VN88 VN88

Đánh cá ngựa

Phần 2
Jeremy Fold đến thăm tôi vào Chủ nhật, và đi theo tôi vào bếp.
– Uống champagne chứ? – tôi hỏi và lôi từ trong tủ lạnh ra một chai champagne.
– Mới có 10h mà – anh ta nói.
– 4 chiến thắng trong một tuần. Chà, hay là uống cafe nào?
– Không, tôi không uống thật mà.
Chúng tôi ngồi trong bếp, uống champagne và xem xét cái thùng rác của George Millace.
– Tôi muốn dành cả ngày hôm nay cho việc này – tôi nói.
Jeremy mở cái thùng và lấy các thứ ra. Anh ta thất vọng nói “Chả có gì cả, toàn là những thứ bỏ đi.
Tôi giơ lên một mẩu phim và nói “Nhìn cái này ngược sáng xem sao.
Anh ta cấm lấy mẩu phim và giơ lên “Tôi nhìn thấy vài cái bóng.
– Đó là những bức tranh. Tôi đã tìm thấy một bức ảnh thú vị trong cái thùng này. Có lẽ những bức ảnh này cũng không kém đâu – tôi nói.
Chúng tôi đi vào phòng ảnh và tôi tìm một thứ hoá chất đặc biệt cần thiết trong một ngăn tủ. Tôi tắt đèn trắng và bật đèn đỏ lên, bắt đầu rửa ảnh bằng hoá chất đó.
Jeremy theo dõi “Chẳng thấy gì cả”
Tôi đồng ý. Tôi thử 4 lần, nhưng 4 lần đều chỉ nhìn thấy những cái bóng.
Chúng tôi quay lại bếp và uống thêm một chút champagne.
– Tôi nghĩ tôi sẽ rửa những bức ảnh phụ này vào một cuộn phim khác, không rửa lên giấy nữa – tôi nói.
– Cậu làm được chứ?
– Được mà. Nếu muốn thì thích rửa lên cái gì cũng được. Nhưng tất nhiên sẽ là đen trắng chứ không phải màu rồi.
– Cậu thích làm những việc này à?
– Tôi nghĩ thế – tôi trả lời.
Lần này tôi rửa ảnh lên một cuộn phim mới. Rồi lại đưa những gì vừa rửa được lên một tấm ảnh phụ.
– Tại sao cậu lại cười? – Jeremy hỏi.
– Nhìn này” tôi nói.
Anh ta giơ những tấm ảnh lên ngược sáng “Tôi vẫn không thấy gì hết.
– Có 3 bức ảnh của một người đàn ông và một cô gái. Rửa sang ảnh đen trắng nào.
Tôi phải làm vài lần mới đạt được kết quả hài lòng. Tôi xem ảnh hết sức cẩn thận.
Giờ thì các bức ảnh rất rõ. Một người đàn ông và một người đàn bà. Cứ nhìn cũng đủ biết đây là một cặp tình nhân.
– Thật khó tin! Tuyệt quá – Jeremy cười nói “Nhưng đây không phải là những bức ảnh in trên báo đấy chứ?
Tôi im lặng, Jeremy nhìn tôi dò xét.
– Sao vậy? Có chuyện gì sao?
– Thật đáng kinh ngạc – cuối cùng tôi nói “Tôi biết hai người này. Tôi nghĩ chắc George Millace đã tống tiền họ.
Chúng tôi quay trở vào bếp – Nhìn cái thùng rác này xem. Tôi đã khám phá ra 2 bí mật của George. Có thể cái thùng này toàn là bí mật cả.
– Cậu có định kể hết cho tôi không? – Jeremy hỏi.
Và thế là tôi kể cho anh ta về Georeg Millace, về vụ trộm, về bà Millace, về đám cháy, cả về Elgin Yaxley, Terence O Tree và 5 con ngựa, cũng như về người đàn ông và cô gái.
Jeremy lắc đầu nói “Huỷ hết mọi thứ đi.
– Ồ không. Tôi muốn tìm ra bí mật của George. Tôi muốn tìm ra ai đã đốt nhà George – tôi nói chậm rãi.
Jeremy đứng dậy và đi đi lại lại trong phòng – Tôi không thích thế một chút nào, nguy hiểm quá – anh ta nói.
– Không ai biết tôi đang giữ những vật này của George đâu.
– À thế có nghi ngờ gì về cái chết của George không?
– Ồ không – tôi đáp.
– Chính xác thì cái gì đã xảy ra?
– Ông ta lái xe về nhà từ Doncaster và ngủ quên nên đâm phải một cái cây.
– Chỉ thế thôi ư?
– À con trai ông ta Steve nói rằng ông đã rẽ vào nhà bạn và uống một vài li. Sau đó ông mới lái xe về nhà và đâm phải cây.
Jeremy quay sang tôi “Dừng ở đây thôi. Đốt tất cả ảnh đi.
– Tôi ngạc nhiên đấy – tôi nói – Cậu là một luật sư. Những bức ảnh này rất quan trọng.
– Đừng đùa nữa! Có thể cậu cũng sắp đâm phải một cái cây đấy!
6
Jeremy ra về lúc 6h, còn tôi đi tới nhà Harold. Ông ta có 6 con ngựa dành cho tôi trong suốt cả tuần, cộng thêm 5 con tôi được mời nữa, thế là tôi sắp có một tuần bận rộn.
– Thứ bảy tới ở Ascot, 2 con ngựa của Victor sẽ đua. Chainmail và Daylight – ông nói.
Tôi nhìn ông ta thật nhanh
– Tôi sẽ không gian lận nữa!
– Philip…
– Ông cứ bảo tôi Harold ạ – tôi đáp – Bảo tôi vào sáng Chủ nhật, và tôi sẽ xin nghỉ ốm.
– Nhưng…
Tôi cố nén giận – Chúng ta đã giành 4 chiến thắng tuần qua. Với ông thế chưa đủ hay sao?
– Nhưng nếu Victor…
Tôi nói – Tôi sẽ cưỡi ngựa hết sức mình vì Victor – dù có phải ngã gãy cổ đi chăng nữa. Ông biết vậy phải không? Nhưng tôi sẽ đua để chiến thắng. Ông cứ nói với Victor như vậy – Tôi đứng dậy. Tôi không còn đủ bình tĩnh để ngồi yên nữa – Đừng quên rằng con Daylight mới có 4 tuổi Harold ạ. Nó nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, dũng cảm và tôi rất yêu quý nó và tôi không muốn phá bỏ đi sự hưng phấn của nó lúc này. Và ông sẽ phá bỏ nó nếu ông vẫn cứ tiếp tục như thế này. Điều đó thật là ngu ngốc! –
– Anh nói hết rồi chứ?
– Phải.
– Tôi đồng ý với anh và tôi sẽ nói với Victor như vậy. Nhưng dù sao đây cũng là ngựa của ông ta.
Tôi im lặng.
– Nếu cần tôi sẽ bảo anh vào sáng sớm ngày Chủ nhật và anh có thể xin nghỉ ốm – Harold nói vẻ không vui.
Sáng Thứ hai tôi cưỡi 3 con ngựa. Một con về thứ hai, một con về thứ ba, và một con ngã ở hàng rào cuối. Ngày Thứ ba tôi không đua ngựa, và cũng không thấy có hưng thú làm trong phòng ảnh. Tôi rất lo lắng về Victor Briggs và những gì sắp xảy ra vào Thứ bảy tới. Nếu Victor vẫn nói rằng ông ta muốn tôi cưỡi ngựa theo ý ông ta thì sao? Sự nghiệp đua ngựa của tôi sẽ chấm dứt ư? Rồi thì tôi sẽ làm gì đây? Tôi chỉ biết có mỗi việc đua ngựa. Dường như tôi đang đứng một mình trước một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời.
Mẹ tôi đã mất, và tôi chẳng biết cha tôi là ai. Có khi ông cũng chết rồi cũng nên. Tôi không nhớ rõ mẹ tôi lắm. Tôi chỉ nhớ rõ có Charlie, người dạy tôi chụp ảnh. Ông như một ngươi cha thực sự của tôi, nhưng ông ta cũng đã qua đời. Tôi cũng còn nhớ một người bạn của mẹ – bà Samantha. Bà có một trái tim nhân hậu của một người mẹ, đối xử rất tốt với tôi – thường là một vị khách không mời nhỏ tuổi. Tự nhiên tôi thấy cần gặp lại bà Samantha, không phải cần một lời khuyên mà chỉ muốn nối lại liên lạc. Tôi muốn nhắc lại nguồn gốc và quá khứ của mình. Có lẽ sau đó tôi sẽ biết tôi sẽ phải làm gì đây.
Tôi không nhớ họ và địa chỉ chính xác của bà, nhưng tôi vẫn lái xe đến Chiswick ở London để hỏi thăm. Tất cả các ngôi nhà trông đều giống hệt nhau. Tôi tìm thấy một quán rượu mà tôi còn nhớ được, và đành gõ cửa các ngôi nhà trong phố đó.
– Xin lỗi, ở đây có ai là bà Samantha không ạ? – tôi hỏi.
– Ai cơ?
– Bà Samantha –
– Không – và cánh cửa sập lại.
Tôi thử vài ngôi nhà nhưng luôn được đáp lại bằng một cái nhìn lạnh lẽo và cánh cửa đóng sập. Chắc chẳng phải điềm lành. Đã 20 năm rồi, có khi bà Samantha đã chuyển đi đâu khác. Tôi thử tiếp một ngôi nhà nhưng không ai trả lời… nốt một ngôi nhà nữa và một người đàn bà tóc xám ra mở cửa. Tôi nhìn bà ta.
– Anh cần gì vậy? – Bà ta hỏi.
– Bà có phải là… Samantha không ạ? – Tôi bắt đầu hỏi.
– Anh cần gì? – Bà ta lại nhắc lại.
– Bà có nhớ tôi không? Tôi là Philip Nore. Còn mẹ tôi là Caroline Nore.
Người đàn bà rất ngạc nhiên, rồi mỉm cười – Cháu vào đi, tôi là Samantha Bergen.
Tôi vào nhà và theo bà ta vào bếp. Ở đó một cái bàn lớn và vài chiếc ghế, và một cửa sổ lớn nhìn ra khu vườn. Một cô gái xinh đẹp chừng 20 tuổi với mái tóc ngắn sẫm màu và đôi mắt xám to đang ngồi bên bàn.
– Đây là con gái tôi, Clare – Bà Samantha nói – Hồi cháu còn ở đây thì nó chưa ra đời – Và quay sang con gái bà nói – Đây là Philip Nore. Anh ấy đã từng ở đây 20 về trước – Rồi bà nhìn tôi chăm chú và bảo – Phải, tôi đã nhận ra cháu rồi Philip. Thật không ngờ được gặp cháu hôm nay! –
– Nói cho cháu về mẹ cháu đi bác – Tôi nói – Mẹ cháu như thế nào ạ?
– Caroline à? Rất xinh đẹp. Vui vẻ và tốt bụng. Nhưng… – bà chợt dừng lại.
– Nhưng sao ạ? – tôi hỏi – Mẹ cháu chết đã 20 năm rồi. Cháu muốn biết sự thật.
– À… cô ấy đã dùng ma tuý. Cô ấy đưa cháu đến đây 6 lần và có lần đã để cháu lại đây hàng tháng trời.
– Cháu muốn tìm bác để cám ơn bác. Cháu rất biết ơn bác – Tôi lại nói.
– Ồ vậy ư? – Bà Samantha có vẻ rất vuii.
Họ mời tôi dùng trà và đối xử với tôi rất thân thiện. Chúng tôi nói chuyện rất nhiều. Tôi nói với họ rằng tôi là một tay nài ngựa và đang sống ở Lambourn.
– Ở đó có rất nhiều chuồng ngựa đua phải không? – Clare hỏi.
– Đúng vậy.
Cô nghĩ một lúc rồi tiếp – Tôi sẽ gọi cho ông chủ của tôi. Tôi làm việc cho một nhà xuất bản, anh biết đấy. Chúng tôi đang viết một cuốn sách về các làng ở Anh, và chúng tôi rất cần một ngôi làng. Anh không phản đối chứ?
– Tất nhiên là không.
Clare chạy đi gọi điện thoại. Bà Samantha nhìn tôi – Nó rất phấn khởi đấy. Tôi cũng đang viết một quyển sách dạy nấu ăn cho nó.
Clare quay lại ngay – Ông ta rất thích. Chúng tôi sẽ tới làng của anh, rồi sẽ có cả những tác giả và những tay thợ ảnh nữa.
– Tôi cũng chụp vài tấm ảnh Lambourn rồi… Nếu cô muốn thì…
Cô lắc đầu – Xin lỗi, chúng tôi cần những bức ảnh chuyên nghiệp cơ. Nhưng chúng tôi sẽ tới thăm anh – và bỗng nhiên mỉm cười nhìn tôi hỏi – Chúng tôi đến vào Thứ sáu nhé?
Lance Kinship đang làm một phimở Newbury vào Thứ tư. Tôi cầm chiếc máy ảnh Nikon lên và chụp vài pô của người quay phim. Lance Kinship liền quay đầu lại và nhìn thấy tôi.
Trông ông ta có vẻ bực bội, và đi thẳng về phía tôi – Anh đang làm gì vậy?
– Tôi thấy thích thích nên đứng xem thôi – tôi bình tĩnh nói.
Ông ta nhìn đôi ủng cưỡi ngựa và chiếc áo sơ mi màu đỏ và vàng của tôi và lầm bầm – Một tay nài ngựa với một chiếc máy ảnh Nikon.
– Thế thì sao? – tôi lịch sự hỏi.
Ông ta không trả lời mà chỉ nói – Đừng có để dính anh vào đoạn phim của tôi. Tôi không muốn có cảnh một tay nài ngựa với một chiếc máy ảnh.
– Tôi sẽ hết sức cẩn thận – tôi nói và chụp thêm vài kiểu ảnh của Lance Kinship trong khi ông ta ra lệnh cho những người quay phim.
Tôi chỉ đua một vòng ngày hôm ấy, và tôi bị ngã ở hàng rào thứ 8 vì con ngựa đã đặt chân nhầm chỗ và ngã đổ hàng rào. Khi tôi trở về phòng cân, Lance Kinship đang đợi tôi ở đó.
– Ồ, anh đây rồi. Anh tên là gì vậy? – ông ta hỏi.
– Philip Nore.
– À Phil này. Anh đã chụp vài kiểu ảnh hôm nay đúng không? Chúng đẹp chứ? Tôi muốn mua những kiểu đẹp được không?
– Tất nhiên nếu ông muốn – Tôi lấy làm ngạc nhiên.
– Tốt. Tôi đã từng có một thợ ảnh chuyên chụp ảnh tôi khi tôi đang làm phim. Nhưng anh ta đã chết. Tôi đã hỏi những thợ ảnh khác nhưng họ đều rất bận rộn. Vậy nên tôi nghĩ đến anh.
Tôi hỏi ông ta người thợ ảnh bị chết đó là ai.
– Một người tên là Millace. Biết ông ta chứ?
– Có, tôi biết – tôi đáp.
Lance Kinship đưa cho tôi tấm danh thiếp của ông. Đó là công việc đầu tiên như một nhiếp ảnh gia thực thụ của tôi!
Khi về nhà tôi bật đèn lên và kéo rèm cửa sổ vào. Tôi ngồi xuống bàn bếp và lại nhìn cái thùng rác của George Millace. Tôi muốn tìm thêm các bí mật của ông ta. Nhưng tôi sẽ làm gì với những bí mật đó đây? Tôi không biết nữa.
Tôi nâng chiếc phong bì lớn màu đen từ đáy hộp lên. Trong đó là một mẩu giấy và một mẩu nhựa sáng. Tại sao George lại để chúng trong một chiếc phong bì màu đen? Tôi cất chúng đi. Rồi xem những tấm ảnh màu phụ trong hộp. Có tất cả 36 tấm ảnh phụ. Một số màu da cam, một số màu da cam với những hình khối màu đó. Có lẽ các tấm ảnh màu vàng để dưới các bức ảnh phụ màu da cam.
Tôi đi vào phòng ảnh và bật máu rửa ảnh màu lên. Tôi đã khám phá ra ngay lập tức rằng dưới lớp màu da cam là một màu vàng, mà khi rửa thì sẽ biến thành màu xanh lục. Nhưng không phải là bức ảnh màu xanh lục mà chỉ là những hình khối màu xanh lục. Tôi kết thúc với 36 tấm ảnh màu xanh lục, và một số ảnh với những hình khối màu xanh lá cây.
Tôi lau khô những bức ảnh. Rồi xem xét chúng cẩn thận. Trên những bức ảnh đó còn có những hình khối sẫm màu hơn. Khi tôi nhận ra điều này, tôi quá mệt đến nỗi không thể bắt đầu lại. Tôi thu dọn phòng ảnh và lên giường đi ngủ.
Sáng hôm sau tôi gọi điện cho Jeremy – Tôi vừa rửa vài bức ảnh hôm qua – tôi nói.
– ảnh trong cái thùng đó à? – anh ta hỏi.
– Đúng.
– Đừng làm như thế nữa. Cậu đã tìm được những gì?
– Những bức ảnh màu xanh. Xanh thẫm. George Millace đã để một tấm màng lọc màu xanh lên máy ảnh và chụp những bức ảnh đen trắng lên trên các cuộn phim màu.
– Tôi không hiểu.
– Tôi đang nói về Millace, con người thông minh và nguy hiểm. Tới lúc tôi rửa được những bức ảnh này thì một bí mật khác của Millace sẽ nằm trong tay chúng ta.
– Tôi vẫn nghĩ rằng cậu nên đốt hết chúng đi.
– Và để mất một cơ hội quý ư?
– Đừng nghĩ đây là một trò chơi. Hãy cẩn thận.
Tôi nói rằng tôi sẽ cẩn thận. Nói thì dễ lắm mà.
Sáng sớm Thứ sáu, Clare Bergen đến nhà tôi cùng với ông chủ của cô. Tôi đưa họ đi thăm làng và lên các ngọn đồi để ngắm nghía các con ngựa.
– Tôi sẽ tự mình đi loanh quanh trong làng – ông chủ của Clare nói.
Clare và tôi quay về nhà tôi để uống cafe. Clare ngó vào căn phòng ảnh.
– Anh nói là anh cũng chụp ảnh phải không? – cô nói chậm rãi.
– Đúng, đó là sở thích của tôi.
– Vậy mà tôi nghĩ anh chỉ… – cô nhìn tôi – Tôi không biết nữa.
– Không sao đâu – tôi nói.
– À… cho tôi xem ảnh được chứ?
Chúng tôi đi vào phòng khác uống cafe. Tôi mở tủ kính ra và lấy ra vài cái hộp – Đây, ảnh về làng Lambourn.
– Còn những cái hộp khác?
– Toàn là ảnh cả.
Cô nhìn những cái hộp và đọc thật to – Mỹ. Lambourn. Trẻ em. Pháp. Chuồng ngựa của Harold. Cuộc đời của những tay nài ngựa… Cái này là gì vậy? Tôi xem được không?
– Tất nhiên là được.
Clare mở hộp ra và im lặng xem ảnh rồi hỏi tiếp:
– Cho tôi xem Lambourn được chứ?
Tôi đưa cho cô và cô lại im lặng ngồi xem.
– Tôi biết chúng chẳng đẹp đẽ gì – tôi nói khẽ – Cô không cần phải nói gì an ủi tôi đâu.
Cô chợt nhìn tôi chăm chú – Anh biết là chúng thật tuyệt mà – Cô đóng hộp lại và nhìn xuống chúng – Tôi đã tìm những bức ảnh như thế này từ lâu rồi.
– Như thế này sao?
– Phải… Tôi cần… tôi muốn… làm một quyến sách thành công. Tôi đã tìm kiếm cuốn sách này trong 2 năm qua mà vẫn vô ích vì tôi muốn có một cái gì thật đặc biệt. Và giờ tôi đã tìm thấy.
Tôi rất ngạc nhiên – Nhưng Lambourn thì có gì đặc biệt đâu?
Clare đặt tay lên cái hộp ảnh Cuộc đời của các tay nài ngựa – Không phải là Lambourn mà là cái này. Những bức ảnh này đã lên báo hay tạp chí nào chưa?
Tôi lắc đầu – Tôi chưa thử bao giờ.
– Anh thật kỳ lạ. Những bức ảnh của anh tuyệt như thế này mà anh không hề biết. Cả cuộc đời của những người đua ngựa đều ở trong đó – công việc vất vả, thời tiết xấu, hạnh phúc, khổ đau. Tôi biết hết tất cả. Tôi đã thấy được điều đó nhờ những bức ảnh của anh. Hứa với tôi nhé, đừng bán những tấm ảnh đó cho ai khác được không?
– Được mà.
– Và cũng đừng nói gì với ông chủ tôi khi ông ta quay về đây. Tôi muốn đây là quyển sách của tôi chứ không phải của ông ta.
Tôi cười – Được thôi.
Tôi cất những cái hộp ảnh vào trong tủ. Khi ông chủ của cô quay lại, anh ta chỉ xem những bức ảnh về Lambourn. Ông ta rất thích và đồng ý mua một số cái, và ngay sau đó thì ông ta và Clare cũng ra về.
Tôi rất mừng vì họ thích công việc của mình. Công việc ư? Từ này dường như là một sự báo hiệu đối với tôi. Chưa bao giờ tôi coi chụp ảnh là công việc của mình cả. Không, tôi vẫn nghĩ rằng tôi chỉ là một tay nài ngựa!
10h rưỡi Thứ bảy Harold gọi điện cho tôi.
– Victor vừa gọi cho tôi – ông ta nói – Tôi đã bảo ông rằng con Daylight cần phải được cưỡi cẩn thận. Tôi cũng bảo rằng anh nên đua để chiến thắng hơn.
– Và ông ta bảo sao?
– Ông ta đồng ý. Ông ta đã thay đổi ý định. Anh có thể cưỡi ngựa của ông ta và chiến thắng. Nhưng anh phải chắc rằng anh sẽ thắng đấy! –
Tôi đến trường đua Ascot. Bên ngoài phòng cân Ivor den Relgan đang đứng. Ông ta đang mỉm cười. Ông Whiet cũng ở đó. Ông đang khoác vai cô Dana. Sau họ là bà White, một người phụ nữ gày gò với vẻ mặt không vui.
– Ivor den Relgan đang gặp rắc rối với CLB Đua Ngựa. Ông ta phải ra khỏi đó – Harold bực bội nói.
Tôi cưỡi Daylight ở vòng đua đầu tiên. Tôi đua một cách vất vả và liều lĩnh, những Daylight chạy rất tốt. Tôi cố gắng hết sức mình, nhưng một con ngựa khác đã vượt ở hàng rào cuối cùng và chúng tôi đã không về đích đầu tiên.
– Xin lỗi – tôi bảo Harold.
Harold không nói gì. Victor Briggs im lặng, mặt không chút cảm xúc.
Tôi lại đi ra cưỡi con Chainmail – Đừng tự giết mình nữa – Harold nói.
Chainmail là một con ngựa nhỏ và khoẻ mạnh rất hiếu thắng. Nó cần một người bình tĩnh cầm cương, nhưng ngày hôm đó tôi cưỡi ngựa như một thằng điên. Một con ngựa khác chạy tốt hơn. Cả một con nữa cũng tốt hơn và Chainmail chỉ về thứ ba.
Một lần nữa, Victor Briggs chỉ im lặng nhìn tôi chằm chằm. Ông ta muốn thắng cuộc và tôi thì đã đem lại cho ông hai thật bại. Tôi cảm thấy thật mệt mỏi.
Trên đường đến chỗ đỗ xe tôi gặp bà Millace. Bà trông đã khoẻ hơn rất nhiều.
– Tôi nói chuyện với cháu được không? – bà hỏi.
– Tất nhiên rồi. Cháu mời bác uống cafe nhé – tôi nói.
Chúng tôi đến một quán cafe và ngồi xuống – Tôi vừa nói chuyện với bà White. Bà ta là bạn cũ của tôi. bà ta hoàn toàn tuyệt vọng về Dana den Relgan – Bà Millace nói.
– Bác biết gia đình den Relgan chứ?
– Không, tôi không biết, chỉ có George đã gặp họ ở St Tropez mùa hè năm ngoái – Bà ta dừng lại – Nhưng tôi không muốn nói về chuyện này. Tôi chỉ muốn cảm ơn cháu đã giúp đỡ tôi.
– Cháu rất vui lòng giúp đỡ mà bác. Thật ra cháu cũng muốn hỏi bác vài điều. Bác có biết trên đường từ Doncaster về thì George đã rẽ vào nhà ai uống vài li không?
– Tất nhiên tôi biết. Một người tên là Lance Kinship chuyên làm phim. Ông ta muốn George chụp vài kiểu cho ông ta.
Tôi kể cho bà nghe rằng tôi cũng đã chụp ảnh Lance Kinship. Bà mỉm cười – George luôn nói rằng cháu sẽ thay thế ông ta vào một ngày nào đó. Giá như ông ta biết được rằng… Ôi lạy Chúa! –
Bà Millace bắt đầu khóc – tôi xin lỗi cháu.
– Khóc cũng bình thường thôi mà bác – tôi nhẹ nhàng nói. Chỉ mới 3 tuần từ sau cái chết của George thôi.
– Tôi nhớ điều cuối ông ta nói với tôi. Ông ta bảo tôi mua cho ông một ít dung dịch amoniăc. Đó là một điều ngu ngốc phải không? Tôi không hiểu tại sao ông ta lại cần nó nữa –
Sau đó, tôi gặp Lance Kinship và đưa cho ông ta mấy bức ảnh chụp cảnh ông ta đang làm phim. Ông ta mở phong bì xem chúng.
– Tôi thích chúng đấy – ông ta nó và mở ví trả tiền cho tôi – Rửa cho tôi 2 kiểu được chứ?
Đúng lúc đó thì Jeremy tới. Tôi giới thiệu anh với Lance.
– George Millace đã rẽ vào nhà ông Lance đây làm vài ly trước khi tai nạn xảy ra – tôi nói thêm.
Kinship nhìn chúng tôi chăm chú – George quả là một thợ ảnh tuyệt vời! Thật đáng buồn – rồi lại nhìn vào những bức ảnh – ảnh đẹp lắm! Anh xem thử mà xem – và ông ta đưa chúng cho Jeremy.
Jeremy xem thật kĩ rồi nói – Chắc ông phải là một người quan trọng.
Kinship vui vẻ nói – Rửa thêm 2 kiểu tất cả nhé – và ra về.
Đúng lúc ấy thì tôi nhận ra có điều gì đó bất thường. Tôi đứng lên và ngắm thật kĩ rồi hỏi Jeremy – Cậu thấy người đàn ông đang ở kia chứ?
– Có, sao?
– Đó là một trong 2 người trong ảnh chụp ở cafe Pháp – Elgin Yaxley.
3 tuần sau khi George chết, 2 tuần sau đám cháy; và Elgin Yaxley đã từ Hong Kong về.
Jeremy nói – Thật không bình thường. Ông ta trông có vẻ rất vui mừng. Cậu vẫn còn giữ bức ảnh chứ?
– Tất nhiên là có.
Chúng tôi đứng dậy và quan sát Elgin Yaxley trong khi ông ta đang nói chuyện với người huấn luyện.
– Cậu định làm gì với nó?
– Cứ chờ đã, ngày mai tôi sẽ rửa những bức ảnh màu xanh lục –
– Cậu nghĩ cậu làm được sao?
– Hy vọng thế. May ra thì được.
Sáng Chủ nhật tôi vào phòng ảnh và chuẩn bị in mấy bức ảnh màu phụ của George ra ảnh đen trắng. Tôi để 36 tấm ảnh phụ vào máy rửa ảnh và đặt lên một lớp màng lọc màu xanh.
Tôi đứng dưới ngọn đèn đỏ và xem ảnh. Tôi thử vài lần nhưng không đạt kết quả. Cuối cùng tôi cũng thấy 6 bức ảnh phụ với những hình khối màu xám. Vậy là sắp khám phá ra bí mật nữa của George rồi.
Tay tôi run run khi tôi phóng to bản in lên và mang vào bếp. Bản in vẫn còn ướt nhưng tôi vẫn có thể đọc không chút khó khăn. Đó là một bức thứ gửi từ George Millace.
Ông Elgin Yaxley kính mến
Ông sẽ thấy tấm ảnh này rất thú vị. Có phải chính ông đã khai báo với cảnh sát rằng ông chưa bao giờ gặp người này không?
CLB Đua Ngựa sẽ rất thích tấm ảnh này. Cả cảnh sát nữa.
Tôi sẽ gọi lại cho ông sau, có lẽ là sẽ có ý kiến này đó hay hơn chăng?
George Millace.
Tôi đọc lại lá thư. Nếu tôi phóng to và đọc thêm vài bức thư nữa thì tôi sẽ biết hết các bí mật của George. Rồi tôi sẽ làm gì tiếp theo đây?
Tôi đi lên cầu thang vào phòng khách và nhìn ra cửa sổ suy nghĩ. Hôm qua tôi đã nghĩ ra bao nhiêu điều về Elgin Yaxley, vừa vui mừng vừa tự tin. Tôi nghĩ về 5 con ngựa, về Terence O Tree đang ngồi tù và về số tiền.
Tôi không biết phải làm gì.
Sau một lúc tôi quay lại phòng ảnh. Tôi in tiếp 5 bức ảnh phụ khác. Đó là 5 lá thư nữa. 2 trong số đó gửi cho Elgin Yaxley. Một bức nữa gửi cho người huấn luyện 2 con ngựa tên là Amber Globe. Một lá thư khác gửi cho đôi tình nhân nọ. Các bức thư đều kết thúc bằng câu – CLB Đua Ngựa sẽ rất thích tấm ảnh này. Tôi sẽ gọi lại cho ông sau, có lẽ là sẽ có ý kiến nào đó hay hơn chăng?
Bức thư thứ năm làm tôi bật cười là cảm thấy hết hẳn sợ hãi. Tôi quay về bếp và gọi cho ông White.
– Anh gọi cho tôi có việc gì vậy? – ông ta hỏi.
– Về George Millace thưa ngài.
– Người thợ ảnh vừa chết gần đây phải không?
– Đúng vậy. Bà Millace là bạn của bà White đó.
– Phải – ông ta nói rất bình tĩnh – Nếu anh muốn tôi sẽ gặp anh ở Kempton.
– Tôi tới thẳng nhà ông luôn có lẽ tiện hơn?
– Thế càng tốt. 5 giờ ngày Thứ ba nhé!
Sau đó tôi lái xe về London thăm Clare.
– Vào đây uống một ly nào – Clare nói. Cô mặc một chiếc sơ mi đỏ, quần đen, trông rất xinh – Tôi đã thấy anh trên TV Thứ bảy vừa rồi. Nghề của anh nguy hiểm quá!
– Không phải bao giờ cũng như Thứ bảy vừa rồi đâu mà – tôi đáp.
– Nếu anh bị thương nặng thì sao?
– Phải khỏi thật nhanh và quay lại với công việc chứ sao.
– Nếu không khỏi được?
– Thì quả là đã không gặp may. Nhưng sẽ có Quỹ ủng hộ cho Các tay nài ngựa bị thương.
– Nó sẽ giúp được gì?
– Giúp các bà vợ và con cái của tay nài ngựa đã chết hoặc bị thương.
– À, có còn hơn không phải không?
Chúng tôi đi chơi sau đó và ăn tối trong một hiệu ăn Pháp nhỏ. Chúng tôi nói chuyện về nghề chụp ảnh của tôi và tôi kể cho cô nghe về những tấm ảnh tôi chụp Lance Kinship.
– Anh chụp ảnh tốt. Anh cần ai đó bán ảnh hộ anh. Tôi có thể giúp anh được không? – Clare hỏi.
Tôi ngạc nhiên – Tất nhiên là được, nhưng…
– Không nhưng gì cả. Tại sao lại phải chụp những bức ảnh đẹp để không ai được chiêm ngưỡng nhỉ?
– Nhưng phải có đến hàng nghìn thợ ảnh.
– Đâu phải không thể có thêm một người nữa – Ánh đèn rọi sáng khuôn mặt cô và đôi mắt xám nhìn tôi dịu dàng – Tôi muốn thử. Anh đồng ý chứ?
Hy vọng là sẽ tốt đẹp, tôi tự nhủ – Thôi cũng được – tôi nói.
Bốn lần sáng Thứ ba ấy tôi đã nhấc điện thoại lên định gọi cho ông White. Và cả 4 lần tôi đều bỏ điện thoại xuống trước khi điện thoại của ông ta kịp đổ chuông. 4 lần ấy tôi đều quyết định rằng đến gặp ông ta thì hơn.
Và thế là tôi đi. Nhà của ông White nằm ở một vùng nông thôn. Một ngôi nhà cổ rộng lớn với rất nhiều cây. Ông White đang ở trong phòng khách. Ông bắt tay tôi và cứ thế chờ đợi.
Tôi ngồi xuống và bắt đầu:
– Thưa ông… Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi e rằng tôi có một vài tin cực kỳ tồi tệ cho ông.
Ông White lắc đầu.
– Về George Millace ư? Tôi không hiểu.
– Phải. Về một vài bức ảnh ông ta đã chụp được – Tôi ngừng lại. Thật là khó! Tôi không muốn làm thương tổn tới ông White.
– Cứ tiếp đi Nore – ông White bình tĩnh nói.
Tôi mở chiếc phong bì tôi mang theo và lấy ra 3 chiếc ảnh chụp đôi tình nhân. Tôi đặt một chiếc ảnh lên tay ông White. Tình yêu của ông ta dành cho Dana thật ngu ngốc, tôi nghĩ, nhưng tôi rất lấy làm tiếc cho ông ta.
Ông ta xem ảnh. Mới đầu, rất tức giận hỏi:
– Tại sao anh lại làm thế này? – Tấm ảnh trong tay ông run run – Thật kinh khủng! –
Tôi đặt hai tấm ảnh khác lên bàn:
– Ông thấy đấy, những bức ảnh khác còn tệ hại hơn.
Ông White chậm chạp cầm từng bức ảnh lên và im lặng xem ảnh. Sự khiếp hãi và tức giận hiện rõ trên mặt ông.
Trong ảnh là Dana và Ivor den Relgan.
– Cũng có những tấm ảnh ghép – Ông White nói, giọng run run.
– Không phải những bức ảnh này.
– Không thể thế được.
Tôi lấy từ trong phong bì ra ảnh in lá thư George Millace viết cho Ivor den Relgan, và đưa cho ông White.
Ông Ivor den Relgan kính mến,
Ông sẽ rất thích những bức ảnh mà tôi vừa chụp cách đây vài ngày ở St Tropez. Những bức ảnh chụp ông và một cô gái trẻ. Ông nói rằng đó là con gái ông phải không? Tại sao ông lại phải giả vờ như vậy?
Có phải ông đang hy vọng có chân trong CLB Đua Ngựa bằng cách gài bẫy một nhân vật quan trọng không?
Có thể tôi sẽ gửi những bức ảnh này cho ông White. Tuy nhiên, tôi sẽ gọi lại cho ông sớm và có lẽ sẽ có ý kiến nào đó hay hơn chăng?
George Millace
Ông White trông chợt già khọm đi sau khi đọc xong lá thư. Mặt ông tái xám lại. Tôi xuống tay, xuống chân mình rồi nhìn ra ngoài cửa sổ.
Sau một lúc lâu ông ta nói – Anh lấy những bức ảnh này ở đâu ra?
– Con trai của George Millace đã đưa cho tôi một cái hộp sau khi ông ta chết. Trong đó có những bức ảnh.
Ông ta lại im lặng rồi hỏi tiếp – Tại sao anh lại đưa chúng cho tôi?
Tôi nói nhẹ nhàng – Có thể ông không nhận ra, nhưng gần đây mọi người đều lo lắng về Ivor den Relgan.
Ông White nhìn tôi chằm chằm – Anh muốn chuyện này chấm dứt sao?
– Đúng… Thưa ông.
Trông ông ta rất tức giận – Không phải việc của anh, Nore ạ! –
Tôi không trả lời ngay. Ông ta đúng: đó không phải việc của tôi. Mãi sau tôi mới nói – Thưa ông, rốt cuộc thì tại sao Ivor den Relgan lại được phép tham gia vào CLB Đua Ngựa? có phải vì ông thích cô Dana den Relgan không? Nếu anh thực sự tin rằng Ivor den Relgan là một người thích hợp để tham gia CLB Đua Ngựa thì tôi xin nói lời xin lỗi.
– Xin mời anh đi cho – Ông White càng bực bội.
Tôi đứng dậy và đi ra cửa. Nhưng tới đó chợt tôi nghe giọng ông ta nói:
– Chờ đã Nore. Tôi phải suy nghĩ đã. Mời anh quay lại và ngồi xuống được không?
Tôi quay lại. Ông ta đi đi lại lại rồi dừng ở cửa sổ nhìn ra vườn.
– Bao nhiêu người đã xem những bức ảnh đó?
– Chỉ thêm một người bạn tôi. Không có trong ngành đua.
– Anh đã bàn luận với ai trước khi đến đây chưa?
– Chưa, thưa ông.
– Anh có định nói cho mọi người biết chuyện này trong các vòng đua sắp tới không?
– Không – tới lượt tôi nổi giận – Tôi không hề định thế.
– Vậy anh có cần… – ông ta dừng lại một chút rồi tiếp – Anh có trông đợi một số tiền nào đó không?
Tôi đứng phắt dậy. Tôi đã bị thương tổn và làm cho tức giận – Không hề – tôi nói – Tôi không phải là George Millace. Tôi nghĩ… tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi ngay.
Rồi tôi đi khỏi đó, ra khỏi căn phòng, ra khỏi ngôi nhà của ông ta.
11
Vòng đua Newbury, Thứ sáu cuối tháng 11.
Ông White đang ở đó. Ông ta đứng dưới mái hiên ngoài phòng cân. Trông ông ta vẫn vậy: tóc trắng, mặc áo khoác nâu và một bộ lễ màu xám. Tôi đi qua ngay gần ông ta nhưng ông ta vẫn tiếp tục nói chuyện với hai thành viên khác trong CLB Đua Ngựa. Nếu ông ta không muốn nói chuyện với tôi cũng không sao.
Tôi bắt đầu vòng đua thứ nhất. Khi Harold giúp tôi lên ngựa, ông ta cười bảo – Anh đã biết là den Relgan đã bị khai trừ ra khỏi CLB Đua Ngựa chưa?
Tôi nhìn ông ta hỏi lại – Ông chắc chứ?
– Chắc chắn – Harold nói – Sáng nay ở London đã có một cuộc họp bất thường của CLB Đua Ngựa. Và ông ta đã bị khai trừ.
– Mọi người sẽ đều mừng lắm đây – Tôi nói khi lên ngựa.
Tôi có hai vòng đua. Một về thứ hai và một về thứ tư. Một ngày chẳng có gì đặc biệt.
Thứ bảy tôi cưỡi con Sharpener, một con ngựa của Victor.
– Hãy cưỡi Sharpener để dành chiến thắng nhé – Harold nói – Nhưng đừng có cưỡi như một thằng điên nữa đấy.
Bên ngoài phòng cân tôi trông thấy Elgin Yaxley. Tôi phải làm gì với ông ta đây?
Sharpener là một con ngựa tốt cả về chạy đua lẫn vượt rào. Chúng tôi đã chiến thắng.
Một chiến thắng dành cho Victor. Harold rất vui mừng.
Tôi đi vào phòng thay đồ và nghĩ về Elgin Yaxley. Cuối cùng tôi ra xe và cầm theo bức ảnh của Yaxley đi tìm ông ta.
– Tôi nói chuyện với ông một chút được chứ? – Tôi hỏi.
– Anh không được cưỡi những con ngựa mới của tôi đâu. Nên đừng hỏi han gì vô ích.
– Tôi không muốn cưỡi ngựa của ông.
– Vậy anh muốn gì?
– Tôi có lời muốn nhắn ông. Một lời nhắn rất riêng tư thôi. Từ George Millace.
Mặt ông ta trắng bệch ra và bộ ria mép bắt đầu run run.
– Tôi có một bức ảnh mà có lẽ ông nên xem – tôi tiếp tục.
Tôi đưa chiếc phong bì cho ông ta và ông ta xem bức ảnh chụp ông ta và O Terence trong quán cafe. Tay ông ta run run và trên mặt ông ta biểu lộ rõ sự sợ hãi. Miệng ông ta há hốc, nhưng không thể thốt lên một lời nào.
– Cảnh sát chắc sẽ rất thích những tấm ảnh này – tôi lại nói.
Yaxley vẫn không nói gì.
– Nhưng có một cách khác. Giống như George – tôi tiếp.
Tôi đọc được sự căm thù trong mắt Yaxley. Nhưng tôi muốn biết George đã làm những gì.
– Tôi cũng muốn như George – tôi lạnh lùng nhắc lại.
– Không – giọng ông ta đầy khiếp sợ, không chút hy vọng – Tôi không thể. Không thể 10 được.
Tôi nhìn ông ta chằm chằm nhưng không nói gì.
– Nào phải dễ dàng gì – ông ta van xin – Anh không thể để tôi yên sao? George đã một lần nói vậy… và giờ thì tới lượt anh! 5 thôi, được chứ? Thế là quá đủ rồi. Tôi không có nhiều hơn đâu.
Tôi vẫnk hông rời mắt khỏi ông ta, chờ đợi.
– Được rồi, 7 rưỡi vậy – Ông ta lắc lư người một cách tức giận và sợ hãi – Tất cả chỉ được thế thôi… Anh còn tệ hơn cả George Millace! –
Ông ta viết séc cho tôi và nói – Không phải ở Hong Kong nhé. Tôi không thích nơi đó.
Tôi lại nhìn ông ta. Bỗng nhiên tôi hiểu ra – Ồ… bất cứ nơi nào. Bất cứ nơi nào ngoài nước Anh ra – tôi cầm lấy tấm séc, còn ông ta thì bỏ đi ngay.
Tôi nghĩ mình sẽ huỷ ngay tờ séc. Nhưng rồi một suy nghxi loé lên trong đầu tôi. Tôi đã sử dụng tấm ảnh và lá thư của George. Tôi đã làm y như sự tàn nhẫn của ông ta, cái – ý kiến khác nào đó – của ông ta.
Giờ tôi đã có tất cả. Elgin Yaxley sắp rời Anh, còn tôi thì có một tờ séc trị giá 7500 Bảng.
Nhưng tờ séc sẽ không phải để dành cho tôi mà là cho Quỹ Những người đua ngựa Tàn Tật.
Tôi đi loanh quanh một lúc và cố gắng tìm tay nài ngựa quản lý Quỹ dành cho Những người đua ngựa Tàn tật. Cuối cùng tôi cũng thấy ông ta ở quán bar trong một công ty truyền hình.
Ông ta nhấc kính lên hỏi – Làm vài ly chứ?
Tôi lắc đầu – Tôi sắp phải đua bây giờ. Tôi chỉ muốn đưa cho ông một tờ séc thôi.
Ông ta nhìn tờ séc và nói – Thật tuyệt! –
– Đây là lần đầu tiên Yaxley tỏ ra hào phòng như vậy sao?
– À không… Ông ta đã đưa cho chúng tôi 10000 vài tháng trước, ngay trước khi ông ta đi Hong Kong. Dĩ nhiên chúng tôi đã lấy nó dù cảm thấy rất phân vân… Ông ta khi đó vừa được trả tiền cho những con ngựa bị bắn chết mà…
– Ông ta lại sắp đi ra nước ngoài và ông ta nhờ tôi chuyển tờ séc này tới ông. Ông đã từng có tờ séc nào lớn như thế này chưa?
– Không nhiều lắm. Ông Ivor den Relgan đã đưa cho chúng tôi 1000 vào đầu mùa giải. Cũng rất rộng rãi.
Ông ta trở lại quầy, còn tôi quay lại phòng cân. Tôi cũng tồi tệ như George. Nhưng điều đó đâu có gì là sai lầm, giờ tôi đã có thể tự làm được rồi.
– Nhìn con ngựa này mà xem – Harold nói – Nó đã mắc rất nhiều lỗi trong suốt vòng đua. Nó cần phải có một tầm nhìn tốt về mỗi hàng rào.
– Được thôi – tôi đáp.
Tôi dẫn đầu đoàn đua. Qua hàng rào thứ nhất. Một cú nhảy tốt, không có vấn đề gì. Qua hàng rào thứ hai… Thứ ba… Bỗng nhiên chân con ngựa chạm phải đỉnh hàng rào. Cả nó và tôi cùng ngã xuống cỏ và 20 con ngựa khác nhảy lên vượt qua chúng tôi. Mọi chuyện xảy ra rất nhanh.
Chuyện đó đã từng xảy ra và rất có thể lại xảy ra nữa. Tôi nằm trên cỏ, thấy đau đau ở sườn. Nhưng không có chỗ nào có vẻ bị gãy xương cả. Tôi chậm rãi ngồi dậy và trở về phòng cân trên một chiếc xe cứu thương. Tôi nhìn thấy bác sĩ nói rằng không một cái xương nào bị gãy. Harold đang đợi ở đó.
– Tôi sẽ đưa anh về nhà. Một người khác sẽ lái xe của anh theo – ông ta nói.
Tôi đồng ý và chúng tôi im lặng lái về Lambourn.
– Một cú ngã tồi tệ – cuối cùng Harold cũng nói.
– Phải, thật là một con vật ngu ngốc! –
– Nếu Victor Briggs lại về đây, ông nhớ báo cho tôi biết được không? – tôi chợt hỏi.
Ông ta nhìn tôi – Anh muốn gặp ông ta sao?
– Tôi muốn biết kế hoạch của ông ta.
– Tại sao không thể để kệ nó được?
– Tôi không thể. Nhưng đừng lo lắng. Tôi không muốn mất việc. Tôi chỉ muốn nói chuyện với ông ta thôi mà.
– Thôi được – Harold nói vẻ nghi ngờ. Ông ta dừng xe ở cửa trước nhà tôi và hỏi – Anh không sao chứ? Anh đang run kìa.
– Tôi sẽ tắm nước nóng ngay – tôi đáp – cám ơn đã đưa tôi về nhà.
– Tuần sau anh sẽ khoẻ chứ? Hẹn Thứ ba ở Plumpton nhé! –
– Chắc chắn được, hẹn gặp lại – tôi nói.
Trời đã tối rồi. Tôi bật đèn lên và làm vài tách cafe. Tắm, ăn, xem TV và đi ngủ, tôi đặt kế hoạch.
Bà Jackson, hàng xóm của tôi, ghé qua bảo – Một người từ công ty nước đã đến nhà ông sáng nay. Ông ta muốn kiểm tra lại các đường ống cũ – ông ta nói có vấn đề gì đó với chúng. Dù sao thì ông ta cũng cho tôi xem giấy tờ và tôi đã đi theo giám sát ông ta.
– Không sao đâu, bà Jackson – tôi đáp.
Bà ta đi về, còn tôi gọi điện cho Jeremy kể cho anh ta về chuyện Yaxley.
– Tôi sẽ tới thăm cậu sau nhé – anh ta nói.
– Đừng đến hôm nay. Tôi sẽ đi ngủ sớm. Mai hẵng đến.
Tôi đi tắm nước nóng một lúc lâu. Khắp người tôi thâm tím.
9h, chuông cửa trước kêu. Tôi mặc quần áo, ra mở cửa. Ivor den Relgan đứng đó. Ông ta đang cầm một khẩu súng lục.
– Đi vào trong – ông ta nói.
Tôi lùi lại, sợ hãi. Tôi nhìn thấy trong mắt ông ta một sự căm thù. Ông ta thừa khả năng giết chết tôi. Tôi cảm thấy trống rỗng.
Ông ta đi thẳng ra cửa và đá sập cửa lại sau lưng – George Millace thật tồi tệ. Mày còn tồi tệ hơn cả nó.
Ông ta là một người thích dang vọng. Tôi đã chỉ ra bộ mặt lừa dối của ông ta. Ông ta đã bị khai trừ khỏi CLB Đua Ngựa vì tôi.
Jeremy đã nói là hãy thận trọng mà.
Vậy mà tôi không nghe lời anh ta.
– Ông đã đốt nhà George phải không? – tôi run run hỏi.
– Cháy trụi! Cháy sạch bách! Trong lúc đó thì mày lại cầm những bức ảnh. Lùi lại. Trở ra đây. Đi tiếp đi – ông ta lăm le khẩu súng.
Tôi lùi lại qua phòng ảnh. Tôi phải chạy trốn thôi. Tôi phải cố gắng thoát thân.
Bỗng nhiên cửa bếp bị đập vỡ. 2 người đeo mặt nạ khác đi vào.
Tôi cố chống cự lại chúng, nhưng tôi đã sẵn thâm tín và tơi tả vì cú ngã. Tôi không nhìn thấy gì, tôi không thể hét lên được. Tôi chỉ thở được thôi. Rồi đầu tôi, mặt tôi bị đánh. Khi tôi ngã xuống sàn nhà, những đôi ủng của chúng đá vào tay tôi, chân tôi, lưng tôi, bụng tôi và đầu tôi.
Mọi thứ tối sầm lại.
Khi tôi tỉnh lại xung quanh thật yên tĩnh. Tôi đang nằm trên sàn. Tôi vẫn sống. Tôi cố gắng nhúc nhích. Vô ích. Cả người tôi thương tích trầm trọng. Có lẽ tôi sắp chết rồi.
Tôi cứ nằm thế hàng giờ. Tôi chờ đợi cái chết, nhưng không, tôi không chết. Tôi nằm trên sàn cả đêm cho tới tận sáng. Máu trên mặt tôi đã khô.
Chợt có ai đó bấm chuông cửa.
Tôi nâng đầu lên và khẽ động đậy. Tôi cố gắng ngồi lên, nhưng không thể.
Chuông cửa lại kêu. Hãy đi đi, tôi nghĩ. Để tôi một minh sẽ tốt hơn.
Rồi tôi nghe tiếng gì đó ở cửa sau – tiếng kính cửa vỡ. Đó là Jeremy.
– Philip – anh ta quỳ xuống cạnh tôi – Mặt cậu! Khắp người cậu chảy máu. Cậu không thấy gì sao? Mắt cậu… – anh ta dừng lại.
Anh ta muốn kéo tôi dậy để lau rửa vết thương cho tôi và gọi bác sĩ. Còn tôi lại muốn được nằm yên cho tới khi tự tôi có thể dậy được.
– Cậu muốn uống trà không? – anh ta hỏi.
– Lấy cho tôi chai champagne. Ở trong tủ bếp đó.
Jeremy nghĩ là tôi điên, nhưng anh ta vẫn lấy cho tôi chai champagne và rót cho tôi một cốc. Tôi làm một ngụm.
Chuông cửa lại kêu. Vị khách là Clare. Cô cúi xuống cạnh tôi và nói – Không phải chỉ bị ngã thôi phải không. Ai đó đã gây ra cho anh những vết thương này đúng không?
– Uống ít champagne đi.
Cô đứng dậy và cầm lấy một ly.
– Chúng ta phải gọi bác sĩ thôi – Jeremy nói.
– Nếu anh ấy muốn nằm yên trên sàn thì cứ để anh ấy nằm đã. Anh ấy đã bị thương nhiều lần. Anh ấy biết điều gì tốt cho mình mà – Clare nói.
Đúng là một cô gái hiểu người khác, tôi nghĩ. Thật tuyệt!
Clare và Jeremy ngồi trong bếp nói chuyện. Tôi uống thêm champagne và cảm thấy có thể ngồi dậy được.
Chuông cửa lại kêu.
Clare đi ra mở cửa trước. Một cô gái chạy qua mặt Clare.
– Tôi phải xem anh ta còn sống không – cô ta nói vẻ tuyệt vọng.
Tôi biết giọng của cô gái này. Tôi không cần phải nhìn khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vọng như đóng băng lại khi thấy tôi. Dana den Relgan.(Hết)

(Truyện ngắn hay nhất tại Truyen18.name)

VN88