Đọc tâm sự khi hạnh phúc vợ chồng nảy mầm từ chuyện… rửa bát tại chuyên mục tình yêu giới tính hay Truyen18.name nói về khi hạnh phúc vợ chồng nảy mầm từ chuyện… rửa bát
Tâm sự khi hạnh phúc vợ chồng nảy mầm từ chuyện… rửa bát
Có lần tôi chứng kiến chồng cô bạn thản nhiên chồng thêm bát đĩa vào bồn rửa trong khi vợ anh ấy đang phải… ăn bốc.
Phụ nữ hiện đại chọn chồng không chỉ biết làm “công to việc lớn” mà còn sẵn sàng chia sẻ với vợ chuyện bếp núc, nội trợ. Trong các mối quan hệ, phụ nữ thường là người chủ động nói chuyện với chồng về những mong muốn và mòn mỏi hy vọng một sự đổi khác. Nói cách khác, thay đổi tính cách người đàn ông theo ý mình là ước vọng mãi còn với chị em, dù chính họ cũng hiểu rằng chuyện chẳng hề đơn giản.
Căn nguyên của mọi xung đột là gì? Do sự khác biệt khá lớn và thái độ không chịu hiểu cho nhau? Lúc nào mọi người cũng chỉ hô khẩu hiểu: “Hãy hiểu cho anh/em” nhưng kỳ thực đã khi nào dành một chút thời gian trong ngày để trả lời câu hỏi: Mình đã làm được gì cho nhau, Nửa kia mong muốn điều gì, Mình có nhu cầu đáp ứng những mong muốn đó không? Có thể là không. Chỉ đến khi xảy ra chuyện người ta mới đem những câu hỏi đó ra để căn vặn mình thì ít mà dằn vặt người kia thì nhiều.
Có lần tôi chứng kiến chồng cô bạn thản nhiên chồng thêm bát đĩa vào bồn rửa trong khi vợ anh phải… ăn bốc. Cũng như chồng, cô ấy phải làm việc 8 tiếng ở công sở vất vả, mệt nhọc. Nhưng về nhà, việc đầu tiên, thay vì mở tủ lạnh lấy một cốc nước cam, thay quần áo, thư giãn bên ti vi, cô ấy vục mặt vào rửa đống đồ dơ mà chồng ăn đêm bỏ lại. Không ít lần nói chuyện với chồng để mong nhận được giúp đỡ nhưng chỉ một lời duy nhất “Nội trợ là thiên chức của phụ nữ”. Rất có thể sau câu nói này, vô số chị em sẽ giơ tay xung phong chối bỏ thiên chức đó.
Hình minh họa khi hạnh phúc vợ chồng nảy mầm từ chuyện… rửa bát
Ngược lại, khi hỏi một người phụ nữ có chồng nhận trách nhiệm rửa bát sau bữa tối rằng cô ấy cảm thấy thế nào thì được chia sẻ rằng đó là cảm giác hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc vì được quan tâm và đối xử công bằng. “Tôi nấu nướng, anh ấy rửa bát. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để có được sự phân công lao động này nhưng dù sao thì anh ấy vẫn hơn những người khác là biết lắng nghe”.
Đề nghị chồng rửa bát là chuyện nhỏ. Mở rộng ra vấn đề giao tiếp hiệu quả giữa vợ và chồng. Với một người chồng có sẵn tư duy cấp tiến thì dễ. Còn với những người bảo thủ, phong kiến thì sao? Đây là hai nguyên tắc chung trong giao tiếp giữa vợ – chồng:
1. Cố gắng tạo ra động lực cho sự thay đổi – những động lực hiện hữu và có thể hiện thấy được.
2. Tạo ra những hành động phản kháng vừa đủ. Nếu sự việc không diễn ra theo mong đợi, cần phải có phản hồi ngược lại để thể hiện quan điểm bản thân. Sự phản kháng đôi khi chỉ là im lặng nhưng xem ra lại hiệu quả hơn nhiều so với việc cằn nhằn như bắn súng liên thanh.
(Tình yêu giới tính hay tại Truyen18.name)