VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

14. Hoạn nạn cho những tấm lòng ngay thẳng và tiên phong

Từ những thập niên 30, 40 Nhiếp Cam Nỗ đã làm rạng rỡ trên văn đàn, vào đầu thập niên 50, ông đã làm chủ nhiệm Ban biên tập sách Cổ điển và Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Văn học nhân dân. Sau đó bị liệt vào “phái hữu”, “Phản cách mạng ngày nay” chịu oan uổng hơn 30 năm. Ông đến từ vùng đất hoang vu thuộc huyện Kinh Sơn tỉnh Hồ Bắc. Lúc còn bé ông đã có tiếng là thần đồng.

Khi ông mới 8 tuổi thày giáo ra một vế “Trung thu tiết” (ngày tết trung thu) ông đã thuận mồm đáp ngay “Thượng đại nhân” (Trở thành quan to). Sau này đứa con tài hoa của xóm làng đã xa rời xóm núi dấn thân vào xã hội rộng lớn. Ông đến Hoàng Phố tham gia “Đông chính” trở thành người sĩ quan thanh niên cách mạng. Thời kỳ kháng chiến ông phải gác Võ Tòng Văn. Khi ông được vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến Diên An được sự quan tâm của Mao Trạch Đông, ông được vào Tân Tứ quân, dùng bút làm vũ khí. Ông còn được Chu Ân Lai thân thiết gọi là “Em rể”. Nhưng ông chẳng tránh khỏi vận hạn nguy hiểm trong phong trào “truy quét phản động”. Ông bị nghi ngờ, đến phong trào “Phái hữu”, ông bị liệt vào “phần tử phái hữu” bị đưa đi khai hoang vùng Bắc Đại, sau đó lại bị kết luận là “Phản cách mạng ngày nay” và bị vào nhà giam.

Ông là nhà lão thành Cách mạng. Vào Đảng năm 1934, ông đã từng là một trong những tù binh được “đặc xá” của tập đoàn quân Quốc dân đảng.

Năm 1951 Nhiếp Cam Nỗ khước từ chủ bút “Báo văn hội” của Hồng Kông. Tháng 3 ông về nước tham gia Hội Văn hoá giáo dục khu Trung Nam. Sau đó ông đến Bắc Kinh, được nhận công tác ở Nhà xuất bản Văn học nhân dân, nhận trách nhiệm chủ nhiệm Bộ môn cổ điển và kiêm Phó Tổng biên tập. Từ năm 1953 phong trào “Quét phản động” trở đi, Nhiếp Cam Nỗ bắt đầu nửa cuộc đời đen đủi của mình, tù tội nhục nhã oan khiên cứ bám theo ông bước vào những năm tàn lụi đầy chông gai.

Năm 1952 do ảnh hưởng của Hồ Phong thành viên “Liên minh cánh tả” đã trở thành tên cầm đầu tập đoàn phản cách mạng”. Năm 1934 người giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản là Ngô Khê Như cũng trở thành “tội đồ”, mà cuộc đời cá nhân Cam Nỗ thâu tóm lại cũng phức tạp. Năm 1952 ông tham gia “Hội thân thiết” của Quốc dân đảng, mà sự giao lưu của ông với Khang Trạch đầu sỏ đặc vụ, Dục Chính Cương kỳ cựu phản cách mạng và Điêu Hoàng Tri, Tăng Dưỡng Bồ, Trương Đạo Phan, đều là những người có quá khứ không trong sáng, nhiều uẩn khúc. Thời kỳ đầu giải phóng vì vậy không che giấu những điều dễ bị nghi ngờ mà tự cho rằng mình dũng cảm đi Hồng Kông thảo kế sách làm phản, thống lĩnh công tác chiến đấu. Tất cả những mắt xích nghi ngờ đã trở thành chiếc lưới bí mật bủa vây Cam Nỗ. Ông đã trở thành “đối tượng phản động cần quét sạch”. Hầu như thế là đã đủ “căn cứ thuận lý” rồi. Nhưng hình như như vậy vẫn chưa đủ cho con người đen đủi còn những sự việc quái lạ khác nữa vẫn cứ đổ xô vào ông. Thật đúng là “Giậu đổ bìm leo”, ngay lúc đó lại xuất hiện một cuốn truyện tranh, ảnh do đích thân Uông Tinh Vệ tự tay ghi tặng ông.

Vào một ngày, Thịnh Gia Luận gọi điện cho Nhiếp Cam Nỗ rủ ông đi xem một thứ. Thịnh Gia Luận cầm quyển hoạ báo do Uông Tinh Vệ ký tên và đóng dấu đưa cho Nhiếp Cam Nỗ, đây là quyển có ảnh của mẹ Uông. Những năm đó hầu như những nhân viên công tác tại “Trung Hoa Nhật báo” ai cũng có và cũng đều ký tên đóng dấu. Điều đó chẳng có gì là lạ. Song điều lạ là Cam Nỗ không thể nhớ lại Uông đã đưa quyển sách như vậy cho ông, sao nó lại nằm trong tay Thịnh Gia Luận?

Ông hỏi: “Anh lấy nó là từ đâu vậy?” “Tôi tình cờ nhìn thấy trong cửa, hàng sách cũ, cảm thấy thích liền mua về cho anh”.

Hai người cùng nhìn và cười. “Quyển sách này lúc ấy nếu là người trung thành, thật thà học tập thì cũng coi là có tội?” Cam Nỗ mang quyển hoạ báo cất đi và ông cho rằng đó là việc kỳ lạ rồi có lúc còn cho mọi người xem. Trong chốc lát mọi bằng chứng đã đầy đủ. Ông không những quan hệ với đặc vụ phần tử phản cách mạng mà còn quan hệ với Uông Tinh Vệ Hán gian bán nước. Đúng là có nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không gột sạch được.

Bao nhiêu vấn đề cần phải trả lời, bao nhiêu nghi vấn phải lý giải: Các loại đầu sỏ đặc vụ đưa tiền cho anh, mà kẻ đầu sỏ đặc vụ là kẻ không đạo lý giết người, sao lại nói quan hệ cá nhân? Nhất định anh cũng là đặc vụ hoặc bị đặc vụ lợi dụng Cam Nỗ không thể đưa ra một chứng cứ nào để trực tiếp chứng minh mình không phải là đặc vụ ngay cả những chứng cứ gián tiếp cũng không đưa ra được. Ông nghĩ chỉ còn đề nghị tổ chức kiểm tra cuộc sống đã qua của ông, mà cuộc sống đã qua của ông thì có rất nhiều vấn đề, ông nói rằng ông đã từng làm công tác văn hoá tiến bộ như thế nào, ông đã viết nhiều bài chỉ trích Quốc dân đảng. Nhưng đánh giá một con người là phải nhìn vào hành động của anh ta chứ không phải lời nói. Cam Nỗ thậm chí có lúc nghi ngờ chính mình là “Đặc vụ” thật. Thế là tự mình kiểm tra đi kiểm tra lại ông vẫn không thể cho mình là làm nổi việc đó. Ông càng cố gỡ rối thì lại càng rối thêm, càng cố biện minh thì lại càng trở thành ngoan cố.

Thế là một rồi hai rồi ba lần đề đạt kiến nghị với tổ chức ngoài việc ông với thái độ thực sự cầu thị, trung thành và chân thực giúp tổ chức tìm hiểu vấn đề ra ông còn cách gì nữa đây? Cam Nỗ bị đưa cách ly để xét hỏi. Ông vô cùng khổ tâm.

Qua một vài lần đi họp về ông lại nghe mình trước đây là “Phản cách mạng”, đặc biệt ba chữ “phản cách mạng” từ mồm Tuyết Phong nói ra đối với ông như sét đánh trên đỉnh đầu.

Có lần trong thời gian xét hỏi, Lầu Thích Ý hỏi Cam Nỗ có còn tin tưởng vào Đảng không. Ông nói: “Khi tôi thừa nhận Hồ Phong là phản cách mạng thì chính là lúc tôi không tin vào Đảng”. “Nếu đưa anh đi bắn chết, anh cũng vẫn tin vào Đảng” “Tôi rất xấu hổ vì tôi không làm được như vậy”. Cuộc xét hỏi kết thúc, Cam Nỗ được coi không phải là phản cách mạng, nhưng tiểu sử có vấn đề chính trị nghiêm trọng nên bị Chi bộ nhất trí khai trừ ra khỏi Đảng. Phong trào chỉnh phong bắt đầu. Vợ của Nhiếp Cam Nỗ là Tri Cần (Chu Dĩnh) cũng là cổ động viên của Học viện Xã hội chủ nghĩa. ảnh hưởng của Hội nghị Tiểu tổ khiến mọi người nhao nhao hưởng ứng. Là người đứng đầu của Tiểu tổ nên Tri Cần phải nhiệt tình, thành khẩn giúp đỡ Đảng chỉnh phong.

Cam Nỗ không ngăn cản bà đi đấu tranh, bởi vì ông hiểu rằng đây là đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, làm việc vì Đảng. Ông chỉ khuyên bà không nên nói đến vấn đề Hồ Phong để tránh gặp phải sai lầm, đồng thời dặn dò bà chú ý cân nhắc khi phát biểu. Những lời nói đã qua thực tế phũ phàng và những lời nói nảy sinh ảnh hưởng không tốt thì không nên nói. Tri Cần nói: “Tôi vốn muốn giúp đỡ Đảng chỉnh phong, hưởng ứng lời kêu gọi: Mọi nơi lên tiếng, mọi người lên tiếng của Đảng. Tôi tuy không phải là đảng viên nhưng đã đi theo Đảng mấy chục năm rồi. Nếu không vì yêu quý Đảng, giúp đỡ Đảng chỉnh phong tôi nói ra những điều đó làm gì? Mà những người khác họ còn phát biểu đanh thép hơn tôi nhiều, sao ông cổ hủ quá vậy.

Phát biểu của bà nhận được sự hoan nghênh của đông đảo người nghe trong Học viện xã hội chủ nghĩa. Bà còn đến Trụ sở cách mạng nhân dân, Bộ Bưu điện phát biểu, ảnh hưởng ngược lại rất lớn.

Nhưng bà không ngờ diễn đàn phát biểu ấy đã trở thành tội chính của “Phần tử phái hữu” tấn công vào Đảng.

Thế là bà đã bị chụp cái mũ “Phái hữu” lên đầu” hạ cấp hạ lương. Mà Cam Nỗ cũng bị coi là kẻ đầu sỏ, giúp bà “khơi mào” tuyên truyền phản động. Cam Nỗ chẳng còn cách nào, cố tìm bằng được bản viết tay của Chu Dĩnh làm để phát biểu chứng minh chữ viết đó không hề có một chữ của ông, nhưng việc đó không thay đổi.

Ông bị khai trừ Đảng tịch, và bị chụp trên đầu cái mũ “Phần tử phái hữu”.

Trong lúc tức giận, Nhiếp Cam Nỗ đã chủ động yêu cầu tham gia khai hoang vùng Bắc Đại của những người bị liệt vào “Phái hữu”. Đầu năm 1958 Nhiếp Cam Nỗ mang theo gói nhỏ hành lý của mình đến vùng Bắc Đại.

Một thư sinh yếu ớt, sức trói gà không chặt, đã gần đến tuổi “Thượng cổ lai hy xưa nay hiếm, vạn bất đắc dĩ phải đi để thể hiện mình; sự thể nghiệm cuộc sống của ông phải chăng là hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở nơi mà giọt nước cũng đóng thành băng, tình cảm của con người còn lạnh hơn băng giá mà vẫn phải chịu đựng. Thêm vào đó định mức lao động của phong trào “Đại vọt tiến” nghe thấy đã khiến người ta sợ hãi.

Điều kỳ lạ là hầu như mọi người đều có thế hoàn thành mà thậm chí còn vượt mức nữa. Còn Cam Nỗ thì sao? Thân già suốt ngày quần quật, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất làm việc mong cố gắng đạt bằng tốc độ của mọi người nhưng không thể làm nổi, cuối cùng vẫn thua kém họ.

Ông chẳng quản ngại làm sớm, làm tối nhưng vẫn còn cách chỉ tiêu đặt ra khá xa. Ngoài việc bị phê bình nhục mạ, mắng nhiếc ra, ông chỉ còn tự than vãn một mình “trăm sự do người” “Vật lý khó thông”. Có một thanh niên gọi là Tiểu Đang nhìn thấy Nhiếp Cam Nỗ gieo hạt, cảm thấy vừa buồn cười vừa thương nên đã nhắc nhẹ ông. Anh ta nhẹ nhàng thẳng thắn góp ý: “Ông Nhiếp à ông nên sáng tạo trong công việc một chút, xem cách làm của người ta ấy, ông cứ nhắm mắt mà làm chỉr suốt ngày bị phê bình bị khiển trách thôi” “Như thế nào là mở mắt làm?” Làm việc là làm chứ!” “Cũng nên linh hoạt một chút gọi là xảo thuật ấy mà, ví dụ tra hạt đậu này không nhất thiết phải theo khoảng cách nhất định có thể rộng có thể hẹp một chút mới nhanh được”, “Như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng? Cam Nỗ tôi không dám coi thường sản lượng? “Ngườỉ ta chỉ cần số lượng, một mình ông dám đảm bảo chất lưòng à?”. Thấy Cam Nỗ không nói nữa anh ta nói tiếp: “lại nói ví dụ, làm cỏ chi cần phần đầu đất và cuối đất làm cẩn thận một chút còn ở giữa chỉ qua quýt loáng thoáng thế là được”. “Không trách các anh nhanh đến thế, thì ra là chỉ cần có quỷ kế một chút”. Nét mặt Cam Nỗ tỏ ra không vui, “Muốn khỏi bí phê bình, khỏi bị chụp mũ, ông nên đảm bảo chất lượng, hoàn thành chỉ tiêu, cái chỉ tiêu đó đến lực điền của địa phương cũng sợ hãi mà bỏ chạy”

“Đúng, đúng ý tốt của anh, tôi xin nhận”.

Tuy ông lĩnh hội ý kiến ấy song ông vẫn cần mẫn, đến tối vẫn cẩn thận tra đỗ, làm cỏ, và vẫn cẩn thận nghe phê bình. Sau đó người phê bình ông liên tục cũng nhìn thấy ông quá “ngốc” nên đã cho ông làm các loại việc khác để ông thử nghiệm sự hỗn tạp của cuộc sống, như đun nước, đưa cơm, rừa nhà xí, đào cống, chăn ngựa… Sau này họ còn quy định trong phong trào “Vọt tiến” xuất hiện bao nhiêu “Lý Bạch, Đỗ Phủ, Quách Mạc Nhược”?

Mỗi ngày mỗi người phải nộp một bài thơ đây là mệnh lệnh của cấp trên, là nhiệm vụ! Đúng là “Vạn độc phong tiền tề hữu lệ, Hà nhân bỉ hạ cản vô thi”. Trước ngàn gió độc ai rơi lệ, nào ai phóng bút viết nên thơ. Thế là Cam Nỗ lần thứ nhất làm thơ cổ, lần đầu làm thơ viết về lao động và cùng những người khác trong lao động.

Phần lớn ông dùng buổi đêm miệt mài làm song bài thơ dài theo thể cổ thất ngôn. Ngày thứ hai, đội trưởng ra lệnh cho Nhiếp Cam Nỗ một đêm phải làm được 32 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu thơ với tên bài thơ là “Tiếng kêu đầu tiên của cỏ hoang miền Bắc”. Sau đó cứ mấy ngày một lần, Cam Nỗ giao bài thơ cổ. Ông đã trở thành “nhà thơ vọt tiến”. Ngày lao động tối về làm thơ. Lao động là thơ, thơ là lao động… Trong đội có nhà soạn kịch, một nhà thơ~ một hoạ sĩ chiến đấu với trời đánh nhau với đất, cờ hồng phất phới, trời đầy băng, đất đầy tuyết lấp lánh ánh bạc, nếu trên đầu không có mũ “Phái hữu” thì cuộc sống này tràn đầy ý thơ. Có một lần họ tự tay làm mấy dãy nhà đất lợp tranh. Vì nhà mởi vẫn còn ướt không thể ở được.

Cam Nỗ và mấy người lớn tuổi được cử đi làm công việc nhóm lửa hun khô. Hôm đó ông đang ngồi trước bếp đun nước bị khói xông lên khiến nước mắt ròng ròng. Chợt ở bên ngoài có người kêu to “Nhiếp Cam Nỗ, xem lửa kìa, anh không ra mau, muốn chết thiêu à”. Vọt qua đám khói dày đặc ông mới biết những dãy nhà mình làm đã bị cháy. Lửa cháy bừng bừng, ông vừa chạy khỏi được mấy bước ngọn lửa trên nóc nhà đã liếm vào giữa nhà. Thế là Cam Nỗ lại bị đưa ra cuộc họp phê đấu. Nói rằng do ông đốt. Đương nhiên là ông không thừa nhận. Ngay việc lửa xuất hiện từ đâu ông còn không rõ.

Nhưng mấy người cùng làm việc đốt lửa làm khô nhà thì nói rằng ông hút thuốc. Ông có diêm và đầu thuốc nên mọi người cho rằng lửa tất nhiên do ông gây ra không còn nghi ngờ gì nữa.

Bí thư chi bộ Đảng đội 5 là một thanh niên bộ đội chuyển ngành. Anh ta đưa Cam Nỗ đi xem hiện trường sau vụ cháy. Mọi chỗ là những đoạn tường cháy xém, những cột nhà cháy trơ ra chỉ thiên chỉ địa trông như cánh tay tàn phế. Những căn nhà cỏ mới dựng nay không còn nữa… Cam Nỗ cảm thấy đau lòng, mang cảm giác sợ hãi.

Người Bí thư chi bộ Đảng trẻ tuổi giảng giải cho ông rất nhiều đạo lý, chính sách.

Tuy gần mà rất xa, tuy xa mà rất gần ý anh ta nói: Chẳng thà thẳng thắn thừa nhận điểm tốt của mình và tội lỗi phá hoại xây dựng… Cam Nỗ đương nhiên hiểu được ý anh ta cho nên ông nói trong đau khổ: “Anh là đảng viên, tôi cũng là…, năm 1934 vào Đảng, anh là quân nhân phục viên chuyển ngành, tôi cũng đã là Tân Tứ quân… lòng dạ mọi người đã quá rõ, thẳng thắn mà nói một câu thôi, phải chăng trong công tác anh đã gặp khó khăn? Lửa à! Tôi xác định là tôi không đốt, tôi cũng không hiểu lủa từ đâu bốc lên. Thế này nhé, tôi dùng danh dự Đảng của tôi, nhân cách con người tôi đảm bảo. Tôi quyết không làm những việc không có tình người ấy. Nhưng… nếu Đảng yêu cầu tôi nhận là đốt, nếu đối với công tác có lợi, tôi có thể thừa nhận”.

Cam Nỗ nói rất khẩn thiết, rất đau khổ, không cầm được nước mắt tuôn trào. Người quân nhân trẻ bỗng quay mặt đi xoa xoa mũi, trên mi mắt anh ta cũng ướt nhòe… Cũng từ bừa đó về sau Cam Nỗ không còn bị cuộc họp lớn, cuộc họp nhỏ phê đấu nữa, ông đã tưởng bình an vô sự. Chẳng bao lâu hai viên cảnh sát đến bảo ông thu xếp hành lý và đi cùng với họ. “Có lẽ đổi nông trường?”, ông nghĩ vậy. Ai ngờ đi một mạch tàu hoả đến Hồ Lâm, xuống tàu họ đưa ông vào trại giam trong nhà giam Hồ Lâm. Nhiếp Cam Nỗ chẳng dễ dàng viết thư cho Tri Cần, bởi vì sự phấn đấu của Tri Cần mà cũng phải cảm tạ sự nhiệt tình của Cục trưởng Cục khẩn nông (khai khẩn đất canh tác nông nghiệp).

Năm mới vừa qua đi, Cam Nỗ lập tức bị đưa vào thẩm vấn. Ông bị phán xử tù một năm “Chấp hành trước”, đến lúc kết thúc vụ án mởi được đưa “Phạm nhân đốt lửa” vừa được thả ra cùng nhau đi khỏi Hồ Lâm. Cam Nỗ trở về nông trường 850.

Không lâu ông bị đau răng, đề nghị lãnh đạo đội làm chứng để đến bệnh viện huyện khám bệnh.

Trên chứng minh viết: “Thuộc đội của chúng tôi có phần tử phái hữu Nhiếp Nỗ…”. Cam Nỗ không thèm nói một tiếng cầm lấy chứng minh trước toàn bộ lãnh đạo đội và những cặp mắt của đông đảo quần chúng ông xử 2, xé 3, xé 5, xé nát vụn rồi vung tay ném đi như những cánh bướm giấy bay lả Trước sự kinh ngạc của mọi người, không nói được một lời nào ông nhìn thẳng vào lãnh đạo đội giọng nói không cao nhưng ngữ khí sắc lạnh: “Tờ chứng minh đó khai chưa đủ, tôi còn bị phạt một năm tù vừa hết hạn, viết tiếp đi!”.

Cuối thu năm đó không rõ có phải do sự quan tâm của vị lãnh đạo Cục nông khẩn hay vị đó không sợ nguy hiểm “bao che cho phái hữu” mà Cam Nỗ được điều lên ban biên tập “Văn nghệ khai hoang Bắc Đại” cùng với người hoạ sĩ đã ở trên đó trước là Tiểu Đinh (Đinh Thông) kết thành anh em “hữu già”. Sau khi Tri Cần về đến Bắc Kinh đem hết những điều mắt thấy tai nghe trên đường thăm trại giam làm một cuộc hội báo với Bí thư trưởng Trương Chấp.

Trong cuộc họp thường vụ Hội nghị hiệp thương lần 1 vừa hay Thủ tướng Chu cũng đến dự, Bí thư trưởng Trương đã nói lên trong Hội nghị tĩnh hình của những người “phái hữu cũ” đang lao động cải tạo trên vùng khai hoang Bắc Đại, ông nói: “Một số người phái hữu già cả ốm yếu đang ở nơi mà giọt nước cũng đóng băng, đang lao động khai hoang ở Bắc Đại, lạnh dưới mấy chục độ âm.Thực sự có rất nhiều khó khăn vô cùng gian khổ…

Thủ tướng Chu nghe liền hỏi: “Ai già cả ốm yếu?”

“Ví như Nhiếp Cam Nỗ…”, Thủ tướng Chu ngạc nhiên hỏi: “Ái chà Nhiếp Cam Nỗ trở thành phái hữu khi nào vậy?”.

Sau đó Hội nghị hiệp thương nhận xét cơ bản là biểu hiện lao động tốt, thêm vào đó có rất nhiều thực tế khó khăn nên quyết định để toàn thể các “lão hữu” ở vùng hoang Bắc Đại về Bắc Kinh. Mùa xuân năm 1962 Cam Nỗ về đến Bắc Kinh, ông được công tác tại Uỷ ban tư liệu Khoa học lịch sử văn học Hiệp thương toàn quốc, với chức vụ “chuyên viên văn sử”.

Sau khi Nhiếp Cam Nỗ về công tác ở Hiệp thương, tuy rằng kinh tế còn khó khăn nhưng có cuộc sống bình yên, không còn phải đấu tranh với thế giới bên ngoài. Ông vốn nghĩ rằng phải một lòng cố tìm trong đống giấy cũ để làm nên một thành tựu nào đó. Nhưng đầy đường phố là biểu ngữ lớn, báo chữ to. Hồng vệ binh quân trang xanh, cánh tay đeo băng đỏ, phá “bốn cũ”: “Quét sạch hết bọn đầu trâu mặt ngựa” “Diệt tư sàn ung hộ vô sản” Cách mạng không phải là mời khách ăn cơm”… Một chốc nhà này bị khám xét, một chôc nhà kia bị phá “bốn cũ” ai, ai, cũng “chuyên chính”, ai cắt tóc kiểu đầu cũ, mới, nhà ai vừa tìm được nhật ký phản động, bản thảo, sổ nợ chính trị… Tin tức đưa đến, lòng người bàng hoàng.

Cam Nỗ tuy nói rằng là “con hổ chết” song ông vẫn sợ lại bị tóm gáy một lần nữa, “Bước vào vết chân cũ” Từ sau khi ở vùng hoang Bắc Đại trở về Bắc Kinh, ngoài việc chuyên tâm vào đống sách cũ, giao lưu với những nhân vật mấy trăm năm trước, ông còn cùng các “lão hữu” xướng hoạ có không ít thơ -từ trao đổi cho nhau.

Sợ Hồng vệ binh đến lục soát phá “bốn cũ” trong nhà, ông nghĩ đem tất cả cho mồi lửa, chẳng còn dấu vết gì, nhưng lại làm không nổi. Cuộc đời ông sinh ra vốn chẳng hiểu chính trị. Trong những giờ phút như vậy ông vẫn nghĩ một cách kỳ lạ là ở chỗ nào đó bên ngoài hoặc thật xa nơi biên giới sẽ tốt hơn ở Bắc Kinh mây gió chính trị không sôi động như ở đây. Không làm hung dữ như ở đây thì ở đó có thể giữ gìn được những bản thảo thơ của ông. Vừa may có người bạn phải về Tứ Xuyên, với sự suy nghĩ của Cam Nỗ, đường đến nước Thiên Phủ vẫn không xa là mấy? “Khó khăn trên đường sang Thục khó bằng đi lên trời xanh” Cam Nỗ bèn nhờ ông ta mang về một phong thư dày dày (Trong thư là bản thảo thơ) đến thành đô. Người nhận là ai đây? Mai Chí – vợ của Hồ Phong, Cam Nỗ đã nghe tin Hồ Phong đã được thả, được trả tự do hiện đang ở trong một biệt thự nhỏ, nhưng ông không biết rằng đó là “chấp hành ngoại giam” càng không hiểu ngoài cửa nhà ông ta là trạm gác “Hãy tưởng tượng xem lá thư đó có kết quả ra sao” Tự nhiên đem gửi vào Cục Công an, mà bản thảo trong lá thư đã trở thành bằng chứng đanh thép đế “công bố tội”.

Chẳng bao lâu đêm 25 tháng 1 năm 1967, Cam Nỗ bị qui “tội phản cách mạng hiện hành”, ông bị bắt ngay tại nhà mình. Có chuyện kế rằng, có kẻ nào đó đã bán rẻ ông ta, lại còn thổi phồng lên chính mắt nhìn thấy. Kỳ thực chẳng có ai “bán rẻ ông” mà chính ông “đưa đầu chịu án”. Cam Nỗ lúc đầu bị giam ở trại giam phần Sơn Tây sau đó lại chuyển đến sở theo dõi quản lý huyện Tắc Sơn.

Trại giam là “Thánh địa” của học tập. Ông ở đó học tập “Tư bản luận” đạt được kết quả ngoài sự suy nghĩ. Khi Cam Nỗ đang phấn khởi học tập đến quyển thứ 3 “Tư bản luận” thì vào một ngày kiếm tra trại giam, phạm nhân đều tập hợp ở ngoài sân” cai ngục kiểm tra từng phòng giam. Hai quản giáo gọi Cam Nỗ đi theo họ.

Khi đến phòng làm việc thì thấy không phải chỉ những lời giáo huấn đơn điệu hàng ngày. mà bầu không khí dường như vô cùng nghiêm trọng, ngoài những người quản giáo và sở trưởng ra còn có hai vị pháp quan bệ vệ ở đó. Cam Nỗ nghĩ bụng e rằng họ tuyên phạt, ông đã sớm mong chờ ngày hôm nay. Ông đã đứng yên, hai người quản giáo đứng gần lại bên ông, người bên phải người bên trái. Không hề nghe thấy tuyên bố một tội trạng gì chỉ có “Tình tiết nghiêm trọng, thái độ tồi tệ” đại loại mấy từ kết luận là phạt “Tù chung thân”.

Ông đứng ngẩn ra ở đó cho đến khi có người nói với ông có thể đi… Cam Nỗ viết một lá đơn khiếu nại.

Không lâu Pháp viện thành phố Bắc Kinh cử hai người nữ pháp quan đến Sở quản lý trông coi Tắc Sơn tiến hành cuộc xét hỏi đối với ông. Đối với những câu trả lời của ông phàm là những điều chứng minh ông vô tội thì họ không ghi lại, nhửng cái họ ghi lại đều mang chứng cứ của tội mới.

Cam Nỗ bị quay liên tục, những vấn đề được lật đi lật lại làm cho ông chán ngán quá sức, mệt mỏi rã rời, chỉ mong sao dừng lại loại thẩm tra này dù có bị cực hình ông cũng tình nguyện. “Tôi rút đơn khiếu nại có được không?”. Ông bất ngờ hỏi “Có thể”. Vậy tôi có thể “về được rồi”.

Không lâu sau Cam Nỗ lại bị giải về trại giam Lâm Phần. Từ Tắc Sơn chuyển về trại giam Lâm Phần, Cam Nỗ bị đưa vào “đội tàn phế già”. Những người trong độì tàn phế già cũng tham gia chút lao động, Cam Nỗ tham gia việc giúp nhà bếp nhặt rau, rửa rau, gọt khoai tây, củ cải các loại v, v…

Cam Nỗ đến trại Lâm Phần không lâu, không rõ ai nói ra ông là nhà văn học,làm từ điển, đã từng đi học qua mấy nước. Mấy người có tên tuổi đều mời ông giảng một số văn ngôn. Ông cũng hay đi nên cũng có thể nhiều người biết đến ông. Năm 1975 nước nhà tuyên bố đặc xá cho các tù binh và các cấp đoàn thể Quốc dân đảng. Không hiểu họ làm thế nào Cam Nỗ cũng nằm trong số được “đặc xá” Khát vọng tự do của ông đã khiến ông không đi phủ nhận cái sai lầm đó, ông vội vàng đi ra lĩnh một bộ quần áo mới, một bộ đệm, chăn mới và 100 đồng, vội vã báo cho Tri Cần và vợ chồng người bạn già Chung Kính Văn. Tri Cần nhận được tin vui ngoài sự tưởng tượng của mình, vội đến ngay trại giam Lâm Phần, nơi đây trong khung cửa sắt người bạn đời của bà đã phải sống đằng đẵng 10 năm cách biệt. Giờ đây tại chiêu đãi sở của nhà giam Lâm Phần diễn ra sự đoàn tụ của vợ chồng bà.

Qua sự ngoại giao của Tri Cần, Cam Nỗ lại được phê chuẩn trở lại Bắc Kinh, hai người sánh vai bước lên tàu hoả trở về Bắc Kinh. Cam Nỗ lúc này đã là ông già cổ lai hy rồi, nên đi bộ cũng khó khăn, hít thở cũng không dễ dàng, một ông già động một tý là thở hổn hển. Đợi chờ ông trở về Bắc kinh là con gái Hải Yến của ông. Vừa gặp con gái có lẽ do bị kích động tinh thần quá mạnh nên ông đã đột ngột vĩnh biệt nhân gian.

Vận mệnh đối với một ông lão thật không công bằng. Mãi đến Đại hội toàn quốc lần thứ 3 khoá 11, một người đã trèo non lội suối mấy chục mùa thu đông trong nghịch cảnh nhưng mãi đến những năm bát tuần mới được đón tlếng chuông buổi sáng quyết định sinh mệnh chính trị: Ngày 10 tháng 3 năm 1979 phán quyết của Toà án nhân dân Tối cao thành phố Bắc Kinh đã huỷ bỏ phán quyết đối với ông trước đây, tuyên cáo ông vô tội.

Tiếp theo ngày 7 tháng 4 Nhà xuất bản Văn học nhân dân cải chính việc làm sai với ông, khôi phục Đảng tịch cho ông khi ông không còn trên cõi nhân gian này nữa.

VN88