18. Từ Nhân vật số 4″ trở thành phái Bảo hoàng.
Sau khi “Đại cách mạng văn hoá” diễn ra, Đào Chú được điều động từ Quảng Châu lên Bắc Kinh, trong Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ 11 khoá 8, triệu tập tháng 8 được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, trở thành “nhân vật số 4” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng sau hơn nửa năm những lời hô kinh thiên động địa “Đánh đổ phái bảo hoàng lớn nhất Trung Quốc” Đào Chú đã bị đổ gục. Đến 18-10-1969, trong “lệnh số l” của Lâm Bưu, Đào Chú bị đưa đi “sơ tán” đến Hợp Phì. Ngày 30 tháng 11 năm 1969 Đào Chú ngậm oan từ bỏ cõi trần.
Cuộc đời ngời sáng lỗi lạc, cương trực thăng thắn của Đào Chú cũng đã không thoát khỏi vận hạn bất ngờ.
Ngày 1 tháng 6 năm 1966, Đài phát thanh Trung ương và các địa phương đều đã phát đi trang nhất báo chữ to của 7 người gồm Nhiếp Nguyên Tử v.v… dán ở Đại học Bắc Kinh. Chính ngày này Đào Chú cáo biệt Dương Thành, Quảng Châu sau 15 năm công tác ở đó, lên xe về Bắc Kinh, ông ở lầu 9 Điếu Ngư Đài.
Ngày 9 tháng 6, Đào Chú đi đến Khang Châu. Mao Trạch Đông đang mở Hội nghị ở khang Châu, Lưu Thiếu Kỳ thông báo: tình hình Bắc Kinh khiến cho Đảng uỷ các trường trung học chuyên nghiệp và đại học ở Bắc Kinh đều ở vào thế tê liệt hoặc nửa tê liệt. Thành uỷ mới của Bắc Kinh cử một số ít tổ công tác thi hành các biện pháp để điều chỉnh.
Hội nghị xuất hiện hai loại ý kiến. Đa số đồng ý chủ trương cử tổ công tác. Đào Chú nói: “Tôi tích cực ủng hộ chủ trương phái tổ công tác. Chúng tôi luôn làm công tác thực tế nên đều hiểu, cử tổ công tác xuống bám trụ, đây là một trong những kinh nghiệm thành công của Đảng ta mấy chục năm qua?”
Trần Bá Đạt thì lại nói: “Theo tôi đề nghị, không cần cử tổ công tác. Tin tưởng quần chúng, đấy là chủ nghĩa Mác. Còn cần gì phải cử”
Mao Trạch Đông cuối cùng mới tỏ thái độ: “Có thể cử tổ công tác, có thể không cử, không nhất thiết vội vội vàng vàng cử đi”.
Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình sau khi về tới Bắc Kinh, lập tức triệu tập Hội nghị thường vụ Bộ chính trị Trung ương mở rộng, các đảng bộ có người phụ trách tham gia Hội nghị quyết định: ở đâu xảy ra việc, ở đó, cử người đi. Cử tổ công tác cần nhanh, giống như đội cứu hoả đi dập lửa.
Sau Hội nghị, Lưu Thiếu Kỳ điện cho Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông trả lời đồng ý.
Ngày 18 tháng 7, Mao Trạch Đông từ miền Nam về đến Bắc Kinh, nghe Trương Xuân Kiều và một số người báo cáo lại, hôm sau mới gặp Lưu Thiếu Kỳ. Mao Trạch Đông không hoàn toàn vừa ý với việc cử tổ công tác đi, nghiêm khắc phát biểu: “Sau khi về Bắc Kinh, tôi cảm thấy rất buồn, lạnh vắng quá, cửa các trường đều đã đóng hết. Thậm chí có một số trường trấn áp phong trào học sinh… Phàm là người trấn áp phong trào học sinh đều chưa xuống hiện trường. Phong trào đã phạm sai lầm về đường lối và phương hướng”. Ông hạ mệnh lệnh: “Cần khẩn trương thay đổi, kẻo không sẽ làm hỏng bét cả bây giờ”.
Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình bị phê phán.
Trong thời gian Hội nghị toàn quốc lần thứ 11 khoá 8, Mao Trạch Đông nhiều lần chủ trì các Hội nghị sinh hoạt Bộ chính trị. Tạ Phú Trị và một sỏ người khác phê phán mạnh mẽ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Chu Ân Lai và Đào Chú không phát biểu gì trong Hội nghị.
Đào Chú to nhỏ với vợ là Tăng Chí: “Thủ tướng không nã pháo, thì tôi có bạn, có chỗ dựa. Tôi sẽ trụ vững”.
Hội nghị toàn thể kết thúc, buổi tối 2 ngày sau, Đào Chú đi cùng Chu Ân Lai thăm Lâm Bưu.
Đào Chú hỏi: “Lâm Tổng, hiện giờ trong xã hội rất rối loạn, quần chúng ắt sẽ nổi dậy, thành lập rất nhiều tổ chức, rất sống động, còn tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản chúng ta phát huy tác dụng như thế nào đây? Mọi người tâm lý hẫng hụt”.
Lâm Bưu trả lời một cách đắn đo: “Tuyệt đại bộ phận Đảng uỷ và cán bộ lãnh đạo, đối với cuộc đấu tranh này đều không hiểu và không đắc lực”.
Đào Chú nói: “Tôi và các đồng chí phụ trách cấp uỷ Đảng tỉnh thành cả nước cũng đều không lý giải nổi mục đích của cuộc vận động này…”.
“Không lý giải được tức là không đắc lực” Lâm Bưu nói một các dứt khoát.
Ngày 24-7, Đào Chú chuyển khỏi Điếu Ngư Đài đến Trung Nam Hải.
Đào Chú giúp Chu Ân Lai giải quyết một số việc của cuộc vận động, bận rộn túi bụi. Người của “cách mạng văn hoá” phóng lửa khắp nơi. Chu Ân Lai và Đào Chú phải đi “dập lửa”. Nhưng sức lửa bùng lớn, mọi nơi đều ẩn chứa hoạn nạn…
Hạ tuần tháng 9, Bí thư thành uỷ Thiên Tân là Vạn Hiểu Đường mất. Đào Chú gọi điện thoại, cho Tân Hoa xã phát đi công báo về cái chết của Vạn Hiểu Đường, 50 vạn nhân dân thành phố Thiên Tân đã tham gia lễ truy điệu.
Mao Trạch Đông sau khi nghe báo cáo nói: “Đây là thị uy Đảng, là dùng người chết để gây sức ép với người sống”.
Trong Hội nghị, chạm trán với “cách mạng văn hoá”, Đào Chú cuối cùng chịu không nổi, đã nổ phát pháo vào Giang Thanh. Ông đề nghị với Chu Ân Lai: “Giang Thanh chẳng có chức vụ chính thức gì trong cơ quan, chi bằng để bà ta làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá, công tác liên lạc hoặc tham gia hoạt động cũng có một danh nghĩa”.
Giang Thanh làm toáng lên: “Các anh gặp phải quỷ rồi”? Bà ta vuốt tóc chống tay: “Tôi làm sao có thể làm những loại công việc ấy?”. Bà ta tự nhận là phải nằm trong hàng ngũ lãnh đạo nhà nước.
Giang Thanh chất vấn Đào Chú, vì sao không đi học người, tuyên bố phải viết lên trang báo chũ to thứ nhất nói mình là phái tả cách mạng. Bà ta lên lớp: Chỉ cần anh viết tờ báo chữ to ấy thì thừa nhận anh là phái tả cách mạng, và ủng hộ anh.
Đào Chú lắc lắc đầu: “Tôi không thể không hỏi động cơ, không nhìn lịch sử”.
Giang Thanh nói: “Với vấn đề lịch sử ư, có gì là ghê gớm nào? Anh chẳng đã tửng là đảng viên Quốc dân đảng đó sao?”.
Đào Chú trừng mắt gào lên: “Cô biết tôi là đảng viên Quốc dân đảng bao giờ đấy? Tôi là Đảng viên Quốc dân đảng thời kỳ thứ nhất hợp hai Đảng Cộng sản và Quốc dân, khi đó Mao Chủ tịch cũng là Đảng viên Quốc dân đảng. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng vậy? Trước hết, cô hãy đi học lịch sử đi”.
Giang Thanh bị nạt nộ, sau đó vừa khóc vừa gào. Chu Ân Lai tế nhị tuyên bố giải tán Hội nghị.
Tháng 11 năm 1966, Đào Chú và Giang Thanh đối lập nhau ngày một gay gắt.
Đào Chú trong lần nói chuyện với ngành y tế đã tuyên bố. “Hoài nghi tất cả là không nên. Còn bây giờ là thời gian cách mạng văn hoá, rốt cuộc anh là cách mạng thật hay là cách mạng giả… Điều tra rõ ràng rồi thì mới có thể xoá bỏ nghi ngờ được” ông còn bổ sung một câu:”Giang cần phải hoài nghi? Cần điều tra, cần đi làm rõ”. Câu nói này công kích đúng vào điểm yếu của Giang Thanh.
Bà ta trả miếng Đào Chú rằng: “Ông nói rõ đi, ông hoài nghi ai? Ông hoài nghi tất cả còn trừ mình ra chứ?”.
Trương Xuân Kiều, Trần Bá Đạt và Diêu Văn Nguyên cũng hét to lên: “phái bảo hoàng lớn nhất trong Đảng hiện nay là ông đó, Đào Chú ạ!”.
Giang Thanh giơ cao nắm đấm hô to: “Phái bảo hoàng không đầu hàng, cần để cho hắn chết!”.
Không lâu sau, trên bục nói chuyện với giới văn nghệ, Giang Thanh nói dằn từng từ một: Mao Chủ tịch cùng với bạn chiến đấu thân thiết của người là Lâm Bưu, Chu Ân Lai,Trần Bá Đạt, Khang Sinh…”.
Đây là một tín hiệu, gần như là tuyên bố gạt Đào Chú ra khỏi bạn thân thiết của Mao Chủ tịch.
Có một học sinh ở Triết Giang được gợi ý, liền viết 2 quyển sách phê phán Đào Chú “Phong cách cây tùng” và “Tính kiên định của cách mạng” cho báo chữ to, tổng cộng chừng 60 trang, hơn 2 vạn chữ, dán trên các cửa nhà phố lớn đông đúc của Bắc Kinh và đã làm rầm rộ thành phố Bắc Kinh.
Tăng Chí nhờ Đào Chú tìm cho ra 2 quyển sách này, bà gửi cho Mao Chủ tịch.
Mao Chủ tịch xem xong nói: “Phong cách cây tùng” tốt thì rất tốt, nhưng cũng không có ý tứ lớn gì nhiều, đâu bằng lương thực là chính. Ông nhấn mạnh: “Lời nói trên hội diễn kịch ở Trung Nam Hải anh xem, giai đoạn hiện nay nên đưa mâu thuẫn nội bộ đặt lên vị trí quan trọng, đây là vấn đề mang tính nguyên tắc”.
Đào Chú hiểu rõ ý tứ Mao Trạch Đông là giai đoạn hiện nay vẫn lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh.
Mao Trạch Đông điều Đào Chú lên Trung ương là có ý trọng dụng. Nhưng ông ta lại ngồi vào phía Lưu, Đặng. Nhưng Mao Trạch Đông vẫn muốn bảo vệ ông ta. Trên Hội nghị mở rộng Thường vụ Bộ chính trị ngày 29-12, Mao Trạch Đông nói với Đào Chú: “Anh vì sao không chịu nói ra là anh đã phạm sai lầm không thể lý giải nổi vấn đề”. Ông nói: “Đào Chú lên Trung ương, công tác rất tích cực, bận rộn làm được rất nhiều việc”. Ông nói tiếp: Giang Thanh hay dựa dẫm, thích làm tổn thương người khác. Đào Chú là Thường vụ Bộ Chính trị, ít dự thảo luận chính thức ở Trung ương, nói ông ấy phạm sai lầm về đường lối phương hướng, trên Hội nghị lại phê phán tuỳ tiện, như vậy là trái với nguyên tắc tổ chức của Đảng”.
Sau Hội nghị, Mao Trạch Đông giữ Đào Chú ở lại chuyện trò rất nhiều: “Tôi đã rõ các chuyện hơn một tháng rồi vì sao anh không xuống cơ sở?”
Đào Chú giải thích: “Gần đây công việc bề bộn, Thủ tướng, không bứt ra khỏi công việc. Hơn nữa, lần này xuống địa phương, thời gian hơi lâu, cần phải thu xếp ít thời gian nữa. Tôi còn thiếu hai Bộ nũa là trao đổi xong, định ít hôm nữa là xuống”.
Mao Trạch Đông hy vọng Đào Chú đi đến các tỉnh thành khảo sát một thời gian. Ông tự mình chỉ định danh sách 20 người, đưa cho Đào Chú, và dặn: “Các đồng chí này “thiêu” thì cần “thiêu”, nhưng đừng “thiêu cháy thui”. Nếu còn bảo vệ được thì bảo vệ. Cần cứu người khỏi nước sôi lửa bỏng! Anh đại biểu cho Trung ương đi, tác dụng của lời phát biểu sẽ lớn, cần bảo vệ, giữ lại họ”.
Đào Chú báo cáo lại với Chu Ân Lai buổi trao đổi với Mao Trạch Đông. Trong Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị, Chu Ân Lai nói: “Chỉ thị của Chủ tịch, giờ xem là quyết định của Trung ương: Làm tốt công tác chủ yếu, sang năm mới đồng chí Đào Chú hẵng đi”.
Thế nhưng sang ngày thứ hai tin đến Bắc Kinh “đội tạo phản Vũ Hán ập đến Quảng Châu bắt Vương Nhiệm Trọng, dưới sự chỉ dẫn của “Cách mạng văn hoá Trung ương”. Lệnh ép gặp Đào Chú và giao Vương Nhiệm Trọng. Tối đó, ở hội trường nhỏ quốc vụ viện bọn “Phái tạo phản” hô lớn: “Đào Chú nhất định phải giao Vương Nhiệm Trọng”? “Đào Chú là phái Bảo hoàng quyết không xuống bệ”? “Phái Bảo hoàng không đầu hàng thì cho nó diệt vong”? “Chúng tao lệnh gấp, mày phải lập tức trả lời”
Đào Chú máu bốc lên đầu, tiếng vang như sấm: “Các người như vậy là o ép ta, chúng ta còn có gì để mà thương lượng nữa! Các người là người, ta cũng là người! Ta lấy tư cách cá nhân chống lại cách làm của các người”.
Hội trường lặng lặng được 3 giây, lại nổ một trận dừ dội: “Đào Chú chống lại nhân dân là chống lại Mao Chủ tịch”, “Đào Chú điên cuồng chống lại cách mạng văn hoá tội nghìn lần đáng chết”
“Đánh đổ Đào Chú” v.v.
Đào Chú bị công kích 6 giờ đồng hồ liền.
Trời sáng, số lượng lớn truyền đơn và báo chữ nhỏ dán rải khắp ngõ phố lớn nhỏ kinh thành Bắc Kinh…
Chiều 4 tháng 1 năm 1967, Giang Thanh, Trần Bá Đạt, Khang Sinh v.v… tiếp kiến đội chống tạo phản đã bắt Vương Nhiệm Trọng. Giang Thanh phát ra lời nói gay gắt: “Đằng sau Vương Nhiệm Trọng là ai? Là Đào Chú”.
Trần Bá Đạt nói: “Đào Chú, con người này rất tồi?. Ông ta là cố vấn của tiểu tổ cách mạng văn hoá. Nhưng với vấn đề của cách mạng văn hoá chưa thương lượng gì với chúng ta…”.
Giang Thanh lại bảo: “Ông ta độc đoán chuyên quyền là phái bảo hoàng lớn nhất Trung Quốc”. Bà ta nước mắt đầm đìa: “Ông ta đe doạ tôi ông ta còn đe doạ cả cách mạng văn hoá Trung ương”, Giang Thanh gào rên một cách điên cuồng bệnh hoạn: “Ông ta là đặc vụ”. Ba lần gào to đến khản giọng.
Khang Sinh đỡ lời: “Ông ta từ Tô Châu mà đến, năm 1937 là không phải phản bội?”.
Rất nhanh sau đó, ngoài cửa tây Trung Nam Hải loa phóng thanh công suất lớn gào thét: “Bắt Đào Chú người đại diện đường lối Lưu, Đặng”. “Đả đảo Đào Chú phái bảo hoàng lớn nhất Trung Quốc!”
Hơn hai giờ sáng, Chu Ân Lai gọi điện bảo Đào Chú đến chỗ ông, nói chuyện: “Hôm qua tôi đến chỗ Chủ tịch. Chủ tịch hỏi tôi, theo Giang Thanh nói, Đào Chú trấn áp quần chúng. Thế nghĩa là làm sao? Tôi trao đổi với Chủ tịch tình hình ngày hôm kia. Tôi nói không phải là trấn áp quần chúng, mà là thái độ Đào Chú có phần không tốt. Chủ tịch nói: “Ừ thì thái độ không tốt. Về sau không còn có nói gì nữa”. Cuối cùng nói: “Mấy ngày hôm nay anh đừng có đi đâu cả, nghỉ ở nhà. Ở ngoài, Hồng vệ binh đang lùng tìm anh, đừng có lộ ra, phiền phức. Cứ nghỉ đi, trước hết không cần công tác gì”.
Ngày thứ hai, Đào Chú mất tự do.
Sau đó 8 ngày, trong Hội nghị thảo luận “Bão tố tháng giêng”, Mao Trạch Đông thể hiện thái độ:
“Đào Chú là do Đặng Tiểu Bình giới thiệu. Đào Chú con người này không trung thực, Đặng Tiểu Bình còn khả dĩ hơn”.
Hai tuần sau đó, nơi Đào Chú ở tăng cường đến 4 cảnh vệ. Một tháng sau, đường dây điện thoại của Bộ chính trị đã bị gỡ.
“Đả đảo Lưu, Đặng, Đào” là khẩu hiệu vang lên khắp cả nước…
Đào Chú hàng ngày vẫn bị cảnh vệ áp giải đi đến cửa tây đọc báo chữ to, nhiều lần bị phê đấu, thậm chí còn bị đánh đập.
Tháng 3 năm 1968, tổ trông coi Đào Chú tăng thêm hai người nữa, làm ba vọng gác ở trong nhà.
Giang Thanh hạ lệnh: 24/24 giờ phải có bên ông ta, không được lơi lỏng.
Tháng 8, trong đại hội đấu tố Lưu, Đặng, Đào ở Quảng trường Thiên An Môn có hàng triệu người tham gia, rồi ở Trung Nam Hải cũng diễn ra đấu Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú.
Đào Chú bị đấu tố, bị tay đấm chân đá, không chịu nổi đã ngất đi, mắt hoa, nôn ọe, nhưng không được chạy chữa, nửa năm sau phát hiện là bị ung thư.
Tháng 9 năm 1969, chẩn đoán ra là ung thư di căn, nhưng không được chữa chạy tích cực, còn bị lệnh “cấp tốc sơ tán”… Đào Chú nói với vợ là Tăng Chí: “Em không cần đi cùng anh, anh sống không được bao lâu nữa, em đi cũng không giúp được gì đâu và cần tranh thủ ở cùng Lượng Lượng. Mẹ con em ở bên nhau anh mới yên lòng được. Chúng ta chỉ có mỗi mụn con gái đó thôi “.
Khi chia tay, ông chép bài thơ đưa cho vợ:
Tặng Tăng Chí.
Nơi chiên trường anh đâu sợ
Tiêc tình sâu mà phải mây tan
Tóc bạc vô tình cơn nóng lạnh
Cuộc đời đen bạc lắm chua cay
Ngựa ốm biêt kêu ăn sớm muộn
Cọ khô càng thấy sợ sương tàn Quá khứ đã quên như làn khói,
Đáy dạ vô tư rộng đất trời.
Ngày thứ hai, chủ nhiệm Cục chính trị là Vương Lương An tìm Đào Chú nói chuyện, “Thẩm tra lý lịch của anh, anh có vấn đề chính trị trước kia”.
Đào Chú nói: “Tôi là đảng viên Đảng Cộng sản, tôi có quyền bảo vệ ý kiến của mình. Tôi tin tưởng lịch sử sẽ làm sáng tỏ tất cả”.
Tối ngày 18-10-1969, Đào Chú bị đưa tới “phòng bệnh bí mật” ở một bệnh viện ở đoàn X quân giải phóng ở ngoại ô phía tây Hợp Phì. Cửa sổ đóng chặt ván, rèm cửa vừa dày vừa tối. Đào Chú sống nốt hơn một tháng phần đời cuối cùng ở nơi bị bịt kín này.
Ông ngâm một bài thơ: “Tính chất vốn đã định,còn đâu lòng lung lay, trường Hồng máu hoá ngọc khổ đau sẽ tiêu tan”.
Ông bị bệnh ung thư giày vò, tinh thẩn càng khổ não. “Uỳnh” tiếng vang lớn, tay ông đấm lên tường. Vách tường trắng in rõ dấu một bàn tay.
22 giờ 15 phút ngày 30 tháng 11 năm 1969, con tim Đào Chú ngừng đập. Tối hôm đó thi hài ông được thiêu, hộp tro ghi tên “Vương Hà” bị vứt lăn lóc trong góc nhà thiêu lạnh lẽo.
Sau hai năm đập tan “Lũ bốn tên” Tăng Chí và con gái Đào Tư Lượng khóc kể lể về mớ tài liệu hàng vạn chữ dày cộp của ông.
Sau khi nghe tin Đặng Tiểu Bình “xuống núi”, Tăng Chí và con gái đến Sơn Tây gặp Đặng Tiểu Bình, đưa cả một đống tài liệu cho ông.
Đặng Tiểu Bình sau khi phục chức, trước hết làm việc đại sự, trong đó có vụ án Đào Chú lôi từ tổ chuyên án ra giao cho Hồ Diệu Bang phụ trách.
Thời gian Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần 3 khoá 11, Đặng Tiểu Bình chỉ thị: Về vấn đề đồng chí Đào Chú! Đồng chí Đào Chú là đảng viên lâu năm của Đảng ta. Trong mấy chục năm công tác có rất nhiều cống hiến cho Đảng, cho nhân dân. Qua phúc tra, trước đây cho ông phản bội là không đúng, cần phải khôi phục.
Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá 11 đã phục hồi cho Bành Đức Hoài, Đào Chú, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn v.v. Tại hội trường lớn Đại lễ đường nhân dân đã long trọng cử hành lễ truy điệu cho Bành Đức Hoài và Đào Chú, do Đặng Tiểu Bình chủ trì, Trần Vân đọc điếu văn.
Án oan cuối cùng được minh oan sáng tỏ. Đào Chú ở nơi cửu tuyền có biết?