thục Hiền đi trước, tôi đi ở một khoảng cách phía sau Hiền. Lúc gần về tới nhà, đột nhiên, có một chiếc xe phóng tới gần Thục Hiền, trong xe bước xuống một thằng côn đồ. Hắn chạy đến gần Thục Hiền hỏi một câu gì đó. Thục Hiền vừa đưa tay chỉ chỏ thì hắn giật ngang túi xách, xô té Thục Hiền và phóng lên xe dzọt đi. Trường hợp bất ngờ, lại thêm ở khoảng cách khá xa, nên khi tôi chạy lại thì chiếc xe đã phóng đi. Tôi đến bên Thục Hiền, đỡ nàng dậy, lo lắng hỏi:
– Thục Hiền, em có sao không?
– Dạ em không sao? Anh là…là anh Hùng phải không?
– Ừ là anh đây, em đứng đây, để anh lấy cây gậy cho.
Vừa buông tay Thục Hiền, thì nàng lảo đảo té xuống. Tôi hấp tấp quay lại đỡ nàng ân cần hỏi:
– Em sao vậy?
– Aây da, chân em đau quá, đứng không nổi, chắc bị trật xương rồi.
– Để anh cõng em về nhà nhe!
Thục Hiền đỏ mặt, lí nhí nói dạ. Tôi lượm lấy cây gậy rồi cõng Thục Hiền về nhà. Ôm Thục Hiền trên lưng, mùi hương thơm ngát toát ra từ người nàng làm tôi lâng lâng cõi lòng. Da thịt mềm mại, lại thêm Thục Hiền cứ nằm co khít mắc cỡ, sự chung đụng này làm tôi nhồn nhột quá. Tôi cười đùa nói Thục Hiền:
– Em ôm anh sát vào, chứ em ôm kiểu này làm anh ‘ngứa’ quá.
– Dạ.
Thục Hiền nói lí nhí, tay nàng vịn chặc vai tôi hơn chút rồi một lát lại lỏng ra. Tôi nói lảng sang chuyện khác để Hiền quên đi mắc cỡ.
– Anh tính đến nhà em, rủ em đi ăn cơm chiều. Tình cờ, gặp phải cảnh này. Anh mà gần em chút nữa thì thằng côn đồ đó chết với anh rồi. Trong túi Hiền, có đồ gì quan trọng không?
– Dạ, cũng không có gì đáng tiền hết, nhưng buồn là trong túi em có một cái hộp âm nhạc, nay bị mất rồi.
– Tưởng gì, hộp âm nhạc đó lát nữa anh ra shop mua lại cái hộp khác cho em.
Giọng Hiền dầu dầu nói:
– Tại anh không biết, chứ hộp âm nhạc đó, là quà sinh nhật của mẹ cho em…. Mà thôi, vật đã lỡ mất rồi thì thôi, anh ạ.
Chúng tôi lặng thinh không nói gì nữa. Đường về còn xa, mà không nói chuyện thì buồn tẻ, tôi vừa đi vừa vu vơ hát vài câu cho đỡ buồn:
– U ơ, lời tình si ta viết trao người đã bao lần với nỗi đau dấu yêu, dòng đời chia muôn lối ta còn mãi đi tìm liều thuốc cho trái tim…. giọt sầu nào vỡ đắng trong tim, mong người vỗ giấc bao đêm, ngậm ngùi cõi mơ nghe như chơi vơi khi bao yêu thương muôn màu, em đi mang theo vầng trăng thưở nào để bầu trời hoài nhớ thương vì còn hoang vắng….
Nghe tôi hát, Thục Hiền cũng cất giọng ca, hát một bản tình khúc:
– Ngày xưa đó, trái tim anh, thuộc về em. Tình ta thắm thiết, với bao đam mê, bao mộng ước tưởng như lâu bền, hà ha, người yêu tôi, ở bên tôi quên thời gian. Rồi khi anh đánh rớt bao đam mê, tình yêu kia bao nỗi ê chề, U ư, và từng đem tôi thấu bao chua cay, ngoài mưa tuôn, tôi khóc ê chề, là lá, nhớ anh, từng đêm qua tôi nhớ không nguôi.
– Em hát hay quá!
– Anh cũng đâu có kém, hi hi hi.
– Vậy bữa nào anh với em, đi tham dự hát giọng ca vàng đi. Anh với em mà song ca thì khán giả vỗ tay đến tét tay họ luôn đó.
– Xí, tét tay đâu không thấy, mà mình ăn trứng thúi cũng đủ mệt rồi.
– Đâu có đâu, nè, chúng mình thử hợp ca một bản coi.
– Sẵn sàng thôi.. hi hi hi
Thục Hiền ca trước:
– Đường tình mình chung nhau bước trọn đời, đời thật là vui như em ước mơ. Ngồi kề gần nhau ta tấu nhạc điệu, hát khúc ca tình yêu
Tôi hứng chí, cất cái giọng ồ ề hát vui theo:
– Đời còn gì vui hơn có người tình, tình mãi chứa chan trong đời. Buồn vì từ đây xa khuất ngàn đời, chỉ còn niềm vui bên em với anh, ngồi kề gần nhau ta tấu nhạc điệu, hát khúc ca tình yêu.
Rồi, chúng tôi hòa ca phần điệp khúc:
– Giữa gió mây chiều nay, tâm hồn ta, nghe say ôm ngàn hoa ngát hương, giữa tiếng ca đàn vui anh và em, bên nhau xây mộng mơ thắm xinh. Lời yêu thương mang mùa xuân đến đây, tình yêu ơi sao tình ngây ngất ngây. Chàng bên em ôi tình ta khát khao, nụ hôn trao môi kề môi ái ân cho trọn đời nhau.
Hát xong, tôi cười nói với Thục Hiền:
– Hơn cả giọng Mạnh Đình& Phi Nhông rồi!
Hiền vỗ khẽ vô đầu tôi, cười nói:
– Anh này là Mạnh Quỳnh& Phi Nhung chứ không phải là Mạnh Đình & Phi Nhông. Uûa, mà cũng không phải, cặp này chuyên hát nhạc quê hương, còn mình hát nhạc tân ca thì phải ví với Minh Tuyế& Huy Vũ hay là Lương Tùng Quang với Tú Quyên chứ, đúng không?
– Trật lất, không đúng chút nào!
Tôi lắc đầu quầy quậy.
– Sao không đúng?
– Giọng anh thì đúng kiểu cha Mạnh Đình rùi, giọng này mà hát bài nào bài nấy đều thành nhạc tân cổ hết, với lại giọng em giống giọng Phi Nhông chứ không phải Phi Nhung. Tại vì em hát hay vậy là tại cưỡi trên lưng anh, thì gọi em là Phi Nhông đúng rùi, chứ sai gì nữa.
– Hí hí hí, anh này, cãi y chang như cha Bao Bất Đồng cãi đó!
– Hề hề hề, anh tánh sao nói vậy à. Mà nè, em có thấy nhạc tình ca thời nay toàn là nhạc thất tình không à, mấy khi mới có một bản vui tươi. Em biết tại sao không?