VN88 VN88

Truyện cực kích thích tình dục – Truyện 18+

– Vậy sợ không tiện lắm cô à!
Cô gái nở một nụ cười thiện cảm, nói dù giọng vẫn còn u uất:
– Mắt tôi đã bị mù sau một cơn hỏa hoạn lúc tôi còn nhỏ. Giờ nếu anh không đọc dùm tôi thì nhanh lắm cũng phải ngày mai tôi mới nhờ cô bạn đọc dùm tôi được.
Tôi bàng hoàng ra, hóa ra người con gái này bị mù loà mà tôi nào có hay. Có lẽ vì tôi thấy hành động của cô ta quá tự nhiên như người bình thường nên cũng không để ý lắm tới cặp mắt của cô ta. Cõi lòng tôi chua xót dùm tình cảnh của người con gái đáng thương này. Tôi cố lắm mới đọc thành tiếng những dòng chữ mà anh Tư viết.

Ngày 20/04/02,
Vợ và con yêu dấu,
Đã lâu rồi, anh không đến thăm em và con, và điều mà anh hằng cầu ước là mong em và con luôn được sức khỏe. Khi em nhận được lá thư này, thì anh đã đi đến một thế giới khác. Chết với anh vốn không phải là điều sợ hãi, mà với anh luôn là sự bình an của con và em. Anh vẫn hằng luôn mặc cảm và thấy tội lỗi về mình, nên anh không đủ can đảm đến trước mặt em và con nói một câu xin lỗi, vì trăm sai ngàn lỗi do anh tạo ra.

Nếu ngày đó, anh không dụ dỗ rồi cưỡng hiếp em, và làm em mang bầu thì em quyết sẽ không theo anh mà sống một cuộc đời khổ cực như vầy. Em chẳng những không hận anh mà còn lo cho anh từng li từng tí một. Em nào biết, sự tận tình đối đãi của em chẳng khác những nhát dao cắm sâu vào tim anh. Anh, một gã du côn, đầu đường xó chợ, ai cũng khinh bỉ mà có được một người đàn bà như em, thì có ai tin được. Huống chi, anh bị ghiền xì ke, bài bạc, ân oán giang hồ có lẽ kiếp này muốn bỏ cũng không dứt, nên đó là quyết định khiến anh rời xa em, xa con vì không muốn hai người bị lụy mình vào con đường đen tối không lối thoát này. Anh nói đây, không phải xin em một giọt lệ thương xót, hoặc chứng tỏ anh quyết định lìa xa em là đúng. Anh đơn giản chỉ muốn xin em, và con hãy nhớ tới anh như là một người chồng, người cha đã và luôn yêu thương vợ con. Chỉ vậy thôi, là anh đã mãn nguyện lắm rồi.

Thục hiền, con gái ngoan của cha, đã lâu lắm rồi, cha đã không được bế con vào lòng như thưở nào. Có lẽ, cha cũng không còn cơ hội này nữa. Cha xin lỗi, vì đã không tròn trách nhiệm một người cha, không tròn trách nhiệm nuôi nấng con nên người, và không tròn trách nhiệm cho con tình phụ tử mà các đứa con gái khác có. Cha không có gì đền bù cho con, mỗi năm, ngày sinh nhật con, cha đều mua một món quà nhưng cha không dám đem đến tặng con, chính cha cũng không biết tại sao nữa? Hoặc có lẽ, cha nghĩ cha không đủ can đảm đứng trước mặt con, nói với con cha là cha của con. Cha không biết con sẽ nghĩ gì về cha? Khinh bỉ? Ghớm ghiếc? Hay là kính trọng? Không, cha không dám nghĩ đến. Có lẽ từ năm nay, con sẽ không nhận được món quà của cha, nhưng cha có dành dụm một số tiền trên bước đường đời của cha, hy vọng con có thể mua được món đồ con thích. Và cuối cùng, cha chúc con một cuộc đời vui tươi, sáng lạng, thành công trong cuộc đời.
Anh/cha xin dừng thư… chúc em và con luôn được mạnh khoẻ nhé!
Thân thương
Lá thư đã đọc xong, mà dường như dư âm của Tư Xịt vẫn luôn bên tai chúng tôi. Tôi cảm khái cho một anh hùng vô danh, một người cha vĩ đại vì mang nặng chữ tình chữ nghĩa mà bỏ mình. Tôi nắm lấy tay Thục Hiền và giọng ân cần nói:
– Thục Hiền, anh với bác Tư lúc sống rất thân thiết với nhau. Nếu em không ngại, anh sẽ thay bác Tư chăm sóc cho em. Em chịu không?
Thu Hiền ngập ngừng:
– Cảm ơn anh.. anh tên là..
– Hùng
– Anh Hùng, cảm ơn anh đã lo lắng cho em, nhưng đời sống em cũng khá ổn định, không lo lắng gì cả. Em chỉ buồn vì mất đi bố, nhưng anh đừng lo quá, em có thể tự chăm sóc lấy mình mà.
Biết Hiền nói vậy tỏ ý muốn đuổi khéo, tôi cũng không còn gì để nói nữa nên đứng dậy chào Hiền rồi ra về.
12/09/03
Trang thứ ba của bạn trai,
Chào nhật ký thân mến,
Ngày hôm nay, khi tôi mở mắt, đầu óc thật thảnh thơi và cõi lòng bình lặng. Mối tình nghiệt ngã giữa tôi và em nay đã khép kín vào sâu cõi lòng. Tôi đang yêu, và được yêu. Một người con gái khác đã xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi lần tôi gặp người con gái này, cô ta cho tôi những niềm vui nhỏ nhen, nhưng đã xoa dần mối đau cuộc tình đã lỡ của tôi và em. Sự trẻ trung, thân ái, và một điểm cười luôn kề bên miệng làm tôi thương lắm. Chúng tôi thường rủ nhau đi rạp hát, shopping, và sàn nhảy nữa. Cuộc đời tôi bỗng trở nên vô tư, yêu đời và cái xã hội tôi đang sống dường như sôi động hơn.

o O o

Ra khỏi nhà của Thục Hiền, cõi lòng tôi nặng trĩu. Dù Thục Hiền không phải gì của tôi, nhưng cha cô ấy cũng vì tôi mà mất mạng. Lòng bất an, tôi bắt đầu theo dõi đời sống của nàng ta. Hơn ba ngày trời tôi đợi trước nhà Thục Hiền, thủy chung vẫn không thấy bóng dáng nàng ta ra vào. Chỉ đôi lúc, tôi thấy từ sau màn cửa vang ra tiếng ca hát của Thục Hiền, chứng tỏ nàng còn ở trong nhà. Sáng ngày thứ tư, Thục Hiền rời nhà sớm. Thục Hiền nhìn rất đẹp trong một chiếc áo thun vàng nhạt, quần jean, mắt nàng che sau một làn kính mát và trong tay nàng là một cây gậy chỉ đường. Thục Hiền bước đi thật tự nhiên như một người sáng mắt. Tôi đi khoảng cách đằng khá xa sau nàng để xem coi nàng đi về đâu. Thục Hiền đi bộ đến một trạm xe buýt gần đó và đón xe đi đến một trường mẫu giáo ở một vùng khá xa nhà nàng. Tôi theo Thục Hiền vào trong trường mẫu giáo, thấy nàng bước vô một lớp học, đám trẻ trong lớp thấy nàng bước vô ào đến quấn quít bên nàng:
– Cô Hiền, cô Hiền!! Bọn em nhớ cô quá, cô có chuyện gì không cô?
Thục Hiền vuốt tóc em bé gái đang ôm bám lấy chân Hiền cười dịu dàng nói:
– Bé Hân ngoan, mấy hôm nay nhà cô có việc, cô không đến trường được. Thôi, em và các bạn về chỗ đi, chúng ta phải lên lớp rồi.
Thục Hiền đi đến giữa lớp, bỏ túi và gậy xuống, vẫy tay bảo các em trẻ:
– Các em lại gần bên cô, hôm nay cô dạy các em hát bài ‘Papa’ nhe, cô đàn hát một lần, xong cô và các em cùng hát nhé.
‘1,2,3… Everyday my papa work to help to make and see, to see that we were eat, keep the shoe upon my feet. Everynight my papa taken me to my bed, kiss me on my head, after all the pray was said. Growing up with him was easy, time just flew on by, the years began to fly, the age and so did I. I could tell, that mama wasn’t well. Papa knew, and keep down so did she, so did she. When she die, papa broke down and cry. All he said was ‘God, why not take me’.Everytime I kiss my children, papa was swing through. The children lived through you; they grow and need you too. I remember every word that papa used to said; I lived them everyday, he taught me well that way.’

Tiếng hát ngọt ngào, hoà lẫn trong tiếng đàn dương cầm làm tôi xúc động. Tôi biết, Thục Hiền khác không những cho bầy trẻ nghe mà hát với cả tấm lòng, cho người cha đã mất. Chợt, có một bàn tay vỗ nhẹ lên vai tôi. Dòm lại, tôi thấy đó là một người đàn ông, tóc đã lâm râm màu bạc, vẻ mặt đáng kính. Oâng ta hỏi:
– Chào anh, tôi có thể giúp được gì không?
– Chào bác, con là anh họ của Thục Hiền. Tôi theo Hiền đến đây, chỉ đứng ngoài đây coi Thục Hiền dạy các em thôi. Bác là..
– Tôi là Sơn, hiệu trưởng trường này.
Rồi thầy Sơn ngó vào lớp nói:
– Thục Hiền là một cô gái tốt. Tôi coi cô ấy như là con gái của tôi. Đáng tiếc cho cô ta bị mù lòa lúc nhỏ. Nhưng bù lại, trời cho cô ta tánh tình hiền hoà, dễ thương nên tôi, các thầy cô khác quý Thục Hiền lắm.
Thấy đây là dịp để tìm hiểu thêm về đời sống của Thục Hiền. Tôi dò hỏi thầy Sơn:
– Thưa bác, vì con mới nhận lại em Hiền không lâu nên không biết rõ đời sống của em ấy. Thầy có thể cho con biết được không ạ?
Thầy Sơn gật gù:
– Ừ, Thục Hiền hiện giờ là cô giáo của trường tôi. Đám trẻ thích cô ấy lắm. Mấy bữa trước, Thục Hiền xin nghỉ bệnh, đám trẻ nhao nháo hỏi lo cho cô giáo. Nay, cô giáo này trở về, anh coi đám trẻ vui không? À, trở lại câu hỏi của anh, thật ra ban đầu, khi Thục Hiền đến xin việc làm này, tôi rất thương hại cho cô ta, nhưng dù sao cũng lo là cô ta không gánh vác nỗi trách nhiệm coi lớp. Nhưng, sau một thời gian dạy ở trường, Thục Hiền đã chứng tỏ khả năng mình là một cô giáo đảm đang, đầy trách nhiệm không thua các thầy cô khác
Tôi thắc mắc hỏi thầy Sơn:
– Vâng, được vậy chắc Thục Hiền phải cố gắng lắm phải không thầy?
– Khẳng định là như vậy, mỗi ngày, Thục Hiền đến lớp sớm, tâm sự với mấy em nhỏ, lắng nghe lời chúng nói và khuyên các em làm điều hay lẻ phải. Thục Hiền rất thương mấy em nhỏ. Anh thấy em Hân không? Cái em ngồi gần Thục Hiền nhất đó. Em nổi tiếng là nghịch nhất trong trường, có lần nghịch đến nổi em lấy vỏ chuối để trước sàn đi, khiến cô giáo bị ngã rồi còn đốt pháo trong lớp, khiến cả lớp náo lên. Tôi giận lắm, tính đuổi em ấy ra khỏi trường, nhưng Thục Hiền xin tôi mãi khiến tôi không nỡ đuổi em. Thục Hiền chẳng những không giận mà còn ra sức dạy dỗ, khuyên bảo bé Hân. Cứ mỗi ngày lẻ trong tuần, cô xin phép ba mẹ Hân cho Hân ở lại học đàn thêm với cô ta. Anh xem, giờ, bé Hân không những đánh đàn khá mà còn là một trong học sinh ngoan của trường. Vì vậy tôi và các thầy cô khác mến phục Thục Hiền lắm.

VN88