Mời các bạn đọc truyện tình mua cuối chợ truyện được cập nhật tại chuyên mục truyện ngắn hay của Truyen18.name.
Tình mua cuối chợ truyện ngắn
Vừa qua khỏi công viên Hoàng văn Thụ, Yến đưa tay nhìn đồng hồ, giật mình nói lớn:
– Anh chạy gấp một chút, giờ nầy đã trễ
Người tài xế taxi vẫn giữ nguyên tốc độ:
– Cô thông cảm cho, đường vào phi trường là nơi làm ăn bạo nhất của cảnh sát công lộ.
Vừa nói người tài xế đưa tay chỉ về phía hai bên đường, các toán cảnh sát lưu thông đang chăm chú theo dõi từng chiếc một và sẵn sàng thổi còi chận bất cứ xe nào nếu muốn. Đoạn đường chừng hơn cây số nhưng ít nhất cũng chục toán cảnh sát đang tranh nhau thi hành phận sự, vì đây là khúc đường béo bở nhất, nạn nhân lúc nào cũng ngoan ngoãn đóng phạt hậu hỷ và nhanh chóng. Trong số những người lên phi trường, phần đông đi đón Việt kiều về thăm, đối với họ năm ba chục ngàn tiền phạt không quan trọng bằng để thân nhân phải chờ đợi trông ngóng.
– Cô lên phi trường đón người nhà về từ xứ nào?
Yến sung sướng:
– Tôi đón chồng chưa cưới, từ Mỹ về chuyến bay hôm nay.
Với kinh nghiệm nghề nghiệp người tài xế bắt đầu vào kế hoạch:
– Thật hân hạnh đưa cô đi hôm nay, tôi sẽ cho xe chạy nhanh.
Vừa nói xong tài xế sang số gia tăng tốc độ, chiếc xe vừa vọt lên thì lập tức nhiều tiếng còi thổi liên tục, hai cảnh sát bước xuống đường một lúc cùng đưa tay ra dấu cho xe tấp ngay vào lề.
Yến hoảng hốt:
– Chết, lại rắc rối mất thời giờ.
Người tài xế trấn an:
– Đóng tiền phạt rồi vọt lẹ, cũng không trễ lắm đâu.
Một cảnh sát tiến đến đưa tay chào, nhìn số xe, nhận diện người tài xế rồi rút cuốn sổ ra:
– Anh biết đã vượt quá tốc độ ấn định không?
– Dạ biết, nhưng quá trễ giờ, xin xếp thông cảm, tôi đưa cô nầy lên phi trường đón chồng chưa cưới là Việt kiều Mỹ.
Người cảnh sát gật đầu, trả lời thật gọn:
– Hai trăm ngàn.
Tài xế ra vẻ ngạc nhiên:
– Sao lại hai trăm ngàn? Tôi thường bị phạt năm chục ngàn.
Người cảnh sát nghiêm giọng:
– Phạt thì cho đi ngay, không thì neo xe lại. Chọn cái nào?
Yến nôn nóng nhìn người cảnh sát:
– Chết, chồng tôi giờ nầy chắc đã ra khỏi phi trường. Anh thông cảm giùm. Vả lại tôi không có đủ hai trăm ngàn.
Tài xế quay ra sau nói nhỏ với Yến:
– Để tôi ứng trước, chồng cô trả lại sau cũng không sao.
Yến hớn hở:
– Được, anh giúp tôi, cám ơn trước.
Người tài xế mở cửa bước xuống, dúi vào tay cảnh sát hai tờ giấy năm chục ngàn rồi vội vã lên xe.
Xe vừa chuyển bánh, Yến hỏi:
– Sao anh không lấy hóa đơn?
– Làm gì cho mất thời giờ, việc lên phi trường quan trọng hơn. Thí mẹ cô hồn hai trăm ngàn cho được việc. Đừng rắc rối với bọn chúng. Tôi tên Khải.
Đối với Yến, lần đầu Khải dàn cảnh ăn chia với cảnh sát. Nhưng kể từ ngày vào nghề taxi đến nay Khải thường áp dụng chiêu nầy mỗi khi biết thân chủ mình vào phi trường đón thân nhân, nhất là những người đàn ông về Việt nam cưới vợ.
Vào đến bãi đậu xe phi trường, Khải vội vã nhảy xuống mở cửa:
– Cô an tâm lúc nào chồng cô trả lại hai trăm ngàn cũng được. Cô cho tôi theo phụ xách hành lý nhân tiện chở cô và ông trở lại Sàigòn.
Yến vừa hấp tấp chạy nhanh về hướng cửa ra vừa trả lời Khải:
– Được anh, theo tôi nhanh lên.
Yến chen vào giữa phòng, nhìn lên màn hình và hỏi người bên cạnh:
– Đã thấy có người nào ra chưa?
– Từ đâu đến?
– Mỹ.
– Máy bay đáp rồi nhưng khách còn làm thủ tục hải quan.
Yên thở ra nhẹ nhõm, quay lại kiếm Khải:
– Mình chen đến trước để thấy dễ hơn.
Máy bay đã đáp từ lâu nhưng thủ tục hải quan bao giờ cũng đúng nguyên tắc, khám xét hành lý thật chu đáo đối với người Việt từ nước ngoài về thăm nhà. Cuối cùng Yến cũng nhận ra Chu, người chồng sắp cưới, đang đẩy chiếc xe chất hai valise lớn và một xách tay thuộc loại đắt tiền:
– Anh Chu.
Nghe tiếng gọi, một ông già nhưng đầu tóc vẫn còn đen bóng, mang kính đen, mặc đồ bộ màu xám theo lối phục sức của những người làm thương mãi, quay về hướng Yến vẫy tay la lớn:
– Yến em, đợi anh lâu không?
– Em đợi anh lâu gần muốn chết !
Nói xong nhào tới ôm ngay eo Chu, Khải nhanh tay đẩy chiếc xe quay ra cửa. Bây giờ Yến mới giới thiệu:
– Anh Khải tài xế taxi, giúp anh đưa đồ đạc ra xe và chở mình về luôn thể.
Khải đi chậm lại chờ hai người và bắt đầu làm quen:
– Thưa ông, hân hạnh được theo cô ra phi trường đón ông về thăm nhà.
Chu thanh minh ngay:
– Tôi đâu có nhà cửa gì ở Việt nam, mục đích về lần nầy để cưới vợ là cô Yến đây.
Khải xum xoe:
– Thảo nào, mấy valise của ông quá nặng. Cô Yến thật có phước, đám cưới xài toàn đồ ngoại.
Sau khi chất hành lý xong Khải mở cửa mời ông bà Chu, lên xe rồ máy chạy ra cổng và thẳng hướng về trung tâm Sàigòn.
– Thưa ông bà về đâu?
Chu và Yến đang say sưa ôm nhau không nghe câu hỏi, Khải lặp lại lần thứ hai, nhưng cũng một hồi lâu Chu mới lên tiếng:
– Anh đưa đến khách sạn nào sang nhất.
Vừa nghe câu trả lời, Yến nhẹ nhàng:
– Đến khách sạn làm gì thêm phí tiền anh, ở nhà em đã chuẩn bị chu đáo đâu ra đó.
Chu hôn lên má Yến:
– Chẳng đáng bao nhiêu em lo làm gì. Anh muốn được tự do không muốn bất cứ ai quấy rầy chúng ta trong những ngày đầu.
Nghĩ đến hai mươi phần trăm huê hồng, Khải phụ họa thêm:
– Ông có lý, nhà đâu bằng ở khách sạn, đầy đủ tiện nghi lại có người hầu hạ phục dịch. Thật có đắt với người tại địa phương nhưng đáng gì so với Việt kiều cỡ như ông.
Yến thấy Khải có lý, phải dành cho Chu những ngày thật trọn vẹn và nhất là tránh được những rắc rối do Chuyên đến gây chuyện. Yên nũng nịu:
– Tùy ý anh.
Đưa tay quay lệch kính chiếu hậu bên trong để khách khỏi ngượng với tài xế trong lúc họ đang say sưa ôm nhau, Khải quay hướng xe chạy về khách sạn Continental.
Vừa thấy taxi dừng lại, hai phục vụ vội vã chạy ra kính cẩn cúi đầu chào. Người mở cửa mời khách, người thẳng ra phía sau lấy hành lý. Khải chậm rãi bước ra xe đi nhanh vào bàn tiếp tân, nói nhỏ với cô thư ký:
– Khách sộp, Việt kiều già về cưới vợ, cứ tự nhiên làm thịt. Họ còn ở đây cả tuần lễ. Hai mươi phần trăm trọn gói của tôi, nhớ ghi vào sổ cẩn thận.
Trước khi lên phòng, Chu quay qua hỏi:
– Tiền xe của anh bao nhiêu?
Yến trả lời thay Khải:
– Lúc lên phi trường cảnh sát chận đường biên phạt, em không sẵn tiền anh Khải
đã ứng trước.
– Bao nhiêu tất cả.
Khải đáp nhỏ:
– Dạ hai trăm ngàn tiền phạt và một trăm ngàn tiền đón.
Chu vui vẻ:
– Chẳng đáng bao nhiêu !
Vừa nói vừa móc trong túi áo ra tờ giấy năm chục dollars:
– Tôi chưa đổi được tiền Việt, anh nhận tạm dollars, nếu dư anh cứ giữ luôn?
Yến nói nhỏ với Chu:
– Sao đưa nhiều vậy, anh biết năm chục dollars đổi ra bao nhiêu không?
Nghe vậy Khải khúm núm thưa ngay:
– Dạ dollars là số một. Ông thật tốt bụng và rộng rãi không ai bằng. Cần gì ông bà cứ gọi, tôi sẽ có mặt tức khắc. Xin ông bà giữ danh thiếp điện thoại nếu cần.
Tuy nói với ông bà Chu nếu cần thì gọi điện thoại, nhưng thật ra, ngay từ chiều hôm đó Khải để xe thường trực trước khách sạn. Chỉ cần một cuốc mối nầy cũng kiếm được gấp chục ngày lái xe chạy lòng vòng trong thành phố. Nghề chạy taxi tại các xứ Á châu đều giống nhau, những hoạt động bên lề bao giờ cũng kiếm được nhiều hơn tiền đưa rước khách. Biết chút ít ngoại ngữ có thể dẫn mối khách đến khách sạn, các phòng đấm bóp, động mãi dâm hạng sang hay những nơi ăn chơi trác táng. Riêng ở Việt nam ngoại ngữ không cần thiết lắm vì khách du lịch đa số đều có gốc người Việt. Cũng như những tài xế taxi khác, tiền thu được của Khải từ nhiều năm qua phần lớn đều do các nhà hàng khách sạn và các động đĩ trả theo bách phân hoa hồng thỏa thuận từ trước.
Hơn nữa mỗi khi chở một người khách, Khải khôn khéo khơi đủ chuyện rồi đề nghị những dịch vụ khác. Đa số khách hàng đến từ tỉnh hay ở ngoại quốc về thường nhờ Khải chở đến những nơi ăn chơi của thành phố, đôi lúc còn giao cho Khải những công việc cần thiết hoặc ngoài khả năng của họ. Đối với Khải, anh thường ấn định mức thù lao trước và chỉ nhận tiền sau khi đem lại kết quả cho khách hàng. Đây là lối hợp tác hàng hai, được thì ăn lớn không được thì cũng chẳng sao. Khải đã thành công nhiều chuyện trong các lãnh vực khác nhau. Hôm nay gặp ông Việt kiều già nhưng vẫn thích đèo bồng vợ trẻ, vung tiền chơi đẹp cho đáng mặt người chồng thừa tiền lắm bạc, Khải đề nghị một kế hoạch vừa đưa đón vừa làm vệ sĩ, đồng thời lãnh thêm nhiệm vụ trinh thám tư canh chừng giùm cô vợ trẻ của ông ta. Kinh nghiệm cho biết mấy ông già nước ngoài, ham vui mê vợ trẻ vợ bé đều ghen còn hơn các bà hoạn thư. Nếu biết tâm lý, dàn cảnh bóp méo sự việc, tạo nghi ngờ ghen tương cho các đối phương, Khải có thể moi tiền một cách dễ dàng cả hai phía già lẫn trẻ. Bằng lòng với kế hoạch của mình, Khải để xe dưới gốc cây, tắt ngay đài liên lạc trung ương và ung dung lấy báo ra đọc.
* * *
Vừa lên đến phòng Chu rút ra tờ mười dollars và ra lệnh cho người phục vụ:
– Tuyệt đối không được lên phá rầy tôi. Cần gì tôi sẽ gọi điện thoại xuống, hiểu không?
– Dạ, thưa hiểu.
Trong nghề khách sạn, người phục vụ nào cũng phải thuộc nằm lòng những điều căn bản nầy khi đoán biết khách là những cặp tình nhân đưa nhau vào đây. Khi bước ra, anh ta không quên móc vào chốt khóa bên ngoài tấm bìa nhỏ ghi sẵn hai thứ tiếng Xin đừng quấy rầy . Cửa phòng chưa đóng hẳn, Chu đã dìu ngay Yến xuống giường
Cơn mây mưa vừa dứt, đôi tay chưa kịp buông lưng Chu nhưng Yến đã nôn nóng vào đề:
– Vụ ly dị với vợ anh thế nào?
Chu trả lời trong cơn thở:
– Xong rồi cưng, tất cả đều tốt đẹp..
– Nghĩa là..
– Đã ký xong giấy ly dị, nhà và tiệm cũng bán rồi.
Yến hỏi nhanh:
– Anh chia được bao nhiêu? Nhà cũng như hai cửa tiệm?
– Nhà bán được giá nhất, một cửa tiệm thì sang cho người ta. Vợ anh giữ lại một cơ sở để tiếp tục buôn bán. Tòa cho lệnh chia đều làm ba phần. Vợ con và anh.
– Phần anh được bao nhiêu, vòng vo hoài.
– Cũng gần triệu dollars.
Yến tính ra tiền Việt rất nhanh:
– Trên mười lăm tỷ bạc, mình giàu nhất xứ rồi ! Anh đem tất cả tiền về không?
– Đâu có thể một lần, chỉ mang theo vài chục ngàn để tiêu trước.
– Sao vậy anh?
– Đem tiền mặt một lần sẽ bị hải quan kiếm chuyện gây khó khăn, chúng được dịp bày đủ trò ăn chận. Cưới xong anh sẽ cho lệnh ngân hàng chuyển về, sau đó mới tính việc mua nhà đất và mở cơ sở làm ăn cho em.
Yến kéo đầu Chu vào ngực:
– Chắc nghe anh.
Chu không trả lời câu hỏi của Yến vì ông đang bận những việc khác trên thân xác cô vợ trẻ đang khêu gợi mời mọc.
Một hồi lâu Yến lên tiếng hỏi lại cho chắc:
– Anh ly dị ra sao nói em nghe đi !
Chu miễn cưỡng:
– Thì cùng nhau vác chiếu ra tòa. Ở Mỹ ly dị dễ dàng như trở bàn tay, hai bên đồng ý là xong ngay.
– Nhưng phải đưa ra lý do gì để xin ly dị chứ?
Chu ngồi dậy lấy điếu thuốc châm lửa:
– Lý do dễ dàng nhất là một trong hai người, đàn ông liệt dương hay đàn bà liệt âm còn gọi là bị lãnh cảm. Ở Âu-Mỹ người ta chú trọng vấn đề tình dục trong đời sống vợ chồng, nghĩa là trong chăn gối nếu người chồng bị bất lực hoặc người vợ.
Yến cười rú lên:
– Như vậy anh đưa ra tòa vì lý do vợ anh… như khúc gỗ.
– Dĩ nhiên, em đã biết anh còn khỏe húc như trâu điên mà.
Để chứng tỏ với Yến rằng mình vẫn như trâu, Chu húc tiếp một chầu thật dai và thật ngoạn mục rồi ngã lăn ra ngủ.
Dồn nén cơ thể đã giải quyết, tinh thần bớt căng thẳng, trí nhớ trở nên minh mẫn giúp Chu nhớ lại quãng đời còn trẻ cách đây ba mươi năm, ông đã một thời ăn ở không hôn thú với Uyên được một đứa con trai, nhưng nửa chừng bỏ ngang vợ con một cách vô trách nhiệm. Ngày mất nước Chu xuống tàu hải quân một mình trong lúc Uyên đang mang bầu sắp đến ngày sanh. Chu còn nhớ rõ, lúc tàu vừa nhổ neo tại bến Bạch Đằng, ông lên boong nhìn lại thành phố lần chót và thầm vái trong đầu rằng, một ngày nào đó sẽ trở lại tìm vợ con. Nhưng vừa đặt chân lên đất liền Chu vướng phải vòng dây định mệnh của thần tình ái vô tình cột chặt ông với một người đàn bà khác. Tiếng sét đánh quá nhanh và chính xác trúng ngay tim của hai người đang cô đơn. Chu đã quên hết lời thề trước những liếc mắt đưa tình quyến rũ mới lạ. Cuối cùng ông ngã vào vòng tay một người đàn bà không duyên dáng cũng không đẹp bằng Uyên nhưng ngược lại lợi khí của nàng là một thân hình hấp dẫn với hai túi đầy ắp vàng khối. Nàng tên Khuê, vợ của một sĩ quan chế độ cũ. Trong lúc chồng còn kẹt ngoài miền Trung, nàng đã gom góp tiền của lên tàu hải quân trong ngày địch vào chiếm Sàigòn. Giờ đây hai người cô đơn tại chỗ, tuổi yêu đương đang rộ mùa, họ quên ngay người vợ mang bầu đang vào nhà hộ sinh và người chồng bất hạnh chuẩn bị khăn gói đi tù cải tạo, cùng nhau nối tiếp đoạn đường còn lại. Qua đến Mỹ, nhờ số vốn mang theo bà Khuê tạo dựng sự nghiệp và thành công nhanh chóng. Chu như chuột sa hũ nếp, ngồi mát ăn bát vàng, hằng ngày lê lết quán nầy qua quán khác đùa cợt với các em trong những bộ áo quần thiếu vải. Bà Khuê một mình gánh vác hai cơ sở thương mãi, tuy buồn cho số phận nhưng đành phải chấp nhận vì bà đã chót dại yêu nhầm một người vừa trẻ tuổi lại đẹp trai.
Trong thời gian chung sống mặn nồng hai người cho ra đời một trai. Nhờ phúc đức của mẹ cậu trai cũng đỗ được cấp bằng đại học, lấy vợ xong tự lập ra riêng một mình. Từ mấy năm gần đây vợ Chu bị chứng bệnh lãnh cảm, chuyện chăn gối gần như miễn cưỡng ở bà Khuê. Lâu lâu bà cố chìu chồng một vài lần nhưng cũng không còn hấp dẫn ông như trước nữa. Chu đặt vấn đề và yêu cầu chấp thuận cho ông lấy vợ bé. Nhưng đã là người vợ, dù không chia sớt trọn vẹn ái ân với chồng đi nữa, bà cũng không bao giờ chấp nhận để một người khác run rẩy trong vòng tay nồng nhiệt của chồng mình.
Nghe bạn bè bàn tán về Việt nam ít tốn tiền nhưng hưởng được tối đa, nhất là vấn đề tình dục còn thoải mái hơn cả Thái Lan, xứ sở được mệnh danh thiên đường hạ giới, Từ đó Chu thường viện cớ xin vợ về thăm gia đình. Vì bận bộn công việc hằng ngày bà Chu đồng ý để ông đi một mình về lo hương khói sửa sang mồ mả cho trọn đạo làm con. Ông đi lại Việt nam nhiều lần, tận dụng thời gian ăn nằm với đủ hạng người, từ đĩ điếm, chiêu đãi đến các gái quê cần tiền nhưng vẫn chưa hoàn toàn vừa ý người nào. Thời gian đầu Chu cũng nghĩ đến vấn đề tìm lại thân nhân cũ, nhưng những trò ăn chơi tiêu khiển cám dỗ suốt thời gian Chu có mặt tại Việt nam làm ông quên hẳn người vợ trẻ đẹp xưa kia cũng như đứa con chào đời không biết mặt mũi trai hay gái.
Cho đến một ngày Chu gặp Yến, trẻ đẹp và thông minh, chẳng những đã sành điệu trong yêu đương mà còn chủ động nồng nhiệt qua những lần chăn gối, ông nhất quyết lấy Yến làm vợ với bằng tất cả mọi giá. Yến đã dùng đủ bí quyết để cột chặt Chu vào chân giường, nàng biết cách đem lại thỏa mãn tột độ cho một người đàn ông trong thời kỳ mà cơ thể họ trở lại đòi hỏi vấn đề sinh lý trước khi bộ máy ái tình cạn dầu ngưng hoạt động. Chu nghĩ rằng, ông phải lợi dụng thời kỳ còn sung sức để tận hưởng thật trọn vẹn thú yêu đương, nhưng lúc nầy vợ ông không thể đáp ứng nhiệt tình. Bệnh liệt âm của bà Khuê chính là nguyên nhân thúc đẩy Chu làm tình làm tội và đưa vợ ra tòa ly dị.
* * *
– Dậy đi anh, từ sáng đến giờ em chưa ăn gì.
Nghe tiếng gọi, Chu trở mình quay qua ôm hông Yến:
– Để gọi phục vụ đưa thức ăn lên phòng.
– Không em thích ra ngoài thoải mái hơn.
– Nếu em thích mình đi ăn tiệm, trong lúc em sửa soạn anh ngâm nước nóng cho tỉnh người.
Vừa đặt chân xuống đất Chu quay qua dặn:
– Em kêu anh Khải đưa xe đến.
Yến cười:
– Kêu làm gì, em chắc chắn anh ta đang chờ ở dưới.
– Sao hay vậy?
– Nghề nghiệp mà, gặp mối sộp họ bám sát một bên.
Đúng như lời Yến, hai người vừa ra khỏi thang máy đã thấy Khải ngồi sẵn ở phòng khách. Khải định nói riêng gì với Yến nhưng nàng gạt ngang:
– Đói quá rồi, đi lẹ lên.
Ba người vừa lên xe, Yến yêu cầu đưa đến nhà một nhà hàng đặc sản nổi tiếng tại Phú nhuận rồi quay qua giải thích với Chu:
– Tây Tàu gì anh đã nếm thử, hôm nay đưa đến thưởng thức những món thuần túy quê hương, chịu không?
– Mời anh Khải cùng vào ăn chung.
Yến đưa tay véo nhẹ vào bắp vế Chu, đề nghị:
– Anh biếu anh Khải chục dollars để anh đi ăn tự nhiên hơn.
– Ừ cũng được, thôi hẹn anh Khải lần sau vậy.
Người quản lý vừa thấy Yến đã vội vã bước ra chào:
– Chào cô Yến, tối nay không đi hát?
Yến quay qua giới thiệu Chu:
– Hôm nay em nghỉ. Đây anh Chu, chồng sắp cưới của em từ Mỹ về thăm, em đưa lên giới thiệu nhà hàng anh.
– Rất hân hạnh.
Vừa dứt câu, chủ nhà hàng bắt tay Chu:
– Còn tôi, Bảo quản lý nhà hàng, lúc nào tổ chức lễ cưới đừng quên tôi nhé.
Yến trả lời ngay:
– Anh là khách số một của em làm sao quên được.
Sau phần trình diễn khách với chủ, người phục vụ mang thực đơn săn đón và giới thiệu từng món ăn một. Anh không quên đề nghị các món rượu sung sức, dành riêng cho việc động phòng chăn gối khi thấy Chu đã già trong lúc Yến còn quá trẻ:
– Ông dùng thử mật rắn pha rượu và trứng lộn rùa biển, hai thứ nầy mới thật đúng là ông uống bà khen .
Ông Chu tò mò:
– Nghe nói mật rắn nhưng trứng rùa biển lộn thì chưa bao giờ.
Người phục vụ nói nhỏ vừa để Chu và Yến nghe:
– Ông chủ tôi vừa học được của người Brésil ở năm Mỹ. Món ăn của nhà hàng chúng tôi, độc đáo và duy nhất tại Việt nam, muốn dùng phải đặt trước cả tuần lễ. Nhưng đặc biệt hôm nay chúng tôi hân hạnh mời ông.
Rồi cúi sát vào người Chu cười cầu tài:
– Dùng thử, tối nay biểu diễn cho bà biết tay.
– Ừ dùng thử xem, cho tôi một ly lớn rượu rắn và vài cái trứng rùa lộn.
Yến đưa chân đá nhẹ vào chân và nói nhỏ vào tai ông Chu:
– Quỷ nào, chưa uống em đã hụt hơi, bây giờ làm một ly lớn rồi thêm vài ba cái trứng rùa, tối nay có nước em rớt luôn xuống giường.
– Vui mà, không sao đâu em !
Lâu lâu bắt được vài mối như hôm nay, gặp loại già dịch còn mê gái tơ, nhà hàng khai thác triệt để bằng cách đề nghị đủ các món ăn kích thích tình dục. Khách đồng ý hay không vẫn được mang ra với lời giới thiệu đại loại giống nhau: Món nầy sung sức bổ thận, ăn vào thấy ngay kết quả đêm bảy ngày ba vô ra không kể , rất thích hợp cho đàn ông lớn tuổi ! Yến cũng không phản đối, nàng để tự nhiên cho ông Chu nếm thử và vui vẻ trả tiền, có vậy mới xứng mặt người chồng giàu có từ nước ngoài về cưới nàng làm vợ.
Đến gần giờ đóng cửa, hai người bắt đầu đứng dậy. Nhân viên nhà hàng tận tình tiễn chân ra tận cửa. Khải đã chờ sẵn đưa ông bà Chu đi dạo một vòng đêm Sàisòn Chợ lớn trước khi trở lại khách sạn.
Trước khi chia tay Khải tìm cách nói nhỏ với Yến:
– Một người tên Chuyên đang quanh quẩn đâu đây. Coi chừng nó gây chuyện.
Yến bối rối:
– Sao anh biết?
– Hắn đã nói hết chuyện cho tôi nghe !
Chu vẫn đứng đợi ở cửa, Yến hấp tấp nói vọng vào:
– Anh lấy chìa khóa trước em vào liền.
Yến nói nhanh với Khải:
– Để sáng mai tính lại.
* * *
Khoảng 5 giờ chiều nay, Khải đang ngồi đọc báo trong xe bên hông khách sạn, tình cờ một thanh niên tự xưng là người tình của Yến đến bắt chuyện để hỏi thăm về ông Chu. Một cơ hội ngàn vàng giúp Khải nắm được bí mật cuộc đời của Yến, có thể dùng làm phương tiện làm tiền bà chủ tỷ phú sau nầy.
Khải vói tay mở cửa bên phải:
– Lên xe ngồi nói chuyện kín đáo và thoải mái hơn.
Người thanh niên nhanh chóng bước lên:
– Tôi tên Chuyên, người tình, người chồng tương lai của cô Yến.
Khải mới biết Yến sáng nay nhưng vẫn nói láo một cách tự nhiên:
– Sao lạ vậy, tôi chưa bao giờ nghe Yến nhắc đến tên anh.
Chuyên hỏi ngược lại:
– Anh quen biết với cô ta bao lâu rồi?
– Cũng không lâu lắm, nhưng ông Chu là Việt kiều Mỹ kỳ nầy về Việt nam để làm đám cưới với cô Yến, chắc anh đã biết?
– Biết nhưng thân phận tôi phải tính ra sao?
– Tính cái gì, bất cứ mọi giá phải giành cho bằng được người yêu dù đổ máu hay tù tội cũng phải ra tay.
– Theo anh, phải làm áp lực với Yến bằng cách dọa rạch mặt, tạt acide hoặc thẳng tay lụi cho thằng chồng tương lai của nó một dao?
– Đúng vậy.
Chuyên rùng mình:
– Không dám vì tôi yêu Yến thực tình. Không muốn người tôi yêu đau khổ bất cứ dưới hình thức nào.
Khải cười mỉa:
– Người ta giựt vợ trước mặt mà còn quân tử Tàu !
Chuyên nài nỉ:
– Vậy anh còn cách nào cứu vãn tình thế?
– Anh cũng đẹp trai khỏe mạnh sao không xin cưới trước?
Chuyên thú nhận:
– Tôi nghèo sống bằng nghề xe ôm, hồi nhỏ cực khổ không có tiền ăn học như người ta.
Khải thắc mắc:
– Sao hai người gặp nhau, yêu nhau và lý do gì trắc trở?
Chuyên rút điếu thuốc mời Khải, từ từ kể lại:
– Tôi quen Yến từ hồi dưới quê, sau nầy lên Sàigòn tôi chạy xe ôm. Yến xuất thân là cô giáo vườn, có giọng hát tân nhạc nghe tạm được. Cô bỏ quê lên thành phố tự học hát theo lối karaokê, sau đó kiếm được một chân ca sĩ hạng B trong hai phòng trà. Cuộc sống chật vật vì Yến không chịu làm thêm nghề phụ.
Khải ngắt lời:
– Nghề phụ là gì?
– Vũ thoát y hay chịu nhảy dù như một số ca sĩ khác.
Khải tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Anh để tôi nói hết đừng ngắt lời. Gặp lại Yến tại Sàigòn, tôi trở nên người chạy xe đưa rước, người bảo vệ, người bạn rồi người tình hờ
– Sao gọi là tình hờ?
– Chỉ ôm nhau hôn hít thì được chứ làm tình thì Yến không chịu !
– Ngoài anh ra còn ai trong đời cô ta nữa không?
Chuyên thật thà:
– Thật ra tôi cũng không rõ, nhưng ca sĩ hạng B muốn sống thì làm sao tránh khỏi mấy tay bầu gánh, trưởng ban, chủ quán
Khải đặt vấn đề hỏi Chuyên:
– Ông Chu quen biết Yến đã lâu, lần nầy ông về cưới. Anh đã biết và không có phản ứng gì?
Suy nghĩ một hồi lâu, Chuyên phân trần:
– Phản ứng cái gì. Tôi tay trắng. Hai người kia một bên dollars đầy túi đang chết mê chết mệt em ca sĩ phòng trà, một bên ham tiền của muốn trở thành bà tỷ phú trong nháy mắt. Ra tay hãm hại Yến thì tôi không đành, cắt gân ông già Việt kiều thì cũng không xong, đàng nào cũng vô tù gỡ lịch.
Khải trấn an:
– Vẫn còn cách giải quyết, hãy bình tĩnh. Tôi có thể giúp anh, nhưng phải thực tình cho tôi biết đầu đuôi ngọn ngành, nhất là những liên hệ với Yến mới có thể tìm một giải pháp.
– Chuyện còn dài, tuần tự sẽ trình bày để anh hay. Nhưng trước tiên xin anh cho hỏi một câu.
– Cứ nói đi.
Chuyên ngần ngại vào đề:
– Anh có nghe ông bà bàn tính về chuyện tiền bạc chia chác sau vụ ra tòa ly dị, bán nhà bán tiệm ở Mỹ không?
Nghe đến đây, Khải đoán lờ mờ được ý Chuyên muốn lợi dụng cơ hội làm tiền riêng ông Chu hoặc âm mưu với Yến để moi sạch tiền ông già rồi quất ngựa truy phong. Như vậy không biết Chuyên sẽ là đồng nghiệp hay đối thủ của mình. Dù sao, cần triệt để khai thác sự bí mật giữa Chuyên và Yến cũng như những liên hệ giữa hai người sắp lấy nhau. Nếu cần phải thêu dệt thêm để chuyện tình càng lâm ly bi đát, rồi nhảy vào giải quyết, bắt chẹt cả ba người Yến Chuyên và ông Chu, kiếm một số tiền lớn theo kế hoạch.
Khải mỉm cười bằng lòng với những dự tính của mình:
– Tôi hỏi thật anh, anh nói anh yêu cô Yến thực tình muốn cưới làm vợ sao lại móc nối chuyện tiền bạc vô đây. Số tiền do ông Chu sẽ mang lại cho Yến có liên hệ gì với anh đâu.
Gãi đầu suy nghĩ một hồi, cuối cùng Chuyên thú nhận:
– Yến cam kết nếu tôi không phá đám, cô ta sẽ chia một phần tiền kiếm được.
– À thì ra là vậy. Anh khôn quá còn gì nữa, sau khi kiếm được số tiền lớn, thay da đổi mặt chắc chắn anh sẽ kiếm được cô vợ trẻ đẹp hơn Yến nhiều.
Nhưng rồi Khải lắc đầu:
– Cũng khó tin, Yến nó xù thì anh làm gì được cô ta?
Chuyên sơ ý bộc lộ:
– Tôi có những lá bùa đắt giá.
– Gì?
– Những bức ảnh ôm nhau hôn hít cũng đáng giá chứ?
– Ăn nhằm gì, ca sĩ ôm hôn đàn ông con trai là chuyện bình thường như người ta uống café buổi sáng !
Chuyên cãi lại:
– Tầm thường thì nói gì, tôi đã thuê thợ chụp lén được mấy bức ảnh tôi và Yến đang trần truồng ôm nhau trong phòng.
Vừa nói vừa rút trong túi ra một bức ảnh Chuyên và Yến đang nằm ôm nhau trên giường ngủ.
– Anh cũng cao tay ấn. Nhưng anh làm vậy với mục đích gì?
– Để buộc Yến phải lệ thuộc vào tôi.
– Như vậy có nghĩa anh sẽ dùng những bức ảnh để làm áp lực tình cảm và trói buộc quan hệ giữa hai người?
Chuyên gãi đầu:
– Cũng không hoàn toàn đúng.
Khải nghĩ, không thể xem Chuyên như một địch thủ mà phải bắt tay trở thành đồng minh, mới có thể ăn chia đồng đều theo kế hoạch làm tiền. Khải lập lại vấn đề để tìm hiểu thêm con người thật của Chuyên:
– Thật tôi không hiểu, anh yêu Yến nhưng tại sao có ý định nhận một số tiền rồi để yên cho Yến tự do ngã vào tay người khác. Như vậy chẳng khác gì một hình thức ma cô bán vợ?
– Thưa anh, không chắc Yến đã yêu tôi. Có thể, tôi chỉ là bình phong cho nghề nghiệp của nàng, là người tình tạm bợ những lúc tâm hồn và thể xác của nàng nổi loạn. Thật tôi cũng không hiểu, nhiều lúc trần truồng ôm nhau trên giường, hôn hít tận tình nhưng rốt cuộc chẳng làm ăn được gì. Tôi thì ấm ức, đôi lúc phát khùng không kềm chế nổi, nhưng đột nhiên Yến khựng lại đẩy tôi xuống giường. Hỏi anh như vậy Yến có yêu tôi hay không?
– Như vậy chắc chắn Yến không yêu anh bao giờ.
– Có thể đây là lý do làm tôi suy nghĩ.
– Vậy tiền bạc có thể thế chỗ tình yêu trong con người anh?
Chuyên trả lời hàng hai:
– Tiền bạc không thể mua được tình yêu trong tôi, nhưng nếu Yến dứt khoát lấy ông Chu, tôi có thể từ từ xem lại.
– Xem con mẹ gì nữa, tiền bạc có thể mua được tất cả, ngay cả tình yêu đầu tiên trong đời chứ đừng nói đến những cuộc tình vụn vặt giữa đường hay chắp nối qua ngày , nhưng Yến đề nghị bao nhiêu là điều quan trọng.
Chuyên nghe rõ câu hỏi nhưng không ngây thơ nói ra số tiền Yến đã đề nghị. Đợi một lúc không nghe trả lời, Khải biết câu hỏi của mình vượt quá giới hạn nên quay qua vấn đề khác:
– Có số tiền lớn, anh đổi nghề không?
– Tôi còn mẹ già sống đơn chiếc, nghèo khổ. Tôi nghĩ số tiền nầy sẽ giúp mẹ tôi thoát được cảnh nghèo đói. Hiện giờ mẹ tôi đã lớn tuổi nhưng vẫn phải ở đợ để kiếm ngày hai bữa cơm.
– Xin lỗi, còn cha anh thế nào?
– Mất tích từ ngày mất nước, không biết sống chết ra sao.
Khải ra vẻ bùi ngùi:
– Tội nghiệp hoàn cảnh gia đình anh, nhưng có được người con như anh chắc bà bác cũng an phận tuổi già.
– Hy vọng với số tiền tôi sẽ mua căn nhà, còn lại chút ít dành dụm bữa cơm bữa rau cho đến ngày mẹ tôi ra đi thì tôi mãn nguyện.
Khải kết luận:
– Bây giờ anh phải dứt khoát để còn tính tới. Nhất định lấy Yến bằng mọi giá hay chấp nhận một số tiền?
– Thật ra nếu đem lên bàn cân thì hai trường hợp cũng ngang ngữa nhau. Thú thật tôi vẫn chưa dứt khoát.
Những lời nói chân thành và lòng hiếu thảo sâu đậm của Chuyên đã đánh thức lương tâm Khải. Ý nghĩ lúc đầu sẽ xử dụng Chuyên làm con chốt trong vụ làm ăn bạc triệu đã bắt đầu chuyển hướng trong thâm tâm của Khải. Khai thấy lòng mình xao xuyến không thể cam tâm dùng Chuyên đứng mũi chịu sào mà phải hướng mục tiêu chính về phía ông già tỷ phú cùng cô vợ trẻ.
* * *
Sáng hôm sau trong lúc ông Chu còn say ngủ, Yến lẻn ra khỏi phòng xuống gặp Khải để biết rõ những việc gì đã xảy ra hôm qua.
Vừa chạm mặt, Yến đặt ngay câu hỏi:
– Chuyện hôm qua đầu đuôi ra sao?
Khải ra vẻ quan trọng:
– Ông Chuyên sẽ làm lớn chuyện?
Mặc dù đang lo nhưng Yến vẫn ra mặt bình tỉnh:
– Có chuyện gì mà làm lớn. Chuyên là tài xế xe ôm, tôi thấy tội nghiệp định bụng sẽ cho anh ta một số tiền nhỏ sau khi thôi đi hát.
Khải mập mờ:
– Chứ không phải?
– Anh ta đã nói gì với anh?
– Thì cho biết, cô là nửa nhân tình nửa vợ.
Yến chưa có phản ứng gì trước câu nói nầy, thấy vậy Khải dồn thêm một câu:
– Anh Chuyên nói có sách mách cũng có chứng chứ không phải nói bậy đâu.
Yến giật mình vì đã nhiều lần trần truồng ôm nhau hôn hít, giải quyết tạm cơn ghiền với Chuyên trong phòng ngủ. Nhưng bây giờ phải khôn khéo để tránh những chuyện lớn có thể xảy ra, biết đâu qua những lần tạm bợ qua ngày, Yến đã mắc phải cái bẫy do Chuyên giăng ra mà nàng chẳng hay biết gì. Nhưng dù sao, đối với Khải, một người xa lạ chẳng cần thanh minh.
Yến dứt khoát:
– Chẳng có gì phải bận tâm.
– Thế sau khi cưới xong cô định theo ông về Mỹ hay cùng nhau ở lại Việt nam lập nghiệp làm ăn.
– Về Mỹ làm gì, có nhiều tiền dại gì đi xa cho mệt xác. Ở đây có kẻ ăn người ở, kêu một tiếng thì chục người dạ. Hỏi anh ở đâu sướng hơn?
Khải phụ họa:
– Cô có lý, bên Mỹ nghe vậy chứ chẳng sung sướng gì. Tôi nghe nói vợ chồng phải làm việc tối ngày, cuối tuần tự mình lái xe đi chợ, nấu ăn, làm vệ sinh nhà cửa cũng như tự giặt lấy áo quần chứ đừng hòng thuê mướn người.
Tuy nói quanh, nhưng mục đích Khải phải vào thẳng chuyện:
– Sau khi cưới xong, cô định cho anh Chuyên bao nhiêu tiền?
– Có thể một chút ít để mua chiếc xe mới, nghề của anh Chuyên xử dụng phương tiện cũ, mất khách cũng tội nghiệp.
Khải lẩm bẩm trong miệng:
– Được, cho ngoan cố, tôi sẽ làm cho cô trả gấp trăm gấp ngàn lần !
Hai người đang uống café nói chuyện trong phòng ăn khách sạn thì Chu đi vào:
– Sao em dậy sớm thế?
– Đã hơn mươi giờ rồi anh. Chắc bên Mỹ anh dậy trễ?
Chu tiến tới bắt tay Khải và trả lời Yến:
– Đâu có, anh dậy sớm tập thể dục, đọc báo trả lời thư của bạn bè. Nhưng qua đây giờ giấc thay đổi, hơn nữa hôm qua quá mệt !
Tưởng ông Chu mệt vì suốt đêm tận hưởng thú vui trời cho nên sáng hôm nay không dậy nổi, Khải pha trò:
– Quán thịt rừng cho ông ăn gì mà khỏe vậy?
Nghe đến chuyện nầy Chu nổi giận:
– Mẹ kiếp, chúng bịp không thể tưởng tượng được.
Yến tiếp lời:
– Tôi tưởng anh uống ly mật rắn ngâm rượu và ăn mấy cái trứng lộn của con gì đó sẽ hành tôi suốt đêm, không ngờ vừa lên giường anh quay ra ngủ như khúc gỗ lại còn ngáy hơn sấm nữa. Cũng may, nhờ vậy tôi khỏe được một đêm.
Chu vẫn còn hâm hực:
– Anh nghĩ xem có đau không, phí mất một đêm với người đẹp mà phải trả gần trăm dollars để ăn cái thứ mắc dịch.
Khải vuốt đuôi:
– Bên nầy các tiệm thịt rừng là vua bịp. Đừng có nghe quảng cáo mang, mển, nai, hưu, chồn, báo… mà lầm, toàn là một loại thịt chó pha chế mùi vị khác nhau. Nếu vào quán dê, thì đừng ăn ngọc dương làm gì cho phí tiền, khách muốn bao nhiêu cũng có nhưng toàn là dái trâu dái bò mà thôi. Thực ra chúng chỉ bịp các ông bà Việt kiều, chứ dân ở đây rành sáu câu nầy lắm.
– Thế hôm qua sao anh không nói trước cho tôi hay?
Được dịp đá nhẹ Yến chuyện hôm qua:
– Tôi đâu có đi chung để biết ông bà dùng món gì !
– Được anh là thổ địa ở đây, lần sau anh đi với chúng tôi để khỏi mất tiền mà ăn phải đồ dỗm.
Yến đề nghị:
– Trưa nay mình đi ăn đồ Tàu, tối nay ăn tạm tô bún rồi ghé qua phòng trà nghe em hát.
– Ủa không phải em đã xin nghỉ việc?
– Cũng chưa đứt khoát vì em còn yêu nghề. Có thể sau khi cưới xong thì em nghỉ hẳn.
Chu nhìn đồng hồ giục Yến:
– Đã trưa rồi, em lên phòng thay đồ còn đi ăn sau đó chạy qua Khánh Hội xem nhà mới.
Nghe đến việc đi xem nhà trong khu dành cho Việt kiều làm Yến nôn nóng:
– Thay đồ đi liền, anh lên phòng với em hay ngồi đây uống nước?
– Anh ngồi đây uống café với anh Khải, em thay đồ nhanh lên.
Còn lại hai người, Chu đề nghị Khải:
– Trong thời gian tôi chưa mua xe hơi, anh tiếp tục lái cho chúng tôi. Anh nghĩ thế nào?
– Thưa ông còn nghĩ gì nữa, thật phước đức cho tôi gặp được ông hôm nay.
– Tôi đề nghị anh làm việc giúp tôi bảy ngày một tuần, mỗi ngày mười tiếng.
– Dạ.
– Nói vậy chứ mỗi khi chúng tôi nghỉ trưa, đi ăn hoặc bận công việc vớí bạn bè anh cứ tự nhiên về nhà nghỉ. Có gì tôi sẽ gọi anh.
– Dạ
– Để tiện việc tiền bạc, tôi trả khoán lương tháng cho anh. Cứ suy nghĩ và cho tôi biết giá cả sau.
Quay nhìn về hướng thang máy xem chừng Yến, ông Chu nói tiếp với Khải:
– Tôi còn nhiều việc riêng cần đến anh.
– Dạ sẵn sàng.
Trong lúc Chu đang cân nhắc lời nói, Khải hỏi trước :
– Thưa chuyện gì?
Suy nghĩ vài giây, Chu đi thẳng vấn đề:
– Thì tình cảm lăng nhăng, dò xem trong quá khứ Yến đã có chồng con gì chưa, cũng như hiện tại đang dây dưa với ai.
– Dạ việc nầy quá dễ dàng đối với tôi.
Khải mừng như mở cờ trong bụng, tự nhiên mọi việc đến cùng một lúc ăn khớp với những dự tính của Khải. Như vậy chỉ một việc cưới hỏi, Khải có thể làm tiền một lúc ba người. Nạn nhân dĩ nhiên là người có của, trước tiên ông Chu rồi đến Yến. Sau cùng cũng phải lấy một phần của Chuyên, đâu có tha tội cho anh ta một cách dễ dàng được.
Đang suy nghĩ miên mang thì Chu lại tiếp:
– Chốc nữa trước khi đi ăn anh chạy qua ngân hàng, tôi cần đổi một ít tiền Mỹ ra tiền Việt.
Khải chụp ngay cơ hội:
– Đâu cần phải nhọc công đến ngân hàng. Ở đây có nhiều mối họ đem tiền đến tận chỗ đổi trực tiếp, dễ dàng và nhanh chóng.
Chu hơi do dự:
– Đổi chút đỉnh thì được nhưng với một số lớn, tôi nghĩ không…
– Thưa ông chủ, tôi quen những mối an toàn hơn cả ngân hàng. Bảo đảm đồng tiền thật do chính phủ Việt Nam phát hành, đổi bao nhiêu cũng được mà không mất tiền huê hồng. Tiền đổi có thể giao bất cứ nơi đâu, giờ nào tùy theo ý thích của mình và hơn nữa người đổi tiền sẽ đứng ra bao bọc bảo lãnh cho mình khỏi bị trộm cướp.
– Ai mà ngon lành vậy?
– Bây giờ thì xin lỗi ông chủ, tôi chưa nói được. Đổi một vài lần ông chủ sẽ rõ.
Vấn đề nầy không lạ gì ở Việt nam, tiền đồng là những tờ giấy lộn để càng nhiều trong nhà càng thêm mang họa vào thân. Làm sao giải thích với công an một khi chúng bắt gặp những số tiền khổng lồ cất dấu trong nhà, hoặc có lúc tiền triệu tiền tỷ trở thành mây khói trong nháy mắt chỉ vì một vụ đổi tiền theo tiêu chuẩn do chính quyền ban ra. Khải biết rõ những ông cán bộ nhà nước, tiền hối lộ đầy túi, họ phải giải quyết bằng cách mua vàng hay đổi thành ngoại tệ, nhưng đâu dám công khai thông qua ngân hàng. Do đó phát sinh một dịch vụ đổi tiền chui, hoạt động mạnh mẽ từ nhiều năm qua trong hàng ngũ cán bộ nhà nước ăn hối lộ. Các ông nầy vừa đổi vừa cho gấp rưỡi, có lúc gấp hai so với hối suất ngân hàng, miễn làm sao phi tang nhanh chóng các món tiền hối lộ, làm ăn phi pháp. Khách hàng độc nhất của nhóm người nầy là Việt kiều. Những người về thăm nhà, về kinh doanh lúc nào cũng đều phập phồng lo sợ cho an toàn bản thân, họ đâu dám hé môi cho ai việc đổi tiền chui với cán bộ chứ đừng nói đến việc tố cáo hay trở mặt lật lọng.
Nhưng với ông Chu còn một vài chi tiết cần phải nghiên cứu, các cán bộ nhà nước chỉ làm việc với những số tiền lớn, không thích đổi tiền kiểu cò con.
– Thưa ông chủ, lần đầu để làm quen, ông chủ định đổi bao nhiêu?
– Nếu đến ngân hàng thì đổi nhiều, còn với người lạ thì chừng vài ba ngàn tối đa.
– Thưa ông chủ, vài ba ngàn sợ người ta không nhận cố gắng lên năm ngàn, chiều nay tôi sẽ lo xong.
– Cũng đuợc.
Khởi đầu năm ngàn dollars chỉ là số tiền nhỏ so với ông Chu, nhưng chắc chắn chiều nay Khải sẽ được cán bộ trả một số tiền huê hồng đầu tiên trong kế hoạch làm việc với cặp Chu-Yến.
Yến thay xong y phục và đang bước ra thang máy. Khải lên tiếng trước:
– Đã sẵn sàng chưa thưa bà chủ?
– Sao có chuyện gì vui vậy?
– Ông vừa mướn tôi chạy tháng.
Yến quay qua hỏi Chu:
– Anh không tính việc mua xe hơi?
– Sao không, nhưng lúc nầy đang bận rộn có người chạy ngoài giúp một tay hoặc cần đi đâu có anh Khải cũng tiện. Cưới xong anh sẽ mua cho em chiếc xe Đức hiệu nào cũng được tùy em chọn.
Xe vào thẳng trong khu vực của nhà hàng. Ba người yêu cầu một phòng ăn dành riêng cho những bữa cơm thân mật hay tổ chức các buổi tiệc nhỏ chiêu đãi giao tế. Khải quen biết ở đây, thường dẫn khách đến với hai mười phần trăm huê hồng.
Vừa vào bàn Chu hỏi Khải:
– Anh quen nhiều nhà hàng, ở đây có gì đặc biệt?
Yến gạt ngang:
– Đề em kêu cho vừa miệng anh.
Nghe vậy nhưng Khải cũng đề nghị:
– Ở đây có món gà ác hầm sâm hay yến cũng được lắm.
– Anh cũng nghe người ta khen hai món nầy nhưng chưa ăn qua. Em kêu gà chưng với yến ăn thử.
Nhà hàng nào cũng vậy, Chu được giới thiệu những món ăn độc đáo dành riêng cho người lớn tuổi ham vui, nhưng lần nầy ông không còn tin tưởng vào nhưng thứ vớ vẫn đó nữa. Chu cười với Yến:
– Anh đâu cần phải không em?
Yến véo vào đùi ông già:
– Đồ quỷ, lúc nào anh cũng nghĩ đến chuyện đó !
Chu cười hề hề:
– Trời cho mà không biết hưởng thụ thì quá phí phạm. Mai mốt xuội lơ ra rồi chỉ có nước đập đầu vào gối mà than khóc.
Bữa cơm tuy không thịnh soạn theo thói quen phô trương của những Việt kiếu về xứ, nhưng cả ba người đều ăn một cách ngon lành sau gần hai ngày quá mệt.
Trên đường trở về, họ ghé qua Khánh hội nơi khu vực mới xây cất, kiến trúc theo lối tây phương. Nghe nói đã nhiều nhưng lần đầu tiên Yến và Chu bước chân vào đây. Thật không ngờ những mảnh ruộng nhỏ, ao hồ bùn lầy nước đọng trước đây bây giờ trở một thành phố mới, kiến trúc tạp nhạp pha chế, bắt chước các kiểu nhà từ Á, Trung Đông qua đến Âu Mỹ. Đặc biệt nhiều biệt thự hai ba từng có hàng rào bao bọc, bên ngoài treo những tấm bảng bằng đồng, trên đó khắc những giòng chữ bằng tiếng Anh: Đây là nhà tư nhân, cấm người lạ mặt hay hãy coi chừng chó dữ. Bên trong sân còn phất phới những lá cờ ngoại quốc, dụng ý để tất cả những ai đi ngang qua đều phải biết ngay rằng, đây là nhà do người Việt triệu phú nước ngoài làm chủ chứ không phải của dân Mít tầm thường trong xứ ! Có nơi khách đi qua thấy nhà đẹp, dừng lại nhìn thì một vài người da vàng mũi tẹt xuất hiện bên trong hàng rào, giọng mũi lơ lớ nói vọng ra một tràng tiếng bồi mới học: Tôi không nói tiếng Việt !
Chính Chu cũng ngạc nhiên khi khám phá ra đám người mất gốc nầy, đa số không biết đã giựt hụi cướp tiền của ai chạy trốn về đây để trở thành những công dân gương mẫu của chế độ. Chu hỏi Khải:
– Anh thường đi qua khu nầy không?
– Bọn họ có xe riêng, đâu cần taxi. Tôi ít khi vào đây, khó làm ăn với đám người nầy. Nạc không ra nạc mở không ra mở mà cứ xem mình như ngọc hoàng thượng đế không bằng.
Chu ngần ngại nói với Yến:
– Mua nhà mới nhưng phải tránh chỗ nầy. Việt kiều ở đây phách lối, chung đụng với bọn chúng có ngày sinh chuyện. Mua nhà trong các khu vực gần Thủ Đức, nhà cửa còn đẹp và sang hơn ở đây.
– Mua ở đâu cũng được nhưng em muốn nhà phải lớn và đẹp.
Trả lời Chu xong, Yến quay qua Khải ra lệnh:
– Anh đưa chúng tôi về nghỉ, tối đến Dakao dùng tạm tô phở rồi đi phòng trà. Xong chương trình ca nhạc, kiếm cháo cá ăn rồi về ngủ cho khỏe bụng.
– Ừ cũng được.
Chu trả lời mệt mỏi có lẽ vì thiếu ngủ sau một bữa ăn no. Khải đề nghị đưa ông bà trở lại khách sạn nghỉ trưa để anh còn chạy lo việc đổi dollars chiều nay.
Yến lên tiếng:
– Sao không ra thẳng ngân hàng cho tiện?
– Anh đã nhờ anh Khải đổi chút đỉnh để tiêu tạm vài ngày, lần sau hãy tính.
Nghe Khải đề cập chuyện tiền bạc, tuy không nói ra nhưng thái độ của Yến không bằng lòng. Yến không muốn một ai ngoài nàng có quyền nhìn ngó và lợi dụng tiền của Chu. Chấp nhận lấy ông già nghĩa là nhắm mắt trao thân trong một thời gian rồi kiếm cách tước đoạt gia tài. Thật sự, Yến không hề yêu ông Chu bao giờ nhưng những cử chỉ âu yếm mặn nồng, những động tác cuồng nhiệt trong chăn gối là vai trò nàng phải đóng thật trọn vẹn vì đồng tiền mà thôi. Chính Yến đã bày mưu dàn cảnh để ông bỏ vợ, bán của cải chia gia tài đem về dâng cho nàng. Đến một lúc nào thuận tiện, Yến sẽ tung những chiêu khác để ẳm trọn gia tài trong tay. Chẳng ai làm gì được nàng, luật pháp thì dễ dàng mua chuộc còn người đời ai sức đâu để ý đến chuyện ruồi bu. Nếu có, thì họ chỉ cười một mình ông già mất nết, đã đến ngày xuống lỗ mà còn đèo bồng các em bé đáng tuổi con tuổi cháu ! Người quân sư điều khiển chương trình sau lưng Yến không phải là Chuyên mà chính là một người đàn ông khác, đang ẩn mình trong bóng tối, khi hoàn tất kế hoạch ông ta sẽ công khai ra mặt ăn đời ở kiếp với Yến.
Người đáng thương, Chuyên trong vai người tình hờ, đứng đầu mũi chịu sào mà chẳng được xơ múi gì trên thân xác nàng. Yến đề nghị quân sư nên rộng lượng bố thí cho Chuyên số tiền nhỏ xem như trả công, sau khi lấy được tài sản của ông Chu. Quân sư của Yến, lúc đầu chấp thuận đề nghị của nàng nhưng sau nầy có lẽ nóng mặt, cứ kèo nài giảm dần số tiền xuống.
Vai trò của Khải bây giờ trở nên quan trọng. Nắm trúng chỗ yếu của Yến, biết được vai trò cũng như tình yêu mù quáng của Chuyên, ngoài ra còn tạo được lòng tin của ông Chu khi ông khi ngỏ ý nhờ Khải điều tra cuộc sống tiêng tư của người vợ trẻ. Chỉ cần bổ túc hai chi tiết nhỏ truớc khi ra giá tiền bạc thẳng thừng với ba người. Trước hết, dựng thêm những nghi ngờ chung quanh đời sống tình cảm của Yến. Tiếp đến, kiếm cách đưa ông Chu vào mê hồn trận của những người đàn bà chuyên nghiệp, đang giang bẫy mê hoặc những ông già ham vui. Mục đích của Khải là tạo nên sự ghen tương giữa hai người để buộc họ phải cưới một cách gấp rút. Vấn đề tiền bạc, Khải nghĩ rằng Chu không phải là một đứa con nít, chắc gì ông thật thà hoặc ngu dại đem toàn bộ gia tài dâng cho Yến. Như vậy số tiền chính xác ông chi ra cho cuộc tình nầy đáng bao nhiêu Khải cần phải biết. Còn một vấn đề nữa, thuyết phục bà mẹ Chuyên để bà khuyên con mình phải đập thẳng tay không nhân nhượng với Yến trong vấn đề đổi chác. Nếu khéo tính toán theo kế hoạch đã vạch sẵn, Khải chắc chắn kiếm được năm mươi phần trăm trong số tiền Chu sẽ mất vì người vợ trẻ.
* * *
Yến chọn chiếc bàn lớn ngay giữa phòng, kêu một chai rượu để hai người uống rồi lui vào phía hậu trường tô lại vành môi khóe mắt và thay bộ áo trình diễn trước khi ra sân khấu.
Hai Sáng, trưởng ban nhạc từ sau lưng bước tới ôm ngay eo ếch Yến, nàng phản đối ngay:
– Anh làm gì vậy?
– Vắng mấy bữa, cưng một chút không được sao?
Yến dằn mặt:
– Ê, phải chấm dứt ngay, chồng tôi và vệ sĩ đang có mặt trong phòng, hãy coi chừng, đừng sàm sở ăn phải đòn bây giờ !
Sáng vênh váo:
– Ô, Ô ! ngon lành há, vớ đâu được thằng ngu chịu nhào vô hốt hụi chết vậy cưng?
Thuận tay định tát cho nó một cái nhưng Yến cố nhịn vì gây sự với đám hủi nầy chẳng những không lợi là còn mang họa vào thân trong lúc Yến đang cần yên tỉnh để giải quyết mọi việc. Nàng đổi ngay thái độ, mỉm cười:
– Một tỷ phú Việt kiều Mỹ, được không?
Tiếng được không Yến dùng để lên mặt khoe khoang đồng thời cố ý so sánh người chồng tương lai với anh chàng đánh trống nghèo nàn đang đứng trước mặt.
Truyện ngắn tình mua cuối chợ Truyen18.name
Hai Sáng thấy ngay sai lầm về hành động của mình đồng thời nghĩ đến một vài ân huệ có thể đến, nếu biết o bế Yến lúc nầy và người khách tỷ phú đang có mặt trong đám khán khán giả, anh ta xin lỗi và quay ra sân khấu trịnh trọng:
– Kính thưa quý, hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu cô Kim Yến, đệ nhất danh ca với giọng hát trầm ấm quyến rũ nhất Sàigòn, sẽ trình bày cống hiến quý vị bài Một đời yêu anh đồng thời cũng theo yêu cầu của cô Kim Yến, cô hát tặng người chồng sắp cưới là một Việt kiều tỷ phú về từ Mỹ, hiện đang có mặt trong phòng nầy. Xin qúy vị cho một tràng pháo tay thật lớn và xin ông tỷ phú đứng dậy cho tất cả được hân hạnh chiêm ngưỡng.
Tràng pháo tay vừa chấm dứt, Hai Sáng tiếp tục:
– Champagne đâu, hãy mang ra, nhà tỷ phú chúng ta sẽ mời tất cả mọi người cùng vui hôm nay.
Ông chủ phòng trà hã hê không ngờ hai Sáng chơi trội đem nay, số tiền kiếm được đêm nay sẽ bằng số thu cả tháng với đám khách èo uột như thường lệ.
Tiếp đến Yến xuất hiện trên sân khấu, tiếng vỗ tay kéo dài gần mười phút, khán giả chưa nghe bài hát nhưng tiếng cổ võ champagne đã đem lại cho Yến niềm tự hào, nàng mỉm cười nhìn xuống bàn ông Chu rồi cất tiếng hát. Chẳng một ai nghe bài hát vì khán giả bận bàn tán về rượu cũng như lối chơi đẹp của một Việt kiều già. Nhưng lúc Yến vừa chấm dứt, tiếng reo hò vỗ tay lại trổi lên không ngừng vì khán giả vừa nghe Hai Sáng yêu cầu đem thêm champange ra một đợt nữa. Khải thì hơi nóng mặt vì chưa hưởng được tiền thưởng của ông Sáng về việc đổi tiền, tối nay gặp phải bọn lưu manh chúng nó tìm cách moi tiền một cách trắng trợn.
Trong lúc Yến tiếp tục trình bày bài hát kế tiếp, Khải tìm cách nói nhỏ với Chu:
– Không nên cho bà tiếp tục đi hát, trong giới nầy ca sĩ đã khó giữ thân mà hằng đêm phải tiếp xúc bọn chủ, bầu gánh, trưởng ban lưu manh háo sắc, làm sao tránh khỏi rơi vào tay họ.
– Anh có biết gì những chuyện lăng nhăng tình cảm của Yến không?
Khải không ngần ngại:
– Có chứ sao không?
– Anh nói rõ tôi nghe.
Để chứng minh lời nói của mình, Khải định bụng sẽ đưa người chồng hờ của Yến ra đối mặt Chu, sau đó Khải sẽ tự đặt mình vào ghế quan tòa giải quyết chuyện giữa hai người. Nhưng nghĩ lại bây giờ chưa phải lúc, Khải vẫn một mực làm cao:
– Dài lắm, lúc nào yên tĩnh và rộng thời giờ tôi sẽ trình bày ông chủ nghe.
Không đợi phản ứng người đối diện, Khải còn châm thêm:
– Là ca sĩ phòng trà, còn trẻ lại đẹp làm sao tránh khỏi chuyện tình ái lăng nhăng. Tôi khuyên ông chủ, lấy vợ ca sĩ thì phải cưới liền tay, chậm trễ thằng khác nó bợ ngay. Nhất là lúc gần đây Việt kiều nước ngoài thường về cưới vợ như ông không thiếu gì.
Chu gật đầu đồng tình những gì Khải nói. Khải ngồi sát và ghé vào tai Chu trở giọng úp mở rao hàng:
– Nhưng đừng lo, thiếu gì con gái đẹp còn trinh nguyên sẵn sàng làm vợ những người giàu có đẹp lão như ông chủ. Nếu ông chủ muốn tôi có thể giới thiệu nhiều em ngon lành hơn nhiều.
Chu cười khoái chí, cuộc đời của ông ít khi được nghe những lời chúc tụng êm tai như vậy. Chu đưa tay vỗ nhẹ lên vai Khải biểu lộ sự đồng tình, từ nay có thêm người vừa dẫn đường vừa sai vặt.
Lợi dụng cơ hội, Khải khôn ngoan thăm dò:
– Chắc ông chủ còn người thân ở tại Việt nam?
Chu thở dài:
– Tôi lạc mất vợ con ngày xuống tàu ra đi, nhưng đừng nhắc nữa.
– Thế qua Mỹ ông lập lại gia đình?
– Sao không, rượu thịt hằng ngày làm sao ở giá được.
Nói xong hai người cười lớn, những người đàn ông thường ý hợp tâm đầu trong các câu đối đáp kiểu nầy.
Xong bài hát thứ hai Yến bước thẳng xuống sân khấu, đến ngay trước bàn danh dự đưa tay kéo Chu đứng dậy chào khán giả trong phòng. Ông quay lại phía sau khẽ gật đầu rồi vẫy tay kêu thêm rượu đãi mọi người tiếp tục.
Yến lo lắng hỏi nhỏ:
– Anh chơi điệu quá, liệu còn tiền Việt để trả không?
– Ồ không sao, nếu thiếu thì anh trả bằng dollars !
Đúng vậy sau khi chấm dứt chương trình ca nhạc, ba người đến trước nhà thờ Tân định ăn cháo đêm, lúc thanh toán Khải phải ứng tiền Việt để trả hộ ông Chu.
Khi ba người lên xe, đồng hồ trước tay lái chỉ hơn một giờ sáng. Đường phố đã vắng không còn tấp nập như đầu đêm. Trong các hẻm nhỏ chỉ còn một vài người đang trao đổi trả giá với đám chị em thuộc loại rẻ tiền, còn sót lại sau những lần gạn lọc đầu đêm của khách. Dù khuya nhưng họ phải nán lại đến phút chót với hy vọng kiếm ít tiền cho buổi chợ ngày mai.
Lúc Khải đưa ông bà chủ đến chân thang máy, Chu bắt tay dặn:
– Ngày mai anh không cần đến sớm, vợ chồng tôi phải sau mười hai giờ trưa mới xuống giường được.
– Dạ, chúc ông bà ngủ ngon.
Chu đã dặn không cần đến sớm, nhưng hôm sau Khải đã có mặt trước khách sạn thật sớm để gặp Chuyên. Khải biết chắc Chuyên lúc nầy đang bám riết ông bà Chu. Để ngay xe taxi trước cửa, Khải ung dung qua quán ăn đối diện và ngồi ngay mặt tiền để Chuyên dễ dàng nhận ra mình. Chưa kịp kêu ly café thì Chuyên đã xuất hiện. Hai người dời chỗ ngồi vào tận trong góc.
Mở đầu câu chuyện, Khải vào đề trước:
– Có thay đổi gì không hay vẫn một mực yêu thương cô Yến?
Đốt xong điếu thuốc, Chuyên chậm rải:
– Tình yêu mà anh, biết rằng người ta không thương mình nhưng cũng khó quên được.
– Bây giờ mà còn tính chuyện Lan và Điệp, Roméo-Juliette thì lỗi thời và dại dột. Thiếu gì con gái, không đứa nầy thì đứa khác. Ăn không được thì đạp đổ, cần gì phải đau khổ thêm cho khổ thân. Anh cần một số tiền lớn để lo cho mẹ anh cũng như tương lai chính anh. Thử nghĩ xem một ngày nào đó, anh an vị trong chiếc xe bóng loáng hay tệ lắm trên cổ lủng lẳng vài ba lượng vàng, thì thiếu gì con gái nhà lành chạy theo chứ đừng nói đến hạng ca sĩ ba xu.
Ngẫm nghĩ một hồi Chuyên hỏi lại:
– Vậy bây giờ anh khuyên tôi phải thế nào?
Khải sửa lại thế ngồi:
– Tôi chỉ anh hai cách. Một, đánh sát ván cô Yến bằng cách sang lại nhiều bức hình hai người khỏa thân trong phòng ngủ. Nhớ kỹ phải lựa tấm nào nhìn rõ mặt cả hai, rồi đưa cho Yến và ra giá bán lại làm nhiều lần. Hai, trực tiếp đặt điều kiện với ông Chu, đòi một số tiền rồi để yên ông ta sống hạnh phúc với Yến, không liên lạc quấy phá gì về sau nữa.
– Vậy có nên đưa cho ông Chu xem những bức hình.
– Có thể sẽ dùng sau nầy, nhưng lúc đầu không nên, coi chừng mất cả chì lẫn chài, hiểu không?
– Vâng, nhưng..
– Không nhưng nhụy gì cả, tiền bạc thì phải cứng rắn, nói huỵch tẹc ra không úp mở, không tình cảm nhân nhượng.
Trở lại vấn đề Khải muốn biết từ lâu:
– Cô Yến hứa bồi thường tình cảm cho anh bao nhiêu?
– Đầu thì nói hai chục triệu nhưng từ từ giảm xuống.
– Cô ta lấy chồng tỷ phú mà chỉ lo lót anh hai chục triệu thôi à? Tôi đề nghị anh bán hình làm ba lần, mỗi lần đòi hai chục triệu mới phải.
Khải phóng đại thêm:
– Ông già Chu ly dị chia gia tài với vợ cả triệu dollars, ăn nhằm gì vài chục triệu tiền đồng Việt nam.
Khải tiếp tục đề nghị:
– Nếu anh chịu tôi sẽ gặp mẹ anh để vận động vụ nầy giùm anh.
– Để làm gì?
– Thì tính toán làm sao có lợi cho anh.
Chuyên lưỡng lự:
– Không biết mẹ tôi tính thế nào, anh đừng đề nghị những gì quá lố, bà là con người trọng đạo đức lễ nghĩa.
– Anh tin tôi đi, không làm gì để bà và anh buồn, chỉ tính toán làm sao có lợi. Mình là vai chính trong cuộc không tận dụng khai thác hưỏng lợi, để người khác ăn cũng phí.
Vừa ghi vội địa chỉ mẹ của Chuyên, Khải bắt sang chuyện khác:
– Như tôi đã nói, anh muốn gặp ông Chu không?
– Muốn chứ, nhưng Yến đeo ông ta như hình với bóng, cách nào có thể nói chuyện riêng được?
Khải sực nhớ ra:
– Đúng, phải kiếm một cơ hội, hơn nữa tôi phải hỏi qua ý kiến ông ta trước.
– Biết ông Chu chịu tiếp tôi không?
– Đừng lo tôi sắp xếp như thế nầy, nếu ông ta chịu gặp anh, tôi sẽ nhờ một người gọi điện thoại đến khách sạn, giả danh sở công an thành phố mời ông ta đến sở làm việc khẩn cấp. Tôi tin Yến không bao giờ đòi đi để chạm mặt với đám công an. Như vậy anh có thời gian bàn tính chuyện với ông trong vòng nửa giờ.
– Khi nào có thể được?
– Hằng ngày anh ngồi khuất trong nhà hàng trước khách sạn, lúc nào thấy ông Chu lên xe một mình đi về hướng sở công an thành phố thì chạy theo sau. Đến nơi đã có tôi.
Bây giờ Chuyên xuống nước, không còn nói chuyện ngang hàng như trước:
– Dạ em hiểu.
– Nhớ kỹ những gì tôi dặn.
– Dạ.
* * *
Ngay tối hôm đó, sau khi đưa ông bà Chu đến nhà hàng ăn, Khải đi xe ôm thẳng đến nhà Chuyên. Trong nhà chỉ có bà mẹ, bà vui vẻ mời khách vào sau khi biết Khải là bạn chạy xe với Chuyên.
Khải mở lời trước:
– Thưa bác là mẹ anh Chuyên?
– Tôi tên Uyên mẹ của Chuyên, gia đình chỉ có hai mẹ con.
Khải bắt đầu đóng kịch:
– Xin lỗi bác trai đang bận làm ăn xa?
– Không, chồng tôi mất tích từ lâu.
– Từ đó đến giờ không tin tức?
Bà Uyên thở dài:
– Không, nhà đơn chiếc, thằng Chuyên thường chạy xe đêm đến khuya mới về.
Chợt nhớ điều gì bà Uyên hỏi:
– Thưa ông đến thăm chơi hay có việc gì quan trọng?
– Dạ trước đến thăm vì nghe Chuyên thường nhắc đến bác, sau nữa có chút việc đề nghị với bác.
Bà Uyên đứng dậy rót đầy ly nước trà bưng để trên bàn. Thấy Khải nhìn bức ảnh chụp bà Uyên hồi còn trẻ với một người đàn ông, bà Uyên nhắc lại chuyện cũ:
– Hình chụp với chồng tôi hồi mới lấy nhau, lúc đó chưa có thằng Chuyên.
Khải xin phép đến gần nhìn một hồi, gật đầu khen:
– Thật hai bác hồi đó xứng đôi vừa lứa.
Khải trở về chỗ cũ:
– Nếu gặp lại bác trai Chuyên đở vất vả.
Bà Uyên thêm:
– Nó chạy xe chưa đủ nuôi thân, còn vướng vào một con ca sĩ, thật hết đường tính, tôi phải đi ở thuê làm mướn kiếm cơm qua ngày.
– Thưa bác hôm nay cháu đến đây cũng không ngoài mục đích giúp bác và anh Chuyên.
– Tại sao và giúp thế nào thưa ông?
– Dạ cháu và anh Chuyên là bạn với nhau. Anh cũng có lần nói cho cháu nghe mối tình một chiều giữa anh và cô ca sĩ. Vừa rồi vô tình cháu biết được đầu đuôi câu chuyện.
Bà Uyên hỏi vội:
– Thưa chuyện gì ông, có quan hệ lắm không?
– Không quan trọng lắm, nhưng phải giải quyết, không thể chần chờ được.
Bà Uyên nôn nóng:
– Cho tôi biết ngay được không?
Khải tuần tự kể từ đầu, không quên thêm bớt ít nhiều tình tiết để tạo phần lợi cho mình sau nầy. Bà Uyên ngồi yên bất động lắng nghe từng câu một. Cuối cùng bà cũng cho biết:
– Thằng Chuyên đã nói sơ qua cho tôi hay, nhưng tôi không ép phải đòi một số tiền bố thí xem như bồi thường tình yêu của nó.
– Bác nghĩ như vậy cũng đúng, nhưng trong trường hợp nầy, con vợ hờ anh Chuyên vớ được một ông già tỷ phú từ Mỹ về. Chính cô ta đề nghị trao đổi một số tiền nhỏ để lấy sự yên tĩnh của gia đình cô ta sau nầy. Nếu nghĩ đến vấn đề nhân cách đạo lý cũng không có gì sai trái. Nhưng thưa bác, đây chính là cuộc mua bán đổi chác sòng phẳng.
– Thưa ông gia đình tôi nghèo thật nhưng làm tiền dù dưới hình thức nào đi nữa cũng không dám nghĩ đến.
– Thì bác cũng nên để anh Chuyên thu hồi những gì anh đã cung phụng cho cô ta trong mấy năm qua. Ít ra cũng lấy lại tiền công tiền xăng dầu, mua lại xe mới thay thế chiếc cũ đã hư hỏng vì suốt ngày hầu hạ đưa đón.
Bà Uyên bắt đầu thấm trước những lời thuyết phục của Khải:
– Chuyện đó để thằng Chuyên tính với người ta.
Khải vẫn chưa chịu thua:
– Hôm trước anh Chuyên cho biết, ý định của anh là đòi một số tiền để giúp bác trong tuổi già. Cháu thấy anh là một người con hiếu thảo nên ủng hộ anh hết mình trong việc nầy. Nay bác gạt ra ngoài việc đòi bồi thường thì cũng…kẹt cho cháu.
– Tại sao lại kẹt cho ông?
– Anh Chuyên nhờ cháu làm trung gian để thương lượng với cặp vợ chồng sắp cưới. Cháu đã đặt điều kiện với họ xong xuôi.
– Ông đặt điều kiện như thế nào?
Khải khơi động lòng bà Uyên bằng tình cảm:
– Nghĩ đến hoàn cảnh của bác, cháu đòi họ một số tiến lớn để lo cho những ngày còn lại của bác.
Bà Uyên cảm động ra mặt:
– Cám ơn ông đã nghĩ đền hoàn cảnh hiện tại của tôi. Nhưng đòi nhiều quá làm sao họ kham nổi.
Khải cười:
– Bác có biết người chồng mới giàu có đến mức nào không? Một vài chục triệu như muối bỏ biển chẳng ăn nhằm gì đối với họ.
– Vẫn biết vậy nhưng bắt chẹt người ta quá lố cũng mang tội với Trời đất.
Khải cãi lại:
– Thưa bác thỏa thuận với nhau, không ai bắt chẹt ai.
– Vậy ông tính thế nào?
Khải đi thẳng vấn đề:
– Cháu sẽ lấy phân nửa, bác chịu không?
Bà Uyên không trả lời câu hỏi của Khải, bà ngồi yên một lúc. Khải phải lên tiếng:
– Bác thấy thế nào?
– Tôi thấy lương tâm cắn rứt khi đem tình cảm con mình ra mua bán.
– Đàng nào con bác cũng không lấy được cô ta, yêu thương làm gì cho thêm khổ. Cháu biết chắc sau biến cố nầy anh Chuyên sẽ quên cô ta trong một sớm một chiều. Anh Chuyên còn trẻ bồng bột và cũng mau quên, bác đừng lo và nên mừng thì đúng hơn.
– ?
– Chắc bác cũng đồng ý, lấy làm gì thứ ca sĩ hạ bét phòng trà, trước khi gặp anh Chuyên cô ta cũng qua tay cả chục người. Đây là cơ hội tốt nhất để dứt điểm.
Bây giờ bà Uyên mới chấp nhận lý luận của Khải.
– Ông nói cũng đúng. Thôi công ông, ông lấy năm mươi phần trăm cũng được.
Khải lặp lại:
– Đúng như vậy không bác? Bất luận số tiền do cháu đem về cho bác và anh Chuyên là bao nhiêu bác cũng đồng ý chia lại cho cháu năm mươi phần trăm?
– Vâng đúng như vậy.
– Dạ xin bác nói anh chuyên viết cho cháu vài chữ.
– Cũng được.
Khải từ giã bà Uyên ra về với nổi vui mừng trong lòng. Không phải thành công nhanh chóng trong việc thương lượng lấy năm mươi phần trăm số tiền mà chính Khải vừa khám phá được một điều mới lạ. Đây là then chốt quan trọng Khải sẽ dùng để lèo lái đoạn cuối của màn kịch.
* * *
Yến theo chân Chu xuống tận xe, nhìn Khải áy náy:
– Anh đưa ông chủ đến sở công an thành phố có chút việc.
Dù đã bàn luận trước với Chu nhưng Khải vẫn săn đón:
– Có gì quan trọng không bà chủ?
Chu trả lời thế:
– Chẳng biết chuyện gì, công an vừa gọi điện thoại yêu cầu ra sở làm việc gấp.
– Sao bà không đi luôn thể?
Yến nhún vai:
– Tôi không thích gặp mấy cô hồn nầy !
Nói xong Yên cúi xuống hôn ông Chu:
– May mắn nghe anh, xong nhớ điện thoại về để em khỏi lo.
– Không có gì để em lo, chắc tụi nầy mời lên kiếm chuyện xin tí tiền, anh biết trước mà !
Khải phụ họa:
– Chắc như vậy.
Vừa ra đường cái, Khải thấy Chuyên đang chạy theo sau. Qua khỏi sở công an, họ kéo nhau vào một quán café vắng khách. Khải vào chuyện giới thiệu hai người:
– Đây ông Chu, chồng sắp cưới của cô Yến, và đây anh Chuyên cũng là chồng hiện giờ của cô Yến.
Chuyên thì bình tĩnh nhưng ông Chu ngạc nhiên đến tột độ:
– Sao từ trước đến nay tôi không hay biết gì? Có thật không hay các anh dựng chuyện lên làm tiền tôi?
Vẫn giọng Khải:
– Thưa ông chủ, chúng tôi đâu dám dối gạt. Tôi làm theo lời yêu cầu của ông và mới khám phá ra sự thật. Việc vợ chồng thế nào thì anh Chuyên sẽ trình bày thẳng với ông chủ. Tôi xin phép ra ngoài để hai người nói chuyện tự nhiên hơn.
Chu lớn giọng ra vẻ đàn anh với Chuyên:
– Anh cần gặp tôi có chuyện gì, nói vắn tắt, tôi không có nhiều thời giờ.
Đã hứa với Khải sẽ nói những điều cần thiết khi đối diện, nhưng bây giờ trước mặt Chu không hiểu lý do gì Chuyên lại xuống nước:
– Thưa ông, tôi yêu Yến.
Chu cười khẩy:
– Chỉ có thế thôi !
– Dạ.
– Thì anh cứ yêu, chẳng có ai cấm cản anh.
– Nhưng xin ông vui lòng trả Yến lại cho tôi.
– Ô hay, anh yêu thì tôi cũng yêu vậy.
– Nhưng chúng tôi đã chung sống với nhau.
– Thì tôi cũng sẽ chung sống với Yến !
Chuyên năn nỉ:
– Vì có ông nên Yến bỏ tôi.
Chu cười lớn tiếng:
– Đó là chuyện riêng của anh. Yêu và lấy ai là quyền của cô Yến.
Nhìn thẳng vào mắt Chuyên ông hỏi:
– Tại sao Yến bỏ anh, anh biết không?
– Vì tôi nghèo.
– Đúng, tiền là trên hết. Yến bỏ anh là phải. Anh lấy gì để cung phụng cô ta?
Ngập ngừng giây lát, Chuyên trả lời:
– Dạ tình yêu cũng đem lại hạnh phúc cho con người.
– Xưa rồi. Có tiền thì cái gì cũng mua được trong nháy mắt, còn nghèo mạt rệp cở anh thì suốt ngày có quỳ gối, van xin lòi cổ ra ngoài cũng không nên cơm cháo gì. Tôi cho anh biết, già như tôi nhưng có tiền tôi có thể cưới cả minh tinh màn bạc chứ đừng nói ca sĩ phòng trà.
– Tại sao ông không kiếm các cô còn trinh nguyên, xinh đẹp hơn Yến?
– Mỗi người đàn bà đều có cái hay cái quyến rũ của họ. Anh đã hỏi thì tôi trả lời để anh rõ, tôi thích Yến vì cô ta có nhiều kinh nghiệm ái tình và sống động trong việc chăn gối. Tôi không cần các cô vị thành niên hoặc các nàng tiểu thư đài các, thêm mất công hầu hạ chiều chuộng phí thời giờ tuổi già. Anh còn trẻ nên quên cô Yến rồi kiếm một gái quê về làm vợ, như vậy nồi nào vung nấy có phải đẹp đôi vừa lứa hơn không. Đèo đuổi làm gì khi Yến dứt khoát bỏ anh ra đi không một chút đoái hoài thương tiếc.
Chuyên nghẹn lời:
– Tôi van ông, hãy buông tha Yến cho tôi.
– Tôi hỏi thật anh, Yến có thật tình yêu anh không hay chỉ xem anh là thằng chồng hờ tạm bợ qua ngày trong thời gian kiếm nơi nương tựa. Anh không có tự ái hay sao? Nghèo mạt rệp như anh đừng hòng trèo cao té nặng.
Nói đến đây tự dưng Chu giật mình, lên lớp người ta nhưng khi nghĩ đến bản thân mình có hơn gì hoàn cảnh của Chuyên đâu? Chu cũng biết Yến chỉ yêu tiền của ông không hơn không kém. Nhiều lúc suy nghĩ Chu thấy mình bị lợi dụng quá đáng, nhưng lở gục dưới tay một người đàn bà dù không tình cảm yêu thương nhưng ông cũng gở gạc được những giây phút tuyệt vời. Tuổi đã già, chỉ còn cách dùng tiền bạc để mua vui, níu kéo phút thần tiên của những ngày còn lại. Đôi lúc tự an ủi, Chu chấp nhận bỏ ra một số tiền để mua con búp bê cao su về mua vui cùng tuổi già. Chu đã tính kỹ bài toán, chia xong phần tài sản với vợ, ông mở một trương mục cất riêng phần lớn để phòng thân sau khi chia xong tài sản với vợ. Khi về Việt nam, ông chỉ mang theo một số nhỏ vừa đủ chi dùng. Số khổng lồ còn lại đã an toàn nằm yên trong một ngân hàng tại Los Angeles và chỉ độc nhất mình ông có quyền ký tên rút ra mà thôi.
Thương hại hoàn cảnh của Chuyên, Chu đề nghị:
– Tôi sẽ giúp anh một số tiền để anh làm lại cuộc đời. Cứ về suy nghĩ rồi cho tôi biết sau.
– Thưa ông bao nhiêu?
– Anh đề nghị tôi xem.
Nhớ lời Khải căn đặn, Chuyên cố can đảm nói lên con số:
– Hai chục ngàn dollars.
– Quá lố, tôi chỉ cho anh mười ngàn tối đa.
– Bao giờ ông đưa?
– Sau ngày cưới.
– Tại sao không đưa ngay từ bây giờ?
– Vì tôi muốn từ đây đến ngày cưới anh không thể làm phiền phá đám vợ chồng
tôi.
* * *
Sau khi ăn tối trở về, Chu đem chuyện của Chuyên ra hỏi Yến:
– Lúc chiều anh chưa nói hết em nghe chuyện trong sở cảnh sát.
– Ngoài chuyện hộ chiếu nhập cảnh, còn gì nữa anh?
Chu dò xét:
– Họ cho biết em đã có chồng, ông ta tên Chuyên đúng không?
– Dịch vật mấy thằng công an, chuyện không ra gì cũng phóng đại lên.
– Nghĩa là thế nào?
– Anh Chuyên là người bảo vệ và lái xe ôm đưa em đi làm hằng ngày. Chồng con gì đâu !
Chu cãi lại:
– Họ cho anh biết rõ nội tình, đâu có đơn giản như em nói.
Yến vẫn chối phăng:
– Ở Việt nam cứ thấy hai người khác phái đi với nhau không vợ chồng thì cũng bồ bịch.
– Không lửa sao có khói? Họ đưa anh xem hồ sơ, Chuyên và em liên hệ mật thiết với nhau trên ba năm nay. Trai gái ăn ở chung nhà thì chuyện gì cũng phải xảy ra.
Yến giựt mình, không biết cảnh hai người trần truồng như nhộng, đeo cứng lấy nhau trên giường có lọt ra ngoài hay không, đành phải trả lời hàng hai:
– Chở bằng xe honda thì em phải ôm eo ếch, đêm nào cũng về khuya, nhiều khi Chuyên còn nán lại uống café hút thuốc một hồi rồi mới ra về. Đôi lúc đèn phòng để đến sáng, ba thằng công an khu vực không có chuyện làm lại kiếm cớ báo cáo bậy. Anh nghĩ xem, không lý em đã có chồng còn dám công khai cưới một người khác?
– Anh tin em nhưng cũng nói để em rõ, anh không muốn cưới đồ thừa hay mang tiếng giựt vợ người ta.
Yến nổi giận:
– Có phải Chuyên đã nói với anh?
Chu khoát tay:
– Anh đâu có gặp Chuyên nào đâu. Nhưng công an cho biết, chính tòa lãnh sự Mỹ và sở công an thành phố phải điều tra rõ ràng trước khi cho phép mình kết hôn với nhau.
Yến dựa vào lời của Chu để lái câu chuyện qua một chiều hướng khác:
– Tưởng ai phá đám thì phải mất công thanh minh đính chính chứ bọn công an dựng chuyện lên thì không sao, chỉ cần đút cho bọn nó ít tiền là xong chuyện. Anh biết không, ở Việt nam, chuyện gì cũng có thể xảy ra và bất cứ gì cũng có thể giải quyết một cách êm đẹp bằng tiền. Thế anh cho chúng nó tiền chưa?
– Không cho làm sao họ thả anh về.
– Nhưng chưa đổi tiền, lấy gì đưa?
– Chúng nó đòi dollars, đâu thèm lấy tiền Việt.
– Như vậy hiện tại anh còn đủ số để tổ chức lễ cưới không?
– Dư sức, nhưng em không chờ giấy tờ hợp lệ, ký hôn thú trước khi đãi tiệc?
Yến không che dấu:
– Cưới trước ký giấy hôn thú sau đâu có gì quan trọng ! Trước tiên em muốn ra ngân hàng làm thủ tục để vợ chồng đứng chung tên trong trương mục, như vậy em cũng có thể ký tên rút tiền một mình. Sau đó ghé qua nhà hàng chọn món ăn và đặt cọc trước một ít.
– Em làm danh sách khách mời chưa?
– Đã có sẵn, chỉ cần cọng thêm số người bên nhà trai là biết ngay số lượng.
Chu cười:
– Bên anh có một hai người thân nhưng mất liên lạc đã ba chục năm nay. Thôi xem như không có ai cho tiện.
* * *
Tại cửa hàng dành riêng cho Việt kiều và người nước ngoài, Chu đang mãi mê trò chuyện với mấy người bạn Mỹ về du lịch, Khải lợi dụng thời cơ kéo Yến qua một quầy hàng khác:
– Bà chủ tính sao với anh Chuyên?
– Tính gì?
Khải nổi giận:
– Tính chuyện bồi thường một số tiền cho Chuyên như bà đã đề nghị trước đây. Tôi sợ bà quên, anh ta sẽ phá thối hư chuyện của bà.
– Quên thì không quên nhưng chưa tính.
– Tôi sợ anh ta mất bình tỉnh làm bậy.
Yến vẫn bướng:
– Rồi sao?
– Đâu có sao, chỉ cần sang vài tấm hình nó và bà chủ đang làm tình trong phòng ngủ rồi gởi cho ông chủ và cho vài tờ báo ở Sàigòn. Thế là mộng làm bà tỷ phú sẽ tan theo mây khói.
Yến vừa run vừa giận:
– Cái thằng khốn nạn vu khống, nó phịa chuyện nầy với anh?
Khải đáp tỉnh bơ:
– Đâu có phịa, anh ta cho tôi xem đến bốn kiểu hình khác nhau, kiểu nào cũng hấp dẫn, bà tấm nào cũng rõ và đẹp không chê vào đâu được.
Bây giờ thì Yến tái mặt:
– Vậy nó muốn tôi tính gì?
– Dễ thôi, anh Chuyên đề nghị bà mua lại mấy tấm hình là xong chuyện.
– Các anh làm tiền tôi?
– Đâu phải, trước đây bà hứa sẽ bồi thường một số tiền cho anh Chuyên. Tôi chỉ nhắc chừng bà chủ đừng quên mà thôi.
– Được nhưng để từ từ sau lễ cưới rồi tính.
Khải lắc đầu:
– Đâu được, anh Chuyên đòi phải giải quyết trước ngày cưới nếu không, sẽ có chuyện. Tôi khuyên bà đừng để anh ta nổi cơn điên làm bậy.
Yến dứt khoát:
– Tôi chỉ đưa tiền sau khi cưới xong !
Câu chuyện tạm ngưng vì Chu đang đi về phía hai người, tay xách mấy chai rượu, miệng cười tươi
– Mua mấy chai rượu champagne chính gốc của Tây để uống lúc cắt bánh.
Yến đề nghị:
– Phải mua một thùng, mấy chai quá ít.
Rồi lên mặt bà chủ:
– Anh Khải trở lại lấy nguyên thùng, nhớ mở ra xem từng chai một, để ý coi chừng lẫn lộn hàng dổm bên trong. Anh nhớ kỹ đừng để tôi mất mặt.
– Dạ.
* * *
Chu muốn tổ chức lễ cưới một cách bình thường không cần phô trương rườm rà. Đãi tiệc mời quan khách, bà con bạn bè chừng vài trăm người tại một nhà hàng ở Chợ lớn. Nhưng ngược lại Yến muốn tổ chức tại một nhà hàng thật sang ở trung tâm Sàgòn, mời gần cả ngàn người, ba ban nhạc sống và chục ca sĩ hát liên tục không nghỉ. Yến thuyết phục ông Chu phải phô trương thật lớn để cho Sàigòn biết, nể mặt lễ thành hôn của một ca sĩ với nhà tỷ phú. Trong đám thực khách nếu tính thân nhân của hai họ thì chẳng có ai, toàn khách mời trong giới lãnh đạo từ thành phố đến chính quyền địa phương. Họ là những người ăn cưới chuyên nghiệp, nghĩa là mỗi tháng năm sáu lần là ít, do đó có thói quen chỉ đến tay không, chẳng cần phong bì, bông hoa làm gì thêm phí tiền và phiền phức. Tiếp đến là đám ca nhạc sĩ, đến chơi vài ba bản, ăn no bụng còn lãnh thêm bao thư trước khi về. Cuối cùng, một số người không biết do ai mời, áo quần thật bảnh bao, trịnh trọng vào bắt tay cô dâu chú rể và tự động kiếm chỗ trống ngồi vào. Đến giờ khai mạc một số đến trễ buộc nhà hàng phải đặt thêm cả chục bàn phụ Trên bàn tiếp tân, miếng vải đỏ không còn chỗ để khách ký tên lưu niệm nhưng trong rỗ đựng phong bì thì từ đầu giờ đến cuối buổi tiệc vẫn trống trơn.
Nghĩ cũng đúng, không ai dại gì trả tiền ăn cưới cho cô dâu chú rể tỷ phú bao giờ.
Theo lệnh của Yến người điều khiển chương trình phải chêm vào thật nhiều bài hát để buổi tiệc càng kéo dài càng thêm sang trọng, trái lại thực khách lại ăn quá nhanh. Chưa đến bốn mươi lăm phút, các món ăn ghi trên thực đơn xem như đã phục vụ xong xuôi. Nhưng khách chưa đứng dậy ra về vì còn một chương trình hấp dẫn, uống champagne chúc mừng cô dâu chú rể.
Đến giờ cắt bánh, người điều khiển chương trình mời cô dâu chú rể lên nâng ly chụp hình. Trong phòng ăn tất cả khách đang hướng về sân khấu, nơi đôi uyên ương đang choàng tay qua nhau, đưa ly rượu lên cao trong tiếng vỗ tay liên tục. Trong cảnh ồn ào náo nhiệt đó, Chuyên từ phía sau sân khấu, tay cầm con dao nhọn phóng tới trước mặt chú rể la lớn:
– Thằng già, mày giựt vợ tao, tao phải giết !
Chưa dứt câu, Chuyên vận dụng hết khả năng đâm mạnh con dao vào ngay bụng chú rể. Chu gục ngay xuống sàn, máu phun có vòi bắn ngược lên nhuộm đỏ phần lớn bộ áo cưới màu trắng của Yến. Yến rú lên một tiếng rồi xỉu vào một người đứng bên cạnh. Trong phòng trở nên hỗn loạn, khách chen nhau chạy ra cửa. Một cán bộ nhảy lên sân khấu dí dúng vào đầu Chuyên đang đứng nguyên tại chỗ, hai tay ôm đầu, mắt mở trừng trừng nhìn Chu.
Từ bàn dưới Khải nhảy lên sân khấu la lớn:
– Mày làm hỏng chuyện hết rồi, tại sao?
Bất chấp những người đang kiếm cách khóa trái hai cánh tay Chuyên, Khải nhào tới hét vào tai Chuyên:
– Mày biết mày đã giết ai đây không? Trời ơi là Trời !
* * *
Chiều ngày sau, tại phòng cảnh sát hình sự quận ba, Khải và Yến được gọi đến lấy cung. Gặp Khải trong phòng đợi, Yến vẻ mặt lạnh lùng, rút trong bóp ra tờ giấy đưa cho Khải:
– Xem đi.
– Gì vậy?
Yến bật khóc lớn:
– Trúng thằng đểu chứ gì.
– Tôi không hiểu.
Yến giải thích qua nước mắt:
– Sáng nay ra ngân hàng, người ta đưa cho tôi tờ giấy kết toán vào lúc 5 giờ 30 chiều hôm qua, trong trương mục của ông Chu chỉ vỏn vẹn hơn một ngàn dollars. Ngân hàng không biết gì số tiền hiện có của ông ở nước ngoài, nhưng ông đã ra lệnh rằng, những số tiền rút trên một ngàn dollars chỉ được phép xuất do một chữ ký độc nhất của ông mà thôi, ngoài ra không còn ai khác.
Khải cãi lại:
– Bà là vợ thì có quyền hưởng gia tài của chồng để lại, dù tài khoản nằm ở đâu.
– Cưới rồi nhưng giấy hôn thú chưa làm thì cũng như không !
Đến lượt Khải bứt tóc:
– Trời ơi, chưa làm giấy hôn thú, như vậy chết cả đám rồi ! Thằng Chuyên thật khốn nạn, nó làm tiêu tùng hết công lao chúng ta.
Đến đây hai người được gọi vào trong, Chuyên đang ngồi trước mặt một cảnh sát, đầu gục xuống ghế. Không dằn được cơn tức giận, Khải hét lớn:
– Khải, ông Chu là cha ruột của mày mất tích trên ba chục năm nay, mày biết không?
Tất cả mọi người há hốc miệng mồm trước câu nói của Khải. Người cảnh sát quay qua hỏi:
– Tại sao anh quả quyết vậy?
– Chuyên là tên ghép của hai chữ Chu và Uyên, do mẹ anh đặt ra để đánh dấu mối tình ngày xưa giữa bà và ông Chu. Ông gọi bà Uyên đến sẽ rõ.(Hết)
(Truyện ngắn hay nhất tại Truyen18.name)