VN88 VN88

Tâm sự 5 điều nàng ngại khi hỏi về cô bé

Đọc tâm sự 5 điều nàng ngại khi hỏi về cô bé tại chuyên mục tình yêu giới tính hay Truyen18.name nói về 5 điều nàng ngại khi hỏi về cô bé

Tâm sự 5 điều nàng ngại khi hỏi về cô bé

Đối với nhiều phụ nữ, vùng kín vẫn là điều gì đó bí ẩn và là lý do khiến họ ngại ngần khi đặt câu hỏi “hóc” về chỗ đó. Trong cuốn sách mới của mình, thạc sĩ Marie Savard giải thích những gì là bình thường và không bình thường liên quan đến sức khỏe của chị em.

Hoạt động thế nào là đủ?

Hầu hết mọi người nghĩ rằng người khác quan hệ tình dục nhiều hơn họ. Thực tế, chỉ có người ở giai đoạn đầu của tình yêu mới có những cuộc yêu đương chóng mặt và liên tục. Có một câu nói đã cũ: “Trước khi kết hôn, đặt một hạt trong một bình lớn mỗi khi bạn làm tình, rất nhanh chóng chiếc bình đó sẽ đầy. Sau khi kết hôn, bỏ những hạt đó ra khỏi bình mỗi lần quan hệ. Bạn sẽ không bao giờ làm rỗng được chiếc bình đó”. Về mặt khoa học, lý do này là sự thật là khi bạn chuyển từ trạng thái cuồng nhiệt, choáng ngợp của tình yêu mới sang những sự mệt mỏi vì trách nhiệm với gia đình, con cái. Bạn không còn ở thời kỳ đỉnh điểm khi mà cả hai người luôn thèm muốn và lao vào nhau.

Dưới đây là một số dữ liệu về tần suất quan hệ tình dục được Đại học Chicago tổng hợp:

18-29: 84 lần mỗi năm

30-39: 80 lần mỗi năm

40-49: 63,5 lần mỗi năm

50-59: 45,8 lần mỗi năm

60-69: 27,1 lần mỗi năm

70 tuổi trở lên: 10,4 lần mỗi năm

Cách nào để giữ cho tam giác mật luôn sạch sẽ?

Tam su 5 dieu nang ngai khi hoi ve co be

Hình minh họa 5 điều nàng ngại khi hỏi về cô bé

Độ PH ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng. Sữa tắm làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc. Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa.

Rửa vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày: Nếu không thể, hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ẩm tẩm thuốc khử trùng.

Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 giờ. Không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho băng vệ sinh dùng trong ngày hành kinh.

Hạn chế đồ lót dạng dây: Loại quần lót kiểu dây vốn là mốt hiện nay vì một số người cho đó là đẹp và gợi tình; nhưng khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.

Có thể bị lây nhiễm các bệnh hoa liễu và mang thai từ ghế ngồi ở toilet

Ngày nay, khi bị nổi mụn ở chỗ đó, chị em có thể lo lắng rằng mình đã bị nhiễm trùng từ toilet công cộng. Điều đó hầu như là không thể. Virus không thể sống lâu bên ngoài cơ thể. Chưa có báo cáo nào cho thấy chỗ ngồi toilet liên quan đến bệnh tật. Bạn có thể dùng giấy vệ sinh đặt lên trên đó nếu bạn cảm thấy không yên tâm hoặc có thể nâng nắp nhựa của bồn cầu và ngồi xổm.

Tôi có nên thụt rửa?

Thực tế, việc thụt rửa âm đạo có thể gây nhiễm trùng âm đạo và ảnh hưởng tới cơ chế tự làm sạch của âm đạo. Bạn cứ hình dung, vệ sinh âm đạo khá giống với việc vệ sinh mũi. Bạn không cần phải rửa bên trong mũi của mình một cách thường xuyên. Việc thụt rửa sẽ khiến âm đạo có mùi hoặc ngứa ngáy. Do đó, khi vùng kín có mùi, ngứa ngáy hoặc dịch xả âm đạo có màu bất thường bạn nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra sớm mà không nên thụt rửa. Bởi vì thụt rửa là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng vùng chậu. Thụt rửa đẩy vi khuẩn trở lại tử cung và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Bạn cũng tránh thụt rửa sau chu kỳ nguyệt san hàng tháng vì hành động này của bạn có thể đẩy niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) vào bên trong. Điều này có thể gây ra màng trong dạ con.

Tôi có thể làm gì để đầy lùi các bệnh viêm nhiễm nhanh nhất?

Dưới đây là những bước đơn giản bạn có thể làm:

– Không sử dụng băng vệ sinh trong khi bạn đang được điều trị cho một bệnh nhiễm trùng.

– Ngay cả sau khi nhiễm trùng đã biến mất, không sử dụng băng vệ sinh siêu thấm.

– Trong khi đang được điều trị, thay đổi băng vệ sinh thường xuyên.

– Mặc đồ lót bông, hoặc quần lót chất liệu cotton.

– Không mặc quần jeans chật.

– Dùng khăn lau cho “cô bé” sau mỗi lần đi tiểu. Hãy chắc chắn để lau từ trước ra sau.

– Không nên thụt rửa.

(Tình yêu giới tính hay tại Truyen18.name)

VN88