VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

21. Lưu Thiếu Kỳ – Chủ tịch nước chết oan

Tinh sương 12-11-1969, gió lạnh phương Bắc thổi mạnh. So với gió buốt thiên nhiên thì băng tuyết chính trị càng ghê gớm hơn nhiều. Chính vào thời điểm tinh sương lạnh giá cắt da, cắt thịt này, tại thành cổ Khai Phong. Lưu Thiếu Kỳ Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vĩnh biệt thế giới này một cách âm thầm.

Lưu Thiếu Kỳ từng là thống soái trận tuyến cách mạng đấu trí, đấu dũng trong thời kỳ lãnh đạo ở khu trắng; Người đã từng chỉ huy Tân tứ quân với hàng nghìn vạn binh mã ở Giang Nam, nhà chính trị đã từng lập nên “Tư tưởng Mao Trạch Đông” ở Diên An, từng có công lao to lớn, đổ xương, máu thành lập và cải tạo xây dựng Nhà nước Cộng hoà nhân dân, bị khoác lên mình chuỗi tội danh đáng sợ “Đồ phản bội, nội gián. Kẻ thù giai cấp công nhân”, trở thành oan hồn của cuộc đấu tranh chính trị.

Đây là vụ án oan lớn nhất của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Năm 1966, “Đại cách mạng văn hoá” rầm rộ mở ra. Lưu Thiếu Kỳ chủ trì Hội nghị mở rộng thường vụ Bộ Chính trị Trung ương. Ngày 3 tháng 6 đồng ý với ý kiến của Thị uỷ Bắc Kinh, thành lập ra các tổ công tác ở một số trường đại học và trung học chuyên nghiệp ở Bắc Kinh.

Sau khi công bố “16 điều qui kết”, đã có nhiều người nằm trong danh sách mà tổ công tác đã chĩa mũi dùi vào phê phán, họ bị qui là theo “đường lối giai cấp tư sản”. Những người chịu sức ép của tổ công tác bị nhiều kích động. “Lợi dụng lực lượng chống lại tổ công tác để chống Lưu Thiếu Kỳ là một bước quan trọng của “Đại cách mạng văn hoá”.

Nếu như quần chúng nhân dân đều dồn hết tinh lực đấu tranh với “Phần tử nhóm đen”, thì có thể dựa vào tổ công tác như sợi dây “leo này để lần ra “quả dưa” Lưu Thiếu Kỳ.

Ngày 18-8-1966, Mao Trạch Đông tiếp Đại hội Hồng vệ binh, đã phát biểu về sự “hạ cánh địa vị” của Lưu Thiếu Kỳ, xem như là một tín hiệu “đèn đỏ”. Ngày 19-8, trong vườn trường Đại học Thanh Hoa, xuất hiện báo chữ to “Vương Quang Mỹ là tay đầu tiên phải đập nát trong vườn Thanh Hoa”, để đập tan lệnh của ai đó cấm dán báo chữ to công kích Vương Quang Mỹ. Tiếp đó lại xuất hiện báo chữ to “Ba điều hỏi Vương Quang Mỹ” và bài viết của Lưu Đào con gái Lưu Thiếu Kỳ “Thề chết theo Mao Chủ tịch trọn đời làm cách mạng”. Tuy tất cả các báo này đều chĩa mũi dùi vào Vương Quang Mỹ nhưng, hình như không có ai là không xem nó có liên quan tới Lưu Thiếu Kỳ.

Ngày 2 1 tháng 8, kỳ 11 tạp chí “Hồng Kỳ” đăng xã luận: “Tiến bước thắng lợi trên con đường tư tưởng Mao Trạch Đông chỉ rõ tiêu chuẩn chính trị của “Đại cách mạng văn hoá”, xã luận viết: “Bất cứ ai, không kể họ có chức vụ rất cao, tư cách dày dặn, danh vọng lớn nhất, chỉ cần họ không làm việc theo tư tưởng Mao Trạch Đông, chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ kiên quyết bị đè bẹp, sẽ đấu tranh kiên quyết với họ, cho đến lúc bãi chức quan của họ, miễn chức vụ của họ”. Nếu có người tỉ mỉ phân tích nội dung nói trên một chút, thì sẽ rất rõ: “Chức vụ cao nhất, tư cách dày dặn nhất, “danh vọng lớn nhất” của “con người nào đó” không phải là Lưu Thiếu kỳ sao? Còn mục đích mà “Đại Cách mạng văn hoá” mong đạt được chính là “Cần kiên quyết đấu tranh đến khi bãi chức quan của ông, miễn chức vụ của ông” là gì.

Ngày 22-8, trong vườn Thanh Hoa xuất hiện báo chữ to với tít bài: “Lời phát biểu ngày 29-7 của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ là chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông” để công khai khiêu chiến với Lưu Thiếu Kỳ.

Sau khi Tân Hoa xã công bố Bí thư thứ nhất Thành uỷ Thiên Tân Vạn Hiểu Đường chết, Mao Trạch Đông đã chỉ ra: “Trên thực tế, đây là thị uy Đảng, dùng cái chết để doạ người sống”.

Ngày 1-10, trong ngày hội lớn của quần chúng nhân dân mừng quốc khánh lần thứ 16, Lâm Bưu phát biểu chỉ rõ “Trong Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản, còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh giữa đường lối cách mạng của giai cấp vô sản lấy Mao Chủ tịch làm đại biểu, với đường lối phản động của giai cấp tư sản”.

Rất nhanh sau đó, các biểu ngữ giăng đầy phố phường ngõ xóm Bắc Kinh: “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ”; “Lưu Thiếu Kỳ nhất thiết phải cúi đầu nhận tội trước nhân dân cả nước” và biểu ngữ này còn dán cả trên thành lầu Thiên An Môn. Điều đó khiến cho ta hiểu Lưu Thiếu Kỳ – Chủ tịch Nhà nước bị lung lay trong lòng quần chúng.

Ngày 31- 1-1967 “Nhân dân Nhật báo” và các báo xuất bản ở Thủ đô đăng một trong ba bài phê bình của Diêu Văn Nguyên: “Phê bình 2 phái phản cách mạng Chu Dương”. Khi bài phê bình Chu Dương sắp đăng lên, Diêu Văn Nguyên còn “căn cứ tình hình cần kíp” bổ sung đoạn chú thích dài cuối bài. Câu cuối phần chú thích dài đưa ra: “Lời kêu gọi chiến đấu” mới: “Trong số “nhân vật lớn” cổ vũ “Thanh cung bí sử”, gồm cả những người đưa ra đường lối phản động giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản hiện nay, thế giới quan giai cấp tư sản phản động của họ chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông, họ bảo vệ giai cấp bóc lột, căm thù bản chất quần chúng vận động cách mạng, ngay từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước họ đã thể hiện ra việc thổi phồng “Thanh cung bí sử”, không cần nói gì thêm, người mà Diêu Văn Nguyên muốn nói ở đây là “Lưu Thiếu Kỳ”.

Đây là lần đầu trên báo chí có chút công khai công kích Lưu Thiếu Kỳ. Lúc này, Lưu Thiếu Kỳ đang là Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Trong mớ thanh âm đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Giang Thanh xuất ngựa, đến vườn Thanh Hoa. Đó là cuối năm 1966, Giang Thanh phát biểu mang tính kích động: “Vấn đề Lưu Thiếu Kỳ sớm định liệu rồi, là chống Đảng, chống Chủ nghĩa xã hội, xử lý ông ta chỉ còn là vấn đề thời gian nữa thôi. Bây giờ sợ là bà con một lúc không hiểu ra, nên cần dần dần từng bước một”.

Giang Thanh chọn Đại học Thanh Hoa để phát biểu, còn Trương Xuân Kiều tìm gọi Khoái Đại Phúc đến Đại học Thanh Hoa bí mật bàn bạc là có nguyên nhân sâu xa của nó: Phu nhân Lưu Thiếu Kỳ là Vương Quang Mỹ được Lưu Thiếu Kỳ uỷ thác làm cố vấn tổ công tác Đại học Thanh Hoa, còn người con gái thứ tư của Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Đào đang học ở trường Đại học Thanh Hoa. Lưu Đào ở đó, nắm rõ người, nội tình và tất nhiên là Vương Quang Mỹ sẽ tìm hiểu được tất cả các chuyện xảy ra.

Không lâu sau khi Vương Quang Mỹ đến Đại học Thanh Hoa, Đại học Thanh Hoa đã mở Hội nghị phê phán Khoái Đại Phúc. Vương Quang Mỹ không xuất hiện ở hội trường, nhưng trong vườn Thanh Hoa Vương Quang Mỹ đã nghe được tiếng loa Lưu Đào và con của Hạ Long là Hạ Bằng Phi đã phát biểu trên Hội nghị phê phán Khoái Đại Phúc. Khoái Đại Phúc giương cái bùa của mình ra “gõ thẳng mầm đỏ”. Ông của Khoái Đại Phúc vốn là lão chiến sỹ của Tân tứ quân, bố và mẹ đều là đảng viên cộng sản những năm 40, trong những năm tháng “cha anh hùng con hảo hán” ấy, Khoái không sợ Lưu Đào, Hạ Bằng Phi và cũng không sợ gì tổ công tác của Đại học Thanh Hoa.

Dưới sự hỗ trợ của Giang Thanh, “Trung ương Cách mạng văn hoá”, trong chốc lát, Khoái Đại Phúc đã trở thành “anh hùng” chống lại tổ công tác trở thành lãnh tụ của Hồng vệ binh trong vườn Thanh Hoa. Cứ như vậy, Hồng vệ binh “Tĩnh Cương Sơn” dưới tay Khoái Đại Phúc cũng trở thành gần gũi với “Đại cách mạng văn hoá”. Trong một đêm, tổ công tác đại học Thanh Hoa do Diệp Lâm cầm đầu đã bị đánh đổ, Vương Quang Mỹ đổ rồi, Lưu Thiếu Kỳ trở thành mục tiêu bị công kích.

Khi mà Lưu Đào giống như quả bóng xì hơi “Dì Giang” đã tìm cô nói chuyện. Đồng thời, ở đó còn có em trai cô là Lưu Doãn Trân người con thứ năm của Lưu Thiếu Kỳ. “Dì Giang” với lòng sốt sắng, không gây sự cảnh giác của hai tấm lòng non nớt, ngây thơ về chính trị. Hai chị em bị đưa vào tròng. “Dì Giang” sau khi tán hươu tán vượn trên trời dưới đất về “Hình thế cách mạng”, cuối cùng điểm lại vấn đề: “Đào Đào và Dinh Dinh (tên bé thơ của Lưu Doãn Trân), các cháu biết cha mẹ các cháu là ai không nào?”.

Giang Thanh là người phụ nữ thâm độc, bà ta ghen tị với Vương Quang Mỹ, vì Vương Quang Mỹ là vợ của Lưu Thiếu Kỳ lại là người tài giỏi đã nhiều lần đi thăm nước ngoài. Giờ đây, bà ta giảo quyệt ly gián đại gia đình hạnh phúc Lưu Thiếu Kỳ, Lưu Đào, Lưu Doãn Trân là con của Vương Tiền người vợ thứ 3 của Lưu Thiếu Kỳ sinh ra, Giang Thanh muốn cả 2 chị em đi tìm gặp Vương Tiền để khuyên mẹ đẻ bọn cháu lìa bỏ Lưu Thiếu Kỳ. Lưu Đào và Lưu Doãn Trân không hiểu được rằng, đây là cái thòng lọng chính trị mà Giang Thanh giăng đặt, nên đã đi gặp Vương Tiền, để khuyên mẹ “cùng tách khỏi Lưu Thiếu Kỳ”.

Lưu Đào viết bài dài báo chữ to, chỉ trích cha Lưu Thiếu Kỳ. Ngay lập tức Đại học Thanh Hoa xáo động, cả Bắc Kinh xáo động, cả nước xáo động.

Báo chữ to lập tức được in thành truyền đơn, tung đến bốn phương. Báo chữ to nói xấu đời sống của Lưu Thiếu Kỳ, nói “Lưu Thiếu Kỳ kết hôn với Vương Tiền đã giấu đi 10 tuổi”, nói ông “giấu Đảng phí, mua móc giày vàng” “đai vàng…”. Bài báo chữ lớn của con gái còn nghiệt ngã gấp nhiều lần so với lời hô vang trời của Hồng vệ binh: “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ!”

“Điện sau bén lửa, lòng dạ nát tan”, Giang Thanh đắc ý cười vang. Kế độc này của bà ta, một mũi tên hạ ba chim: lăng mạ được Lưu Thiếu Kỳ, chia rẽ được quan hệ cha con Lưu Thiếu Kỳ, Lưu Đào và Lưu Doãn Trân, làm cho Vương Quang Mỹ xấu mặt.

Bài báo chữ to kia như xát muối lên vết thương chưa lành của Lưu Thiếu Kỳ. Lưu Thiếu Kỳ không cách nào chịu đựng được sự ô nhục nhân cách của ông. Đường đường là Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ông nói một câu để biện bạch nghiêm khắc cho mình:

– Nếu nói tôi phạm sai lầm về mặt chính trị, tôi có thể sửa chữa, có thể tự phê phán. Còn như phỉ báng về mặt tác phong sinh hoạt, làm tổn thương tôi, như vậy thì không thể chịu đựng nổi. Nhiều năm qua, mọi người đều có ấn tượng đẹp đẽ với tác phong sinh hoạt của tôi. Tôi tuy đã 5 lần kết hôn, nhưng mỗi lần đều tổ chức kết hôn đàng hoàng. Từ xưa nay, tôi chưa hề tình ái lăng nhăng. Ngoài ra tôi cũng không có giấu tuổi với Vương Tiền. Còn như dùng đảng phí lưu lại để mua đai vàng là làm theo quy định của Đảng. Khi đó, Đảng có một quy định, người lãnh đạo quan trọng của Đảng ở vùng tề, cần lưu giữ một đồ vật nào đó có giá trị để nhỡ có việc gì đột nhiên xảy ra thì hối lộ bọn địch. Đai vàng đã bị Vương Tiền cuỗm đi mất. Móc giày vàng là lời đơm đặt vô căn cứ. Còn như cách nói ăn ít lấy nhiều, chỉ là cách nói tuỳ tiện phiếm ngôn, khiên cưỡng, hoàn toàn không phù hợp với thực tế.

Lời giải thích của Lưu Thiếu Kỳ đã bác bỏ có lý lẽ. Thế nhưng những năm tháng hoang đường ấy, trắng đen lẫn lộn, trái phải đan xen, đã đẩy Chủ tịch nước Cộng hoà đã rơi vào vực sâu thảm hoạ…

Thời kỳ đầu của “Đại cách mạng văn hoá, Lưu Thiếu Kỳ đã từng đi sâu vào phong trào học sinh, học viên xây dựng Bắc Kinh tổ chức ra “đoàn chiến đấu Bát Nhất”, để sát với Lưu Thiếu Kỳ, ở ngoài cửa tây Trung Nam Hải xây dựng một “Bộ chỉ huy tiền tuyến”, và được sự ủng hộ của “Trung ương Đại cách mạng văn hoá”. Ngày 1-6-1967, tạp chí “Hồng kỳ”, “Nhân dân Nhật báo” đăng xã luận kỷ niệm một năm báo chữ to, lời phát biểu của Mao Trạch Đông tại Đại học Bắc Kinh, dùng tít chữ đậm nổi bật: “Biện pháp chiến lược vĩ đại” và dẫn lời Mao Trạch Đông ở báo chữ to “nã pháo vào bộ tư lệnh”, lại một lần nữa nhắc nhở mọi người.

Mục tiêu đầu tiên của lần vận động này nhằm đánh gục Lưu Thiếu Kỳ.

Sau khi “đoàn chiến đấu Bát Nhất” học viện xây dựng cắm trại yên ổn ở cửa tây Trung Nam Hải, báo chữ to lại in “Lôi Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Trung Nam Hải”, biểu ngữ lớn dán khắp phố phường Bắc Kinh và còn gửi bức điện thứ hai “Lệnh ép” cho Lưu Thiếu Kỳ. Các học viên chuyên ngành lớn, cơ quan đoàn thể rầm rộ đổ về Trung Nam Hải một vùng “thanh viện” (ủng hộ bằng tiếng nói), dùng hành động ủng hộ “đoàn chiến đấu Bát Nhất”.

Ngày 17-7 “Đoàn Bát Nhất” Học viện xây dựng phát đi lời tuyên bố “rất cần kíp, rất nghiêm ngặt”, lại một lần nữa “lệnh ép” Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ phải cút khỏi Trung Nam Hải trước ngày 27-7. Đúng là họ đã sử dụng “hành động cách mạng rất khẩn cẩp, kiên quyết, rất cứng rắn”. Một số tổ chức quần chúng ở một số đơn vị tại Bắc Kinh bắt đầu đến cửa. Tây Trung Nam Hải xây dựng trận địa “bắt Lưu”, xây dựng lực lượng học viện xây dựng lớn mạnh.

Sáng sớm ngày thứ hai, “Đoàn Bát Nhất” xây dựng, tiến hành cuộc đấu tranh tuyệt thực “bắt Lưu” trước cửa tây Trung Nam Hải. Trong lời thề tuyệt thực nói:

“Giặc Lưu là kẻ thù không đội trời chung của chúng tôi. Gần đây y đã mượn cớ “kiểm tra” để điên cuồng chống lại đường lối của Mao Chủ tịch và cách mạng của giai cấp vô sản. Vì để bảo vệ Mao Chủ tịch, bảo vệ Trung ương Đảng, bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp vô sản, chúng tôi cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ, dẫu đầu rơi máu chảy, tuyệt thực đến cùng, không bắt được giặc Lưu ra khỏi Trung Nam Hải để cho toàn thể nhân dân thế giới đấu tố, chúng tôi không thể “nghỉ” buổi”.

Tối đó hơn 100 tổ chức ở Bắc Kinh có đến mười mấy vạn người mở Hội nghị thề bắt Lưu Thiếu Kỳ ở cửa tây Trung Nam Hải. Ngoài bức tường của Trung Nam Hải hội tụ thành một tuyến “Tuyến lửa bắt Lưu” rầm rộ. Trong tường của Viện Trung Nam Hải, phái tạo phản bắt Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ dẫn đến 2 nhà ăn ở trong Trung Nam Hải đấu tố, đồng thời lục soát nhà của họ, tìm ra hàng trăm quyển nhật ký của Lưu Thiếu Kỳ, Vương Quang Mỹ và con của họ. Trên Hội nghị đấu tranh, Lưu Thiếu Kỳ khom lưng đứng 2 tiếng đồng hồ, nhưng không được nói câu nào. Lưu Thiếu Kỳ tuổi tác đã gần thất tuần, bị giày vò đến nỗi mặt mũi trắng nhợt, mồ hôi dầm dề. Khi ông định rút mùi xoa ra để lau liền bị người bên cạnh cho một quả đấm dữ dội và vứt mùi xoa đi. Vầng trán của ông từng giọt mồ hôi lớn như hạt đậu rơi xuống đất. Sau Hội nghị đấu tranh Lưu Thiếu Kỳ bị áp giải đến phòng làm việc của Viện Trung Nam Hải để quản lý cách biệt, và đánh số hiệu tên gọi, còn Vương Quang Mỹ bị đưa ra cách ly sau Viện Trung Nam Hải. Con cái của họ ai ở trong phòng của mình không được tự do gặp nhau.

Các địa phựơng trong toàn quốc rầm rộ biểu thị sự ủng hộ “Tuyệt thực bắt Lưu” và “Tuyến lửa bắt Lưu”. Tổ chức quần chúng của hàng tràm đơn vị ngoài Bắc Kinh đổ dồn về “Tuyến lửa bắt Lưu”.

Tham giai vào “Trận chiến đấu bắt Lưu” hàng trăm chiếc loa nén công suất lớn chĩa vào Trung Nam Hải hô to: Không đưa được Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Trung Nam Hải thì tuyến lửa không tắt. Thề chết, kéo Lưu Thiếu Kỳ ra. Đội ngũ diễu hành của các tổ chức đơn vị nối dài rầm rộ. Ở ngoài cửa Tây Trung Nam Hải lần lượt áp giải Bí thư thứ nhất, tỉnh uỷ các tỉnh, Bộ trưởng các bộ của Trung ương, nhằm thị uy Lưu Thiếu Kỳ. Trước những lời lẽ kích động của Thích Bản Vũ: “Không chỉ có bắt Lưu Thiếu Kỳ mà còn có thể đưa Lưu Thiếu Kỳ ra công khai”. “Các dũng sĩ” hô vang “Tuyến lửa bắt Lưu” cần phải xông vào Trung Nam Hải, lôi Lưu Thiếu Kỳ ra, đồng thời chuẩn bị hành động.

Trong “Đại cách mạng văn hoá” kẻ phản bội đã thành cái mũ chính trị phổ biến và lưu hành. Cần đánh đổ ai, chỉ cần xem người đó đã từng bị địch bắt thì “Kỷ niệm” cho một chiếc mũ “kẻ phản bội”. Khang Sinh mượn làn sóng này giở bản án cũ “Tập đoàn phản bội 61 tên” ra và chụp lên mũ “kẻ phản bội” cho một loạt cán bộ trọng trách của Trung ương, và dựa theo đó định ra tội trạng lớn cho Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 16-3-1967 Trung ương Đảng Cộng sản in ấn và phát hành tài liệu “Bọn cầm đầu phiến loạn 61 tên là Bạc Nhất Ba, Lưu Lan Đào, An Tử Văn, Trương Hiến Trân v.v., trong lời phê của văn kiện chỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh chống lại đường lối phản động của giai cấp tư sản, phản đối Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, vạch rõ Bạc Nhất Ba, Lưu Lan Đào, Ái Tử Văn, Trương Hiến Trân v.v., tập đoàn phản bội 61 tên”.

Giang Thanh, Khang Sinh, Tạ Phú Trị v.v. mượn cớ để dấy lên làn sóng bắt “kẻ phản bội”.

Giang Thanh tự xưng “đảm đương chuyên án lớn thứ nhất” cho rằng, chỉ có kết tội Lưu Thiếu Kỳ là “Phản bội đầu hàng” thì cũng chưa đủ nên đã giở lại lý lịch của Lưu Thiếu Kỳ để moi móc tỉ mẩn, tìm ra một chỗ đột phá: Năm 1929, Lưu Thiếu Kỳ từng bị địch bắt. Chỉ cần từng bị bắt thôi thì không khó gì để chụp lên cho chiếc mũ “kẻ phản bội”.

Đó là ngày 22-8-1929, Lưu Thiếu Kỳ giữ cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Mãn Châu cùng với Bộ trưởng tổ chức tỉnh uỷ Mãn Châu, Trung ương cộng sản Mạnh Dụng Tiềm cùng đến Xưởng dệt Phụng Thiên, Thẩm Dương, khi chưa đến cửa, thì bị đội bảo vệ của xưởng này xét hỏi, cho là khả nghi và bắt luôn tại chỗ. Nguyên nhân là có người của Xưởng này hoạt động cộng sản bí mật đã báo phản bội làm cho Bí thư chi bộ cộng sản bí mật bị bắt. Lưu Thiếu Kỳ và Mạnh Dụng Tiềm cũng bị đội bảo vệ xưởng cho là “khả nghi” nên bị bắt. Tra hỏi một lần không hỏi ra được điều gì. Sau hơn nửa tháng, hai người “được phóng thích”nhưng vẫn bị theo dõi.

Để “chứng minh” Lưu Thiếu Kỳ là “kẻ phản bội”, Mạnh Dụng Tiềm bỗng chốc trở thành “Nghi vấn” Ngày 22-12-1967 phải cách ly để tra xét.

Qua hơn một tháng tra hỏi, không thu được kết quả gì. Theo chỉ thị của Khang Sinh và Giang Thanh, cuộc thẩm vấn được nâng hơn một bậc. Phó tổ trưởng tổ chuyên án Vu Trung đã kể lại tình cảnh lúc bấy giờ rằng: “Đã đến hiện trường sẽ thấy trận thế bày sẵn, một không khí thật khẩn trương. Tôi cứ theo việc bố trí, trước hết cầm đề cương nêu câu hỏi. Đồng chí Mạnh Dụng Tiềm có điều nói không nổi, hoặc có điều nói không theo yêu cầu của chuyên án, mọi người bèn phê phán thái độ không trung thực đe doạ đồng chí nếu không nói ra sẽ bị bắt, chửi rủa đồng chí ấy là ngoan cố cứng đầu, còn đập bàn. Tóm lại là dùng mọi thủ đoạn để gây áp lực, bắt buộc đồng chí ấy nói ra vấn đề họ yêu cầu.

Việc này làm trọn một ngày, buổi trưa cũng không nghỉ và đồng chí Mạnh Dụng Tiềm từ đầu cũng không thừa nhận việc phản bội. Sau đó, liền trong 7 ngày tra xét, đồng chí Mạnh Dụng Tiềm không vững lòng buộc phải nói. Nhưng sau đó lại rút lời khai”.

Từ 8-1967 đến 3-1969, đồng chí Mạnh Dụng Tiềm đã 20 lần chối bỏ, cho rằng bản thân vì bị ép cung mà nói ra lời giả dối. Trong một lần chối bỏ có viết: “Năm 1929 bị bắt ở Thẩm Dương, tôi không hề phản bội. Trong thời gian cách ly tra hỏi, tôi có nói ra rằng, tội phản Đảng của Lưu Thiếu Kỳ và tôi sau khi bị bắt năm 1929 là sự bịa ra, và không đúng cơ sở thực tế”.

Ngoài Mạnh Dụng Tiềm ra, rất nhiều nhân viên công tác ở tỉnh uỷ Mãn Châu cũng bị liên quan, lần lượt bị bắt, bị xét hỏi, ép họ nói dối nói bừa.

Trong số đó có Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc Dương Nhất Trường vốn công tác ở tỉnh uỷ Mãn Châu. 27-7-1967 bị bắt bị giam hơn 8 năm.

Vốn có một uỷ viên đương chức Trung ương Đảng Cộng sản khi tổ chuyên án muốn ông viết một tài liệu chứng minh Lưu Thiếu Kỳ là kẻ phản bội, nói: “Có bắn chết tôi cũng không thể viết được ra”. Về sau chết ở trong ngục.

Đinh Giác Quần, tháng 9-1967 viết rằng “Lưu Thiếu Kỳ làm việc ở Công hội tỉnh, tôi công tác ở Đảng bộ thành phố, ngoài tiếp xúc công việc, không còn quan hệ đặc biệt nào nữa”. Thế nhưng, ông bị ép cung ở trong ngục tù đã nói lời ngược với lương tâm.

14-8-1966, người đầu tiên vu cáo Lưu Thiếu Kỳ là Lôi Anh Phu đương chức Thứ trưởng Bộ tổng tham mưu gửi qua Diệp Quần, ông ta viết thư gửi “Phó chủ tịch Lâm”, kèm theo “tài liệu liên quan đồng chí Lưu Thiếu Kỳ”, để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ.

Trên “Hội nghị 8, tổ chuyên án” tháng 8-1968, Giang Thanh nói lời độc địa: “cần thẩm vấn, chết thì chết” “Cần đấu mạnh vào, tập trung hoả lực, chỉ mấy người thôi chưa đủ, cần một vài chục người đấu. Có người phải chết, vì tự họ cần phải chết. Diêm Vương mời họ uống rượu bỏng!”

Ngày 10-8-1968, trong “Báo cáo thẩm tra tội trạng Lưu Thiếu Kỳ về vấn đề phản bội, làm nội gián, làm giặc của giai cấp công nhân” Giang Thanh xảo trá viết nên tội danh với những điều tra dối trá, lừa đặt hòng đưa Lưu Thiếu Kỳ xuống địa ngục. Hội nghị toàn quốc lần thứ 12 khoá 8 Trung ương Đảng Cộng sản họp tháng 10, trong tình hình không bình thường ấy, Hội nghị phê chuẩn báo cáo dối trá của Giang Thanh. Khang Sinh, Tạ Phú Trị cũng trình: “Báo cáo thẩm tra tội trạng của Lưu Thiếu Kỳ là phản bội, nội gián, phản bội giai cấp công nhân” ra quyết định “tước bỏ mọi chức vụ của Lưu Thiếu Kỳ ở trong và ngoài Đảng, khai trừ vĩnh viễn khỏi Đảng”.

Nghe xong quyết nghị, Lưu Thiếu Kỳ sốt đến 40 độ.

Lưu Thiếu Kỳ bị giam lỏng, bệnh nặng toàn thân. Đồng thời, các con ông bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, vợ là Vương Quang Mỹ cũng bị bắt đi tù.

Lưu Thiếu Kỳ suốt ngày đêm mong gặp vợ còn đang bị cách ly. Ông thân thể còm cõi, vịn cửa sổ, lết chân phải bị thương, từng bước từng bước dò dậm, có lúc ông lết tới phòng ở các con, có lúc lết đến bức tường sau viện ông cho là Vương Quang Mỹ còn bị giam ở đó. Nhưng tất cả đều im ắng. Một ngày không lâu sau đó, một bức tường cao được xây chặn lối đi của ông từ nơi ở đến bức tường sau Viện (Viện Trung Nam Hải), đó cũng là chặn chết niềm hy vọng cỏn con của ông được nhìn thấy vợ con. Từ đó, sự cô đơn suốt ngày làm bạn với ông.

Không mấy ngày sau, có người vâng mệnh đến lục lọi nơi ở của Lưu Thiếu Kỳ, bảo ông cởi thắt lưng ra. Lưu Thiếu Kỳ kháng nghị quyết liệt việc này.

Ông bị người đó đè xuống đất, không nói gì cả lấy đi thắt lưng, Lưu Thiếu Kỳ tức đến phát điên lên, gục xuống đất, nửa ngày không bò lên được nữa.

Từ đó, người cảnh vệ của Lưu Thiếu Kỳ trước đây giờ trở thành “trông coi” ông.

Biết vợ cuối cùng đã bị cách ly, ông lại không được phát đủ thuốc ngủ, nên mỗi ngày ông chỉ ngủ được 2-3 giờ đồng hồ, có khi suốt ngày đêm không ngủ. Ông dần dần cảm thấy tinh thần và sức khỏe khó mà trụ nổi, dẫn tới suốt ngày hoảng hốt tâm thần. Cánh tay ông bị thương trong thời chiến tranh lại bị đánh nên khó cử động, mặc chiếc áo cũng phải 1-2 giờ đồng hồ mới xong. Đôi chân ông bị đánh khi bị đấu tố, dường như đã không còn lết nổi nữa. Nhà ăn cách đó 30 mét, cũng phải đến 50 phút hoặc lâu hơn mới lê đến được. Khi ông chậm chạp lết đôi chân, toàn thân vật vờ không còn, thăng bằng. Người “trông coi” ông, vì đã được dặn dò trước nên không dám đi nhanh đến để dìu đỡ.

Nhân viên bếp ăn thường bị người khác chửi là “lính bảo hoàng” và thế là họ cũng không còn muốn xúc cơm cho Lưu Thiếu Kỳ, thường là xúc một lần ăn thành mấy bữa, có lúc cơm còn bị nhổ nước bọt vào. Răng chỉ còn 7 chiếc, lại bị bệnh dạ dày, Lưu Thiếu Kỳ nhai không nổi cơm và thức ăn, lại thường xuyên phải ăn cơm thừa canh cặn nên thường đau bụng tháo dạ, thân thể ngày một tàn tạ Tay ông run lẩy bẩy khi đút cơm vào miệng cũng không còn chính xác làm cho cơm và thức ăn dính bết khắp mặt mũi, rơi vãi khắp áo quần.

Lưu Thiếu Kỳ ốm nặng, bác sĩ, y tá cũng không dám thân tình với ông. Mỗi khi khám cho ông, điều trước tiên phê đấu một trận. Cá biệt, có bác sĩ còn táng tận lương tâm, dùng ống nghe đánh ông, có y tá tiêm thì kim tiêm đâm tuỳ tiện, còn đình chỉ dùng thuốc phục hồi sức khỏe như vitamin và thuốc chữa đái đường. Muôn sự giày vò làm cho tình trạng sức khỏe Lưu Thiếu Kỳ ngày một sa sút, thậm chí có lúc rơi vào tình trạng lú lẫn. Đã đến mức độ đó, vậy mà lúc bấy giờ còn có người nói: “Con người này giảo quyệt, không thể loại bỏ chuyện cố ý như thế”.

Một tối mùa hè năm 1968, Lưu Thiếu Kỳ sốt cao đột ngột, vì không có chữa trị kịp thời, chuyển thành viêm phổi, tính mạng nguy cấp. Giang Thanh còn độc ác nói rằng: “Bây giờ sắp họp về Lưu Thiếu Kỳ rồi, đừng để ông ta chết, cần để ông ta sống mà nhìn thấy bị khai trừ khỏi Đảng, để sống sót đến Đại hội chín đã”, nên đã cử y tế đến cấp cứu chữa trị. Nhưng khi bác sĩ đề nghị cho đi bệnh viện thì bị từ chối. Vì để giảm bớt đi tinh thần kích động của người bệnh, bác sĩ đề nghị gỡ bỏ đi những báo chữ to, biểu ngữ treo la liệt trong phòng ông, nhưng đều bị từ chối. Bệnh viêm phổi của Lưu Thiếu Kỳ chữa đã khỏi, thế nhưng, sau đó thì yếu đến mức nằm liệt giường, mặt mày tiều tuỵ, thân thể còm nhom, râu tóc dài và bẩn, thường thì chẳng có ai giúp ông thay giặt quần áo, không người dìu ông đến nhà vệ sinh. Nằm liệt giường lâu dài, làm cho cơ bắp tay chân bị teo lại, gầy gò như que củi, khắp người mụn nhọt. Trong tình cảnh bi thảm không còn chút sức lực tự vệ, người giám thị ông ngày đêm trấn giữ cạnh giường, còn nói: Vì để đề phòng ông hành hung hoặc tự sát, chúng tôi cần tăng cường hơn một bước chăm sóc, đồng thời còn dùng dây thừng trói chặt hai chân Lưu Thiếu Kỳ vào giường, không cho phép thoải mái cử động.

Ngày 5-10-1968, Lưu Thiếu Kỳ vừa khổ đau vừa phẫn uất, bỗng khóc rống đớn đau hai lần, cuộc sống tàn khốc với ông, thiếu công bằng với ông…

Do rối loạn chức năng thần kinh thực vật và máu cấp lên não không đủ, triệu chứng loãng não ác tính xảy ra, Lưu Thiếu Kỳ mất chức năng tự chủ nuốt, chỉ còn có thể dựa vào mũi để duy trì sinh mạng. Ông có lúc nắm chắc quả đấm, có lúc duỗi hết 10 ngón tay sờ bắt loạn xạ, và cầm được cái gì là giữ riết không thả. Khi ông múa đôi bàn tay khổ đau không ngừng trong không khí, ông bóp chặt và khi đó yên tĩnh một ít. Nhiều ngày qua đi, ông luôn bóp hai bình nhựa làm bẹp lõm giữa bình, thành hình quả bầu.

Lưu Thiếu Kỳ sống khắc khoải bên biên giới cái chết và sự sống. Đối thủ của ông một chút cũng không mềm lòng, đang chuẩn bị xô ông xuống vực thẳm.

Ngày 2-11-1968, các tờ báo trong nước phát hành trang đầu, in đậm chữ đỏ, đăng công bố của Hội nghị toàn quốc lần 12 khoá 8, đài địa phương khắp cả nước đều phát lại toàn bộ nội dung công bố. Lưu Thiếu Kỳ ở trên giường bệnh nghe kết luận liên quan tới ông:

“Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương phê chuẩn “Báo cáo điều tra của tổ điều tra chuyên án Trung ương về tội phản bội, nội gián, là kẻ địch của giai cấp công nhân của Lưu Thiếu Kỳ”, và đi đến quyết nghị khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”.

Giống như tiếng ác quỷ gào thét bên cạnh ông, bộ óc ông bất chợt nhớ lại con đường suốt cuộc đời ông đã đi qua, ông cảm thấv oan nghiệt quá. Toàn thân ông run bắn, đẫm mồ hôi hỏi thở dồn dập, nôn mửa liên tiếp, huyết áp đột nhiên cao 260/130 mm Hg, nhiệt độ lên tới 40 độ C.

Lưu Thiếu Kỳ từ đây hoàn toàn đã hiểu rõ mọi biện minh đều vô ích: ông câm lặng, điều gì cũng không nói, kháng nghị bằng cách im lặng.

Tháng 10 năm 1969, phe cánh Lâm Bưu có âm mưu vạch kế hoạch sơ tán: đưa ra khỏi Bắc Kinh hết các chướng ngại cản trở bọn họ nắm quyền bính. Ngày 18-10. Hoàng Vĩnh Thắng phát lệnh toàn quân “Lệnh số 1” của Phó chủ tịch Lâm, tuyên bố vào tình huống thời chiến, sơ tán hết cán hộ già ở Thủ đô, Lưu Thiếu Kỳ trở thành một trong những người sớm nhất chịu hại do “lệnh số l” của Lâm Bưu.

Bệnh tình Lưu Thiếu Kỳ rất trầm trọng. Huyết quản của ông không ngừng tiết dịch, mũi luôn luôn cắm ống thức ăn, máy hút đờm thỉnh thoảng lại cho vào cổ họng hút ra. Trong tình cảnh công có thể đột ngột ra đi ấy, lệnh bắt ép ông rời khỏi Thủ đô càng gấp gáp. Để thông tin cho Lưu Thiếu Kỳ biết, y tá dùng tăm bông tẩm thuốc tím viết lên trên báo mấy chữ lớn: “Trung ương quyết định chuyển ông đến một nơi khác”. Lưu Thiếu Kỳ không nói gì quay mặt đi. Theo chuyển động của đầu Lưu Thiếu Kỳ, y tá lại giơ tờ báo ra trước mặt ông, Lưu Thiếu Kỳ lại một lần nữa quay đầu không nhìn tờ báo. Nguyên vệ sĩ trưởng của Lưu Thiếu Kỳ đành phải ghé vào bên tai ông, đọc một lượt chữ viết trên báo đó. Lưu Thiếu Kỳ nhắm chặt hai mắt, không nói câu nào. Từ đó ông vô cùng hiểu rõ, cái gì đang chờ ông.

Không cần đến biểu đạt rõ hay không cửa Lưu Thiếu Kỳ, ông đã bị đưa đi nơi khác.

Lưu Thiếu Kỳ với căn bệnh đái tháo đường, do mất đi khả năng tự chủ sinh hoạt, nằm liệt dài ngày, lại không có ai tắm rửa cho, trên mình vừa bẩn, vừa thối, khi sắp rời khỏi Bắc Kinh: nhân viên trông coi lột quần áo của ông, bọc ông vào trong chiếc chăn toan màu đỏ: đặt lên một giường cá nhân màu trắng. Bảy giờ tối Lưu Thiếu Kỳ được đặt lên cáng, và theo sự giám sát của nhân viên chuyên án do y tá và nguyên vệ sĩ trưởng của ông đi cùng, chở lên khoang sau máy bay, tới thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam.

Cũng 9 giờ tối ấy, máy bay chở Lưu Thiếu Kỳ đến sân bay Khai Phong, ông bị kéo xuống cầu thang máy bay, xe cứu thương đưa đến một viện nhỏ ở trong viện lớn dành cho uỷ viên thành phố Khai Phong. Bốn chung quanh là 4 nhà cao tầng, trước sau phải trái đều không có đường giao thông, lưới điện bố trí bí mật, ngoài viện có lính gác. Lưu Thiếu Kỳ được đưa vào một gian, tầng một, phía nam của nhà hướng tây.

Hạ tuần tháng 10-1969, khí hậu ở Bắc Kinh bắt đầu lạnh, Lưu Thiếu Kỳ thận bị phong hàn, viêm phổi. Khi đến Khai Phong, nhiệt độ của ông lên 39 độ C, nôn mửa liên tục. Người phụ trách của Hà Nam nói là: “Mọi cái đều tốt, bệnh tình không có thay đổi khác thường”. Ở Khai Phong, y bác sĩ nhân viên ngoài định giờ cho ăn qua mũi, giúp trở mình ra, chỉ có 10 phút điều trị. Ngày 5-11, Lưu Thiếu Kỳ lại lên cơn sốt cao, qua cấp cứu, sau 2 ngày nhiệt độ xuống 37 độ 2. Tối ngày 10-11, nhiệt độ của ông lại đột ngột lên 39 độ7. Do ít được kiểm tra nên không đoán đúng là bệnh gì, song cứ chữa bệnh viêm phổi, điều trị không đúng bệnh nên bệnh không thuyên giảm. Đêm khuya ngày 11, bệnh tình Lưu Thiếu Kỳ rất nguy kịch, ông há hốc miệng để thở, môi tím bầm, con ngươi mất phản xạ ánh sáng, nhiệt độ cao 40 độ 1. Trong tình cảnh chữa trị không hiệu quả. 6 giờ 40 phút ngày 12 mới phát đi thông tri nguy ngập. Ai ngờ 5 phút sau đó, con tim Lưu Thiếu Kỳ đã ngừng đập. Hai tiếng đồng hồ sau thì nhân viên cấp cứu mới tới nơi. Trong thời gian bệnh tình Lưu Thiếu Kỳ ngày một nguy cấp, nhân viên y tế bảo vệ bên cạnh ông, muốn đề nghị để thân quyến ông đến gặp lần cuối cùng, nhưng không ai dám nói ra. Khi Lưu Thiếu Kỳ vĩnh biệt cõi đời, bên ông không một người thân. Ông cô độc cả thời khắc cuối cùng của cuộc đời, từ biệt thế gian. Thi hài ông đặt ở hành lang tầng một lầu phía tây để chụp ảnh.

Sáng sớm 13-11, khi vệ sĩ trưởng của ông chạy đến bên ông, chỉ thấy thi thể Lưu Thiếu Kỳ đặt trên lối đi phòng hầm, trên mình đậy chiếc ga giường màu trắng, tóc trắng rối bời dài có đến một thước, miệng và mũi đều đã biến dạng, dưới cổ một vũng máu tụ. Vệ sĩ trưởng cẩn thận cắt mái tóc trắng quá dài, cạo bộ dâu dài và thưa, mặc lên mình ông bộ quần áo bình thường và đi giầy ông.

12 giờ đến 14-11-1969, thi thể Lưu Thiếu Kỳ được khâm niệm bằng vải trắng bó chặt, do 6-7 người khiêng lên một chiếc xe GAZ 69 (xe do Liên Xô sản xuất, giống xe Jeep), do xe quá nhỏ, hai chân của Lưu Thiếu Kỳ lòi ra quá thùng xe. 0 giờ ngày 15-11, “xe linh cữu” chở Lưu Thiếu Kỳ chạy đến lò hoả thiêu trong màn mưa lâm thâm.

Lò thiêu xác đã được báo trước, nói là có một “bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm nặng nguy hiểm” cần thiêu xác đêm khuya. Hai mươi quân nhân giới nghiêm lò thiêu xác, có người còn phun thuốc nước tiêu độc ở đó Khi thi hài của Lưu Thiếu Kỳ bị thiêu thành tro, các di vật của ông mang đến Khai Phong trước khi chết cũng bị thiêu huỷ, bay tan trong tro khói. Phiếu thiêu của ông được viết là:

Họ tên: Lưu Vệ Hoàng. Chức vụ: không nghề nghiệp. Nguyên nhân chết: do bệnh tật. Lưu Vệ Hoàng là tên họ thời thiếu niên của Lưu Thiếu Kỳ mà người ngoài không thể biết được. Thủ tục hoả thiêu là do nhân viên tổ chuyên án làm đưa từ Bắc Kinh tới. Người làm đơn đăng ký mạo danh Lưu Nguyên con trai của ông.

Tro xương của Lưu Thiếu Kỳ được đựng vào trong hộp bằng gỗ thông mới mua và gửi vào phòng để tro hài cốt hoả táng ở Khai Phong.

Nơi hoả táng không có ai biết đó là tro hài cốt của ai. Bà con trăm họ Trung Quốc lại càng không biết được, Lưu Thiếu Kỳ đang bị phê phán đã im hơi lặng tiếng đi khỏi thế giới này rồi.

Ngày 23 đến 29 tháng 5 năm 1980. Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 khoá 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp ở Bắc Kinh thông qua quyết nghị phục hồi tất cả cho Lưu Thiếu Kỳ.

Lưu Thiếu Kỳ được danh tiếng anh hùng bất hủ.

VN88