VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

13. Thiếu tướng phê
Mùa xuân năm 1957, Cát Bội Kỳ giảng viên trường Đại học Vật lý nhân dân Trung Quốc đã ba lần nhận giấy mời của Đảng uỷ Trường mời ông tham dự “Hội nghị toạ đàm những nhân sĩ ngoài Đảng”, Cát Bội Kỳ là đảng viên cộng sản hoạt động bí mật hơn mười năm rồi. Vì tổ chức bí mật bị phá vỡ người lãnh đạo đơn tuyến bị bắt nên mất liên lạc với tổ chức. Ông đã sớm yêu cầu khôi phục lại sự liên lạc đó, song vẫn chưa được đáp ứng, nên ông không muốn là một “Trí thức ngoài Đảng”. Do vậy hai lần Hội nghị trước ông không tham dự, đến lần thứ 3 này ông miễn cưỡng tham dự. Đó là ngày 24 tháng 5 năm 1957. Bí thư Đảng uỷ yêu cầu mọi người sôi nổi phát biểu giúp đỡ xây dựng tác phong đảng viên. Sau một số ý kiến Cát Bội Kỳ đã phát biểu về một số việc làm không phù hợp với trường đại học, không nên xa rời quần chúng, không nên coi thường phần tử trí thức, cán bộ đang viên không nên có cách sống khác người, phải khắc phục chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa đảng phái và quan hêu… Ngày 27 tháng 5 “Tuần báo Người vĩ đại” đã đăng lời phát biểu của Cát Bội Kỳ (đã được sửa đổi), trong đó nói rằng: “Không nên tin tưởng vào hàng ngũ trí thức chúng tôi, làm thì tốt đấy song có thể là chẳng ra gì quần chúng có thể lật đổ các anh. Giết chết những người Cộng sản, lật đổ các anh, đây không thể nói rằng không yêu nước vì những người đảng viên cộng sản, không phục vụ nhân dân”. Đó rõ ràng không phải Cát Bội Kỳ nói, cho nên ngay chiều hôm đó ông đã đến gặp Đảng uỷ Trường yêu cầu cải chính lại. Phó Bí thư, Phó hiệu trưởng Nhiếp Trân nói: “Đảng Cộng sản thực sự cầu thị, đã sai thì phải sửa, có thể sẽ cải chính”

Ngày 31 tháng 5 “Nhân dân Nhật báo” thứ 7 đăng tin Hội nghị toạ đàm chỉnh đốn tác phong của Đại học nhân dân Trung Quốc. Mở đầu đã đăng ghi âm lời phát biểu của Cát Bội Kỳ, thêm đầu bớt đuôi, sửa văn đổi nghĩa. Ngày 5 tháng 6 “Nhân dân Nhật báo” dựa vào mục “Thư độc giả” đăng phát biểu ngày thứ 7 “Tôi phản đối quan điếm của Cát Bội Kỳ”. Trong bài này đã gọi rõ họ tên ra phê phán, ngày 6 tháng 6 “Nhân dân Nhật báo” đăng tiếp “Nhân dân không nhờ Cát Bội Kỳ phát biểu như vậy” “Phát biểu của Cát Bội Kỳ không phù hợp với thực tế” “Tôi hầu như không còn tin vào mắt mình”. Ba bài xã luận, ngày 7 tháng 6 lại đăng tiếp một bài nữa.

Ngày 8 tháng 6 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành “Chỉ thị các tổ chức có liên quan chuẩn bị lực lượng phản kích tấn công những phần tử cánh hữu”. Nhân dân Nhật báo đăng xã luận “Đây là cái gì?” Còn đăng “Phải làm sạch tư tưởng hạn hẹp của Cát Bội Kỳ”… Ba bài xã luận dài phê phán Cát Bội Kỳ. Lại một lần nữa giở lại ghi âm phát biểu của Cát Bội Kỳ. Lấy chủ đề là “Bàn về những lời phản lại Đảng Cộng sản” bài báo viết “Quần chúng muốn lật đổ Đảng Cộng sản, giết chết những người đảng viên cộng sản. Nếu các anh không thay đổi, không cần phải cãi nhau nữa, đến lúc hủ bại quá thì sẽ phải bỏ đi thôi, đó là con đường tất phải theo. Rồi cũng sẽ có ngày chúng tôi sẽ phù hợp với quy luật phát triển Xã hội chủ nghĩa. Chỉ hô muôn năm suông thôi thì có tác dụng gì”. Cát Bội Kỳ xem báo xong, trong lòng rất lo sợ, từ trước đến nay ông không bao giờ nói như vậy nên vội viết thư yêu cầu “Nhân dân Nhật báo” cải chính, nhưng “Nhân dân Nhật báo” chẳng thèm để ý đến. Ngày 14 tháng 6 “Nhân dân Nhật báo” tách biệt 3 bản tin phê phán Cát Bội Kỳ ở những nơi khác nhau “Điện báo Nam Kinh, điện Bảo Định, điện Thẩm Dương” đồng thời đưa bài xã luận “Học sinh của Cát Bội Kỳ lên án Cát Bội Kỳ”.

Ngày 15 tháng 6 đăng tiếp bài viết của một trí thức dân chủ nào đó. “Tôi dành một số ý kiến phát biểu với sự im lặng của Cát Bội Kỳ”. “Nhân dân Nhật báo” liên tục đăng tải, tập trung. mũi nhọn vào phê phán Cát Bội Kỳ. Báo chí khắp các nơi rầm rộ vào trận, chuyển tải “những phát biểu phản lại Đảng” của Cát Bội Kỳ. Số lượng lớn các bài viết đều phê phán Cát Bội Kỳ. Đêm ngày 24 tháng 12 năm 1957 Cát Bội Kỳ bị bắt ngay tại Trường Đại học nhân dân Trung Quốc với tội danh “phần tử phản cách mạng trước đây”. Nhà ông bị lục soát, họ đã lấy đi bức ảnh ông mặc quân phục Quốc dân đảng cưỡi con ngựa Nhật, bằng tốt nghiệp Đại học của ông, hai bộ quân phục Quốc dân đảng và quyển nhật ký ông viết khi hoạt động du kích. Cát Bội Kỳ bị khoá tay và đưa về trại giam. Lúc đầu ông bị giam giữ ở ngõ Hồ Đồng trên đồi cỏ gần cửa Tây An. Đây trước là toà sơ thẩm của “Phản quân Bắc Bình” đã từng giam giữ rất nhiều đảng viên cộng sản như Lan Thọ, Bạc Nhất Ba, Dương Hiến Châu.

Cuối mùa xuân năm 1958 thẩm vấn viên bắt đầu mở hàng loạt cuộc thẩm vấn Cát Bội Kỳ.

Thẩm vấn hỏi: “Khi ở Đông Bắc anh là thiếu tướng Quốc dân đảng, anh làm những việc gì?” Cát Bội Kỳ nói: “Tôi là Đảng viên cộng sản, tổ chức bí mật của Đảng cử tôi thâm nhập vào Bộ tư lệnh bảo an vùng Đông Bắc của Quốc dân đảng, được che đậy bằng cái vỏ thiếu tướng Quốc dân đảng” tôi hoạt động bí mật đã thu thập số lượng lớn tin tình báo quân sự quan trọng của Quốc dân đảng cung cấp cho tổ chức bí mật của Đảng”. Thẩm phán viên tức giận quát: “Anh là thiếu tướng Quốc dân đảng làm sao có thể là đảng viên cộng sản được? Anh ngang nhiên bôi nhọ Đảng Cộng sản như vậy thật là hồ đổ, tội của anh càng nặng thêm!”

Đầu mùa đông năm 1958 điều tra viên đưa cho Cát Bội Kỳ bản “Đề cương tự khai báo” yêu cầu ông dựa theo đề cương đó mà viết “Tự mình khai báo”. Ông viết rất nhanh và giao nộp cho họ. Cuối tháng 2 năm 1959 phân viện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Bắc Kinh đã đưa đến bản khởi tố chuẩn bị xử án. Ngày 4 tháng 3 “toà án” làm việc ngay tại nơi giam giữ trên đồi cỏ. Kiểm sát viên đọc bản khởi tố, tố cáo Cát Bội Kỳ là kẻ “Phản cách mạng trước đây” và “Phản cách mạng ngày nay”. Người thẩm phán yêu cầu Cát Bội Kỳ được phát biểu. Cát Bội Kỳ nói:

– Bản khởi tố tố cáo hai tội danh của tôi đều không đúng. Nội dung tố cáo tôi là “phản cách mạng trước đây chủ yếu là: đã làm đến chức tướng phỉ, cống hiến rất tích cực cho địch, cả thời gian dài làm đặc vụ cho tướng phỉ”. Đây hoàn toàn là sự đổi trắng thành đen, nói không thành có. Tôi đã từng là Thiếu tướng đặc phái viên, uỷ viên Quân uỷ Trường Thiên Quốc dân đảng”. “Thiếu tướng Chủ nhiệm bộ Chính trị Bộ tư lệnh bảo an Trường Quản đông bắc của Quốc dân đảng”… Đó chính là cái vỏ che đậy của tôi, là do Đảng Cộng sản đã giao nhiệm vụ cho tôi. Được che đậy bởi những chức vụ ấy tôi đã khích động số đông quân lính, Hán gian trở về chính nghĩa đã biên chế vào các đơn vị bộ đội chống Nhật, tôi đã giúp đỡ xây dựng trạm đìện đài bí mật ở Thẩm Dương. Nhờ có nó mà đã nắm bắt được nhiều tin tình báo quân sự quan trọng của Quốc dân đảng báo cáo về cho Đảng Cộng sản. Tôi chỉ là người thực thi nhiệm vụ Đảng giao làm nhân viên công tác tình báo bí mật hoạt động trong cơ quan quân sự cao cấp của Quốc dân đảng. Nội dung chủ yếu bản khởi tố tố cáo tôi tội “Phản cách mạng ngày nay” là ý nói tội mượn cớ chỉnh đốn tác phong Đảng để công kích, bôi nhọ các chỉ thị chính sách và hoạt động của Đảng, kêu gọi giết chết đảng viên cộng sản, lật đổ chính quyền nhân dân,~ những chứng cứ để xác định tội danh đó là từ các bài báo đăng năm 1957 đã sàng lọc điều không có sự thật. Bản khởi tố đều lấy các lời dẫn từ các bài báo đăng không phải nguyên văn lời của tôi nói. Những phát ngôn của các báo đăng khi đó không có sự đồng ý của tôi, cũng chẳng có chữ kí của tôi vì vậy không có hiệu lưc pháp luật, không thể lấy nó làm “chứng cứ” để định tội. Hơn nữa Mao Chủ tịch đã nói: “Vấn đề phái hữu là mâu thuẫn địch ta, còn chúng ta hãy giải quyết mâu thuẫn này trong nội bộ”. Bản khởi tố tố cáo tôi là “Phản cách mạng hiện nay” là không thể được. Vậy tôi đề nghị hãy theo luật pháp mà tuyên bố tôi vô tội và thả ra.

Người kiểm sát không đồng ý với ý kiến đó. Bồi thẩm nói: “Đề nghị toà án căn cứ vào sự tố cáo của Viện kiểm sát và lời đáp của bị cáo, hãy thẳng thắn phán quyết. Trung tuần tháng 4 năm 1959, Cát Bội Kỳ được giải về giam tại thành phố Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 6 Toà án nhân dân Tối cao thành phố Bắc Kinh đã định tội Cát Bội Kỳ: “Bị cáo cát Bội Kỳ đã phạm tội phản cách mạng, phạt tù chung thân và tước bỏ mọi quyền lợi chính trị suốt đời” Tháng 12 năm 1935, Cát Bội Kỳ học Đại học tại Bắc Kinh, đồng thời ông tham gia và xây dựng các tổ chức học sinh sinh viên. Là một trong những người lãnh đạo phong trào “12-9” bị bắt trong phong trào “12-16”. Sau khi Bắc Bình sa vào tay giặc ông lên đường ra tiền tuyến đánh Nhật, tổ chức các đội du kích chống nhật ở Dự Đông, Kỳ Nam. Năm 1938 ông được vào Đảng ở tiền phương. Sau đó ông được Đảng điều động đánh vào cơ quan quân sự cao cấp của Quốc dân đảng, ông đã làm được rất nhiều cho Đảng. Chiến đấu trong lòng địch đúng như điều người ta thường gọi là “thay hình đổi dạng”, ông vào sinh ra tử ai ngờ tổ chức tình báo bí mật bị phá vỡ, mất liên lạc với tổ chức. Sự ngoan cường của ông vẫn không thuận chiều với lý lẽ, chẳng ai có thể ngờ được cò quan thẩm phán của chính mình lại phán quyết mình tội tù chung thân. Ông nghĩ rằng: Cuộc đời cách mạng của mình những dấu tích để lại còn rất nhiều. Đảng Cộng sản thực sự cầu thị thì thế nào cũng có một ngày vụ án oan này được phơi bày sự thật. Ông sống 18 năm trong lao tù bằng cả nghị lực ngoan cường của mình, lần lượt nhà tù thứ nhất tại thành phố Bắc Kinh, đến mỏ than Đại Thanh Sơn Tây rồi chịu “phạt tù” tại nhà tù thứ nhất tỉnh Sơn Tây. Năm 1915 Toà án nhân Tối cao tỉnh Sơn Tây xét lại tội nên từ tù chung thân giam xuống tù 15 năm. Tháng 12 năm 1975 căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc khoá 4 quyết định khoạn hồng thả những người bị bắt giam vì đã tham gia từ các cấp huyện, đoàn thể đến những người đặc biệt quan trọng trong quân chính Đảng của Quốc dân đảng. Cát Bội Kỳ là “Thiếu tướng Quốc dân đảng” nên cũng nhận được giấy thả và quyết định của toà án cùng với giấy nhập lại hộ khẩu ở Bắc Kinh. Sau mấy lần đi lại, ngày 26 tháng 3 năm 1975 Cát Bội Kỳ đã về đến Bắc Kinh. Con gái ông đã mượn của một người nông dân ở thị trấn Thanh Hà ngoại ô Bắc Kinh một căn phòng. Mãi đến hạ tuần tháng 9 mới làm xong thủ tục làm phiếu gạo, mỗi tháng ông được lĩnh 18 đồng NDT, tháng 10 mới đăng ký được hộ khẩu.

Ngày 8 tháng 1 năm 1977 Cát Bội Kỳ viết một bức thư tưởng nhớ một năm ngày mất của Thủ tướng Chu Ân Lai gửi cho Đặng Sĩnh Siêu lúc đó đang là Phó Chủ tịch Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc. Ông nói mình về đến Bắc Kinh đang phải tự túc ở một vùng nông thôn ngoại thành Bắc Kinh không có một nơi ở cố định. Đặng Sĩnh Siêu chuyển thư cho Khu uỷ Đông Thành. Hạ tuần tháng 2 khu uỷ Đông Thành báo cho Cát Bội Kỳ đi xem nhà. Nhà là một phòng nhỏ 8 mét vuông, một sân chung trong số nhà 96 phố Đông Đại ngay ngã tư đường. Ngày 8 tháng 3 năm 1977 ông đã chuyển đến ở gian mái bằng đó và đặt tên cho nó là “Phòng rách 96”. Cát Bội Kỳ độc thân sống trong gian nhà rách nát đó, do thời kỳ trong tù bị mắc bệnh thông manh và đục thuỷ tinh thể không kịp thời chữa trị nên giờ đây thị lực rất kém, ngay việc nhóm bếp than tổ ong cũng không nhìn thấy. Mấy đứa con giáo sư Lý bên cạnh đã giúp ông nhóm lò, dắt ông qua ngõ nhỏ ra ngoài cửa lớn để đi vệ sinh công cộng.

Ngày 4 tháng 4 năm 1978 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành văn kiện số 11 (1978) tuyên bố xoá bỏ toàn bộ những “cái mũ” đã chụp lên đầu những phần tử phái hữu. Ngày 23 tháng 9 Trung ương Đảng Cộng sản ban hành văn kiện số 55 tuyên bố những người phái hữu phạm sai lầm đều được cải chính. Cát Bội Kỳ bắt đầu viết tài liệu khiển trách cơ quan cấp cao. Việc đầu tiên là ông đến Đại học Nhân dân Trung Quốc song chẳng được giải quyết.

Ngày 25 tháng 12 ông lên Văn phòng tiếp nhận đơn, từ khiếu nại Bộ tổ chức Trung ương, hai hôm sau cán bộ Cục Tuyên huấn Bộ tổ chức Trung ương Cục trưởng Hách đã tiếp ông và gọi ông là đồng chí Cát Bội. Kỳ, khiến con tim ông xúc động mạnh mẽ, gợi lên lòng tự hào được làm người đảng viên cộng sản trong ông. Tháng 1 năm 1979 ông viết toàn bộ tài liệu gửi lên Cục trưởng Hách. Đầu tháng 4 năm 1979 Cát Bội Kỳ đến hỏi ở Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông gặp người phụ trách văn phòng, những người đã được lột mũ phái hữu nói những tài liệu tố cáo anh đã chuyển lên Bộ Chính trị Trung ương. Chúng tôi đang tiến hành phúc tra. Ngày 12 tháng 11 Đảng uỷ nhà trường cho người đưa đến “Kết luận phúc tra về vấn đề “phái hữu” của Cát Bội Kỳ”. Căn cứ vào báo chí đã đăng năm 1957 kết luận Cát Bội Kỳ không trong diện bị làm sai, không phải diện sửa sai. Tất nhiên Cát Bội Kỳ lại phải tiếp tục kiến nghị.

Trong năm 1979 Cát Bội Kỳ phải đi phẫu thuật mắt, song kết quả thật tồi tệ ông đã phải đeo kính lão độ phân kỳ là 1800 độ, thị lực chỉ còn 0,1 đi-ốp ông đã dựa vào một đôi mắt thị lực yếu kém sống trong căn nhà rách nát viết gửi lên cấp cao hơn 100 bản kiến nghị, chạy đến khắp các cơ quan có thẩm quyền là: Quốc vụ viện và Trung ương Đảng vậy mà vẫn chăng giải quyết được gì.

Một đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương nói: Vấn đề của anh đã được kết luận rồi không có chỉ thị của Trung ương thì khó như đã chết mà làm sống lại ấy. 5 giờ chiều ngày 2 tháng 4 năm 1980, Cát Bội Kỳ lại đến nhà Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang kêu cứu, ông đưa lá đơn kiến nghị khoảng 500 từ. Đồng chí đón tiếp mời ông hôm sau quay lại. Ngày hôm sau, ông đến vào buổi chiều, đồng chí đón tiếp khách đưa cho ông một phong thư to có in viền đỏ bức thư đó được viết bằng bút mực đỏ, chữ viết thẳng, bên phải đề Bộ chính trị, giữa ghi Phó Bộ trưởng Trần Dã Bình, bên trái là chữ ký của Hổ Diệu Bang. Sáng 4 tháng 4 Cát Bội Kỳ lại đến Bộ tổ chức Trung ương Bí thư Phó Bộ trưởng Trần Dã Bình đã tiếp ông. Mấy ngày qua một lãnh đạo của cụcC thẩm tra cán bộ đã tiếp ông, đã nói chuyện với ông. Hạ tuần tháng 7 năm 1980 Văn phòng phụ trách những người gọi là phái hữu của Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho Cát Bội Kỳ xem những tài liệu phúc tra, trong đó có bức thư ông viết gửi “Nhân dân Nhật báo” yêu cầu cải chính.

Nhiếp Trân nguyên Phó hiệu trưởng, Phó Bí thư Đảng uỷ Đại hội Đảng nhân dân cũng đã viết tài liệu chứng minh. Còn Lý Dật Tri phụ trách trưởng phòng nhân sự Đại hội Đại biểu Nhân dân lúc đó tham gia Quốc vụ viện đã viết một tài liệu hội báo tình hình Cát Bội Kỳ bị qui sai thành “phái hữu” gửi Thủ tướng Quốc vụ viện, mùa hè năm 1981.

Mãi đến ngày 18 tháng 3 năm 1982 Đảng uỷ Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho người mang đến “Kết luận phúc tra những vấn đề liên quan đến Cát Bội Kỳ trong phong trào làm phản của phái hữu”. Trong đó nói: “Đối với vấn đề Cát Bội Kỳ năm 1957 bị ghép tội là phần tủ phái hữu, đã tiến hành phúc tra, nay sửa sai, huỷ bỏ quyết định Cát Bội Kỳ là phần tử phái hữu năm 1957 phục hồi quyền lợi chính trị, được đãi ngộ, tính từ tháng 10 năm 1978 hưởng bậc lương cao nhất trong 6 bậc lương”.

Ngày 6 tháng 2 năm 1986 Văn phòng Thành uỷ Bắc Kinh ra thông tri: “Vấn đề đồng chí Cát Bội Kỳ năm 1957 đã bì ghép tội là phái hữu, đó là việc làm sai, nay cải chính lại”. Đến ngày 16 tháng 7 năm 1979 Cát Bội Kỳ viết thư gửi Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Giang Hoa yêu cầu sửa sai án oan. Toà án Nhân dân tối cao.thành phố Bắc Kinh qua kiểm tra rà soát khắp nơi đến ngày 10 tháng 12 năm 1986 mới đưa ra “Phán quyết sau khi thẩm tra lại vụ án” đã nêu rõ: “do Viện đã thẩm tra lại và xác minh: phán quyết trước đây Cát Bội Kỳ phạm tội thật sự, tính chất và hình phạt đều sai lầm, nay sửa lại cho đúng

“Sửa đổi lại như sau:

l) Xoá bỏ sự phán xử trước đây;

2) Tuyên bố Cát Bội Kỳ vô tội;

3) Những tài sản, vật chất mà phán xử trước đây đã tịch thu chuyển thành nhân dân tệ trả lại cho chủ sở hữu.

Ngày 4 tháng 5 năm 1982 Cát Bội Kỳ viết thư cho Bộ trưởng La Thanh Trường phụ trách công tác tình báo Trung ương năm đó tại Diên An, kể lại toàn bộ cuộc đời mình và đề cập việc cấp thiết giải quyết vấn đề Đảng tịch. La Thanh Trường đã gửi công hàm chứng minh, người phụ trách tổ chức tình báo bí mật Tây An hồi đó trực tiếp làm việc với Cát Bội Kỳ và liên lạc với tổ chức Đảng cấp trên là Triệu Diệu Vũ. Ngày 18 tháng 6 năm 1982 Đảng uỷ Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc đã nhận được các giấy tờ xác minh. Người giới thiệu Cát Bội Kỳ vào Đảng là Lưu Tử Cửu cũng viết thù gửi Đảng uỷ Đại hội Đại biểu nhân dân. Ngày 23 tháng 5 năm 1983 Ban tổ chức thành uỷ Bắc Kinh chỉ thị: “Khôi phục Đảng tịch của đồng chí Cát Bội Kỳ, năm công tác Đảng được tính từ tháng 7 năm 1938”. Từ nay trở đi án oan của Cát Bội Kỳ đã được gỡ bỏ, nỗi oan ức đã được giải toả.

Tháng 1 năm 1987 Đại học Nhân dân xác nhận Cát Bội Kỳ là giáo sư. Ngày 7 tháng 12 năm 1982 “Quang Minh nhật báo” đăng bài phát biểu của Cát Bội Kỳ “Hồi ức về phong trào chủ nghĩa yêu nước cách mạng của học sinh 12 – 9. Ngày 15 tháng 12 “Nhân dân Nhật báo” đăng bài phát biểu của ông: “Hiến pháp mới khẳng định địa vị và vai trò của phần tử “trí thức”. Ngày 18 tháng 12 “Quang Minh nhật báo” đã dựa vào tiêu đề về vấn đề đồng chí Cát Bội Kỳ bị quy kết sai là phái hữu đã được sửa đổi, để công bố toàn bộ tin tức này.

Cả cuộc đời chông gai của Cát Bội Kỳ, muôn hình muôn vẻ đẩy bi thương, song ông đã viết ra một đoạn vô cùng khoáng đạt, độ lượng của con người ông: “Nếu tất cả những cái đã qua có thể đem lại cho tương lai kinh nghiệm và bài học, sự bất hạnh và oan khuất của tôi có thể đổi thành sự thuần thục cho những lớp người sau, thế thì sự đau khổ của tôi là đáng giá, sự thanh thản của tôi mới là vĩnh cửu”.

Ngày 13 tháng 1 năm 1993 Cát Bội Kỳ đã ra đi vĩnh viễn vì bệnh tim nặng, thọ 82 tuổi.

VN88