VN88 VN88

Tâm sự khi đàn ông phải mặc tạp dề

Đọc tâm sự khi đàn ông phải mặc tạp dềtại chuyên mục tình yêu giới tính hay Truyen18.name nói về khi đàn ông phải mặc tạp dề .

Tâm sự khi đàn ông phải mặc tạp dề

‘Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp’ – câu thành ngữ xưa đã gieo vào trong tiềm thức của mọi người suy nghĩ tề gia nội trợ là thiên chức của người phụ nữ. Vì lẽ đó mà ngày nay, khi có sự hoán đổi về trách nhiệm giữa chồng và vợ thì kéo theo đó là không ít cảnh dở khóc dở cười. Cuộc sống của những gia đình có đàn ông nội trợ thật muôn hình vạn trạng.

Từ khi được đề bạt lên chức trưởng phòng kinh doanh, công việc bận rộn, Mai ở Thụy Khuê (quận Ba Đình, Hà Nội) chỉ trở về nhà sau 8 giờ tối. Vì thế cô cũng chẳng có thời gian đi chợ, nấu nướng cho hai bố con những bữa ăn tươm tất. Hàng ngày, Mai nhờ chồng về sớm cắm hộ nồi cơm. Rồi khi tan sở, cô lại vội vàng rẽ qua siêu thị mua ít đồ nguội hay những thức ăn chế biến sẵn.

Nhìn cái cảnh ăn uống khổ sở, vợ chồng – con cái cả ngày không nói chuyện được với nhau quá ba câu, Bình – chồng Mai đã chủ động đề nghị vợ để anh ở nhà thay cô quán xuyến chuyện cơm nước, con cái. Được lời như cởi tấm lòng, Mai đồng ý luôn và chuyển giao mọi công việc tề gia nội trợ cho chồng.
Thời gian đầu làm công việc nội trợ, Bình phải đối diện với không ít lời chê bai, khích bác của hàng xóm, bạn bè nhưng vì thương vợ, yêu con, anh bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu.

Cái cảnh trong ấm, ngoài êm ấy kéo dài chẳng được bao lâu khi càng ngày, tần suất vắng mặt trong các bữa cơm tối của Mai nhiều hơn. Mai hay phải đi tiếp khách ngoài giờ và mỗi lần trở về nhà, trên người cô đều phảng phất mùi bia rượu. Hàng xóm được thể lại thêm dị nghị. Người ác miệng còn gán cho Bình cái tên ‘anh chàng mặc váy’ và không ít người nhìn Bình với ánh mắt miệt thị, coi thường.

Mưa dầm thấm lâu. Bình không thể giả điếc mãi được. Con người anh thay đổi dần. Từ một người đàn ông hiền lành, ít nói, yêu thương vợ con, Bình thay đổi hoàn toàn và trở thành người cục cằn, bất mãn. Bình la cà các quán nước nhiều hơn và cũng chỉ về nhà trong điệu bộ ngật ngưỡng say. Tổ ấm mà Bình và Mai dày công vun đắp bấy lâu nay đang đứng trước nguy cơ tan vỡ…

Tam su khi dan ong phai mac tap de

Hình minh họa khi đàn ông phải mặc tạp dề

Ngày nay, việc đàn ông ở nhà nội trợ không phổ biến nhưng cũng không còn là chuyện hiếm hoi nữa. Tất nhiên nguyên nhân của nó cũng có nhiều lý do. Người thì vì đau ốm, bệnh tật mà tự nguyện ở nhà chăm con cho vợ đi làm. Một số khác lại do lười biếng, ỷ lại, ham chơi nên cũng đành làm “thân tầm gửi” cho vợ.

Bao nhiêu năm nay, người dân ở khu xóm trọ nghèo ven bãi Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) đã quá quen với cảnh chị Thu dậy từ ba giờ sáng, đạp chiếc xe cọc cạch chở đầy hai sọt rau ra chợ bán. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều trông cậy và hai sọt rau ấy và sự cần cù, chăm chỉ, thức khuya dậy sớm của chị. Nếu có ai vô tình hỏi về anh chồng to béo của chị thì hàng xóm cũng chỉ biết thở dài và rằng: “Chẳng nhờ cậy gì được cái ngữ ấy. Nó không trộm tiền nướng vào xới bạc đã là may lắm rồi”.

Bản tính lười nhác lại ham mê trò đỏ đen, Trung thẳng thừng đề nghị thay vợ đưa con đi học, cơm nước gia đình. Thay vào đó, hàng ngày chị Thu đưa cho anh tiền đi chợ, mua thức ăn và thi thoảng là vài đồng chè nước.

Những lúc tủi thân, chị Thu tâm sự với hàng xóm và nhờ mọi người tìm lời khuyên nhủ giùm nhưng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, Trung vẫn chứng nào tật nấy. Nghĩ sống là vì con cái, chị Thu lại nuốt nước mắt vào trong và tự nhủ phải làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, điều chị lo nhất là hai đứa con chị sau này lớn lên liệu có nhìn tấm gương mờ của bố mà học theo. Nếu chúng không nên người thì chị Thu sẽ thấy mình thật bất hạnh…

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Không phải gia đình nào có đàn ông nội trợ cũng đều kém hạnh phúc. Khác hẳn với hai gia đình trên, nhà anh Phong lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và bầu không khí ấm cúng, chan hoà.

Tam su khi dan ong phai mac tap de

5 năm trước, anh Phong ở Gia Lâm (Hà Nội), không may bị tai nạn trong quá trình lao động, anh mất một cánh tay bên phải và buộc phải nghỉ việc ở nhà máy, tìm công việc khác. Khi đó, có một thời gian dài anh Phong sống trong mặc cảm vì bỗng nhiên trở thành gánh nặng của vợ con. Nhưng cũng may anh có được một người vợ tâm lý, đảm đang là chị Hiền.

Đi làm thì thôi chứ cứ rảnh lúc nào, chị Hiền lại ngồi tâm sự, động viên anh Phong lạc quan và tiếp tục cố gắng vì hai mẹ con. Chị bảo: Anh ở nhà chăm lo con cái, cửa nhà cũng là đỡ đần chị nhiều rồi. Vợ chồng hoà thuận, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.

Giờ đây, anh Phong – chị Hiền còn mở thêm một cửa hàng tạp hoá nho nhỏ ở tầng một để hàng ngày ngoài việc chăm lo con cái học hành, cơm nước, anh Phong cũng tạo được thêm đồng ra đồng vào phụ giúp vợ. Cuộc sống tuy không sung túc về vật chất nhưng tình cảm vợ chồng bền chặt, yêu thương nhau.

Ở nước ngoài, khái niệm người đàn ông nội trợ chẳng có gì là lạ. Thậm chí, John Lennon, thủ lĩnh của nhóm nhạc lừng danh The Beatles còn sung sướng nói với phóng viên tạp chí Playboy rằng: “Tôi tự hào được là người đàn ông nội trợ”. Còn ở Việt Nam, tuy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc này nhưng về bản chất mà nói, đàn ông nội trợ chẳng có gì xấu hay hèn kém cả. Điều quan trọng là vẫn giữ được lửa yêu thương trong gia đình.

(Tình yêu giới tính hay tại Truyen18.name)

VN88