Chương 18
Bà Thanh hầu như ngồi không vững, bà tựa vào Khải bồn chồn, khổ sở. Thơ thì ngồi khóc, còn Nguyên đứng bên cửa sổ phòng cấp cứu mặt lạnh ngắt, vô hồn. Bác sĩ Trâm trong phòng bước ra. Trái tim mọi người như thắt lại:
– Phúc bị mất khá nhiều máu nhưng không sao, trúng phần mềm, khâu cũng nhiều mũi vì vết thương hơi dài… Còn trẻ mau lại sức lắm.
Bà Thanh nghẹn ngào:
– Cô Trâm ơi! Nó mà có gì thì chị không biết ăn nói sao với bà nội và ba nó.
– Chị đừng lo, không sao đâu mà, chút nữa Phúc tỉnh lại ngay.
Cô Trâm bước lại ngồi kế bên bà Thanh:
– Em làm ở phòng cấp cứu nên hễ ai vào đây là gặp em… hết con Tâm đến con Phúc, rồi ông…
Cô Trâm quay lại nhìn Khải và Thơ:
– Hai đứa ra quầy phục vụ mua cho mẹ li sữa.
Khải nhìn Thơ ngần ngại, rồi như anh hiểu ý nên kéo Thơ ra ngoài. Cô Trâm nhìn bà Thanh:
– Ông đạo diễn Hoài Vũ vẫn còn nằm ở đây. Em đã nhận ra ông ta và đã nói chuyện với ông ấy rất lâu.
Bà Thanh buông một tiếng thở dài:
– Chị vẫn còn giấu con Phúc?
– Chị không muốn giấu, nhưng sợ tánh nó nông nổi rồi tội nghiệp nó.
Cô Trâm nhìn cửa phòng cấp cứu và dáng Nguyên cao cao đứng dựa vào tường, cô ngập ngừng:
– Ông Vũ cũng tội, cô đơn và cô độc, thằng con trai duy nhất điên điên vừa bị xe lửa mới cán chết xong, là ông ta nhận được cuốn nhật kí của Mai Phương. Tinh thần ông hầu như suy sụp nên mới hành động như vậy…
Bà Thanh trầm tư:
– Lúc con Phúc bị đâm, chị sợ nó chết quá. Chị lại nghĩ nếu nó chết mà nó không biết gì về cuộc đời nó, rồi ông Vũ không được nhận con mình để gọi cha chỉ một lần… Ôi! Chị chịu không nổi, chắc chị cũng mang tội với con Phương… Mà chị không can đảm nói với nó… vì bao giờ chị cũng nghĩ nó là con mình. Chị cũng sanh đứa con thứ ba một lượt với Mai Phương. Số phận dã tàn nhẫn để con chị chết, cũng như định mệnh đã khiến xui Phương lìa đời. Anh Triệu ôm con Phúc về, nó khóc lả người vì khát sữa. Chị đã nuôi nó bằng sữa mình. Trong dòng họ, ngoài hai vợ chồng chị và bà nội con Phúc ra, hoàn toàn không ai biết chuyện này cả.
– Nếu ngại thì chị để em, dù sao em cũng có liên quan với mẹ nó, cha nó và cả nó nữa. Em vẫn còn một lời hứa với Phương mà chị.
Khải bưng vào một mâm năm li café sữa. Anh bưng li mời bà Thanh, cô Trâm rồi đưa tay ra ngoắt Nguyên:
– Mày làm như đứng chực ngay cửa phòng cấp cứu là con Phúc hết đau vậy đó.
Nguyên ngượng nghịu bưng li café. Cô Trâm nhìn anh trìu mến:
– Ngồi nghỉ cho đỡ mỏi đi Nguyên. Một chút nữa sẽ chuyển Phúc sang phòng hồi sức… lúc ấy cháu được kế bên người yêu mà nghe… cô ta nhõng nhẽo….
Lời đầu tiên Phúc hỏi là Thơ có bị gì không? Thơ cứ khóc rưng rưng như con nít, đến nỗi Khải phải doạ là y tá sẽ đuổi ra hết, cô mới cắn môi mà nước mắt vẫn tuôn ra dầm dề…
Gương mặt Phúc xanh lạ lùng. Nguyên đau đỡn nhìn bàn tya co bị ghim kim để vô nước biển nhiều dấu bầm tím, đôi chân mày anh cứ nhíu lại trên khuôn mặt căng thẳng, lo âu.
Phúc gượng cười nhìn anh. Nguyên nát lòng:
– Đau lắm phải không em?
Phúc nhè nhẹ lắc đầu. Cô y tá bước đến mời mọi người ra ngoài. Phúc muốn khóc. Trời ơi! Cô rất sợ nằm bệnh viện mà lại nằm một mình không ai thân thuộc… Cô thấy Nguyên bước đến nói gì đó với cô y tá trực rồi anh trở lại giường bệnh. Phúc để Nguyên nắm tay mình, có anh kế bên cô thấy bớt đau, anh đang lau mặt cho Phúc bằng chiếc khăn trắng, mát lạnh. Phúc an tâm đi vào giấc ngủ. Nguyên bước ra hành lang, người anh mỏi nhừ, Nguyên bỗng cảm thông hết sức với Khanh… lúc đó anh đã nghĩ “làm gì mới hai ngày ở bệnh viện mà ông ta đã sút trông thấy rõ”. Giờ anh cũng thế, mới một đêm anh đã thấm… Thở dài, Nguyên xót xa “Anh làm sao chia sớt được cái đau mà em đang phải chịu hở Phúc?”
*
**
Ông Vũ bần thần ngồi bên giường của Phúc. Cô vẫn còn ngủ, từ đôi môi nhợt nhạt thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng rên khe khẽ. Ông đau đón nhìn con gái mình. Tại sao ông không thấy đôi mắt kia là đôi mắt của ông, cái cằm bướng bỉnh kia cũng là của ông, cả cái tính ngang ngang, hơi cao ngạo cũng là tính của ông chớ ai… Rồi cái hay nghiêng đầu lí lắc, hay trêu chọc người khác…
Trời ơi! Rõ là y như ông thời trai trẻ mà sao ông không nhận ra? Ông đã yêu… vì nó chính là bản thân ông. Cuối cùng, ông cũng yêu chính bản thân mình…
Bà Thanh nhìn ông Vũ. Bà cũng nhận ra nét giống nhau giữa hai cha con Phúc. Bà đau đỡn với ý nghĩ con bé sẽ xa bà… bà sợ nó sẽ về với cha nó mà bỏ bà lắm…
Phúc cựa mình. Mặt cô nhăn lại vì đau, vết thương phía sau lưng đã làm cô khốn khổ. Ông vũ bối rối vì đôi mắt nâu chớp chớp ngạc nhiên khi thấy ông. Phúc kêu:
– Má ơi! Má…
Bà Thanh vội đến bên con. Phúc nhìn bà:
– Chú Vũ nghe nói con bị thương nên đến thăm, chú cũng đang nằm bệnh ở đây…
Bà im lặng lấy khăn ướt lau mặt cho Phúc. Cô lấy lại được tự nhiên, cả ông Vũ cũng thế: “Phải chăng đó cũng là đặc điểm của cha con ông?” Ông Vũ mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng qua trong đầu. Ông trìu mến hỏi con:
– Chắc… Phúc… vừa trải qua một tình huống khủng khiếp bất ngờ?
Phúc cười, cô nói nhỏ:
– Dạ, nhưng lúc tỉnh lại Phúc thấy má, rồi anh… chị… Phúc không thấy sợ gì cả.
– Rồi Phúc có cả Nguyên kế bên… Phúc cũng không thấy đau phải không?
Phúc đỏ mặt nhìn ông Vũ. Cô chợt thấy nhẹ nhõm vì lời nói kia không phải là lời oán trách, mà là lời chia sớt niềm vui riêng của cô:
– Chú Vũ bệnh gì mà phải nằm viện?
Ông Vũ hơi bối rối dù ông đã chuẩ bị câu trả lời từ lúc bứơc vào đây:
– À! Tôi mệt tim… Lớn tuổi rồi… trái tim lộn xộn lắm.
Phúc nghịch ngợm:
– Chú Vũ phải tìm người chăm sóc trái tim cho chú… chớ nó còn cô đơn là còn bị nhồi máu bất tử…
Bà Thanh la con:
– Nói nhiều quá. Bác sĩ rầy.
Rồi bà quay sang ông Vũ nói như phân bua:
– Lúc nào cũng thế, nằm bệnh cũng còn chọc ghẹo người khác.
Ông Vũ cười, ông ao ước được nghe tiếng “Ba ơi!” quá. Giọt máu của ông đó mà ông không thể mởi lời…
Cánh cửa phòng chợt đẩy vào thật mạnh, một dáng người to cao lao vào bên giường phúc. Cô kêu lên:
– Ba!
Ông Trịêu ôm đầu Phúc và hôn lia lịa lên mặt cô:
– Ôi! Ba lo quá, đau lắm hả con?
Phúc bỗng muốn khóc, cô rơm rớm nước mắt nhìn ông. Bà Thanh kêu lên:
– Anh làm đau nó rồi.
– Đâu? Vết thương ở đâu?
Phúc thút thít:
– Ở sau lưng, đau quá ba ơi!
– Không sao, mau hết lắm.
Phúc nhìn ba, bao giờ cô cũng thích nhõng nhẽo với ông Triệu. Ngay từ nhỏ đến lớn, ông bao giờ cũng cưng cô nhất mà!
– Ba mới về tới nhà, chưa kịp tắm rửa gì cả là vào xem con gái Út ra sao rồi… Thôi! Khôgn được nhõng nhẽo, lì số một là ai nhỉ?
Ông Triệu chợt thấy ông Vũ đang đứng lặng thinh ở cửa sổ. ông đã nhìn toàn cảnh, có lẽ ông đau lòng? Ông Trịêu bước đến, ánh mắt thông cảm của ông làm ông Vũ se lòng. Hai ngời lặng lẽ bắt tay nhau. Ông Trịêu mở lời:
– Anh khoẻ không?
– Cám ơn! Tôi bình thường.
– Sao tôi thấy anh xanh vậy?
Bà Thanh nhìn chồng:
– Ông Vũ cũng đang nằm viện anh à?
Ông Trịêu ngạc nhiên:
– Vậy sao?
Rồi ông lại im lặng. Ông Vũ bước đến gần Phúc:
– Chú về Phúc nhé!
Phúc chớp mắt nhìn ông Vũ bước đi. Tim cô nhoi nhói. Tại sao cô vẫn nghĩ đến ông ta, dù cô chỉ yêu mình Nguyên và không thể nào thiếu anh?
*
**
Nhìn Mai thong thả gọt trái bom, Phúc thắc mắc:
– Ai mua vậy chị Mai?
– Ông Vũ mua cho em chớ ai.
Phúc nhíu mày:
– Nhận của chú Vũ… coi chừng ba la đó.
– Má nhận chứ đâu phải chi?
Phúc nhìn mông lung ra cửa sổ:
– Vụ ông Kiệt ra sao rồi chị Mai?
– Anh Kiệt đã bị truy tố vì thâm lạm ngân quĩ.
– Còn với chị Thơ?
– Hình như hai bên làm ăn… vụ mua bán đola gì đó. Chị Thơ phỗng tay trên ông ta mấy lần sao đấy mà ổng tức điên lên mới xảy ra cơ sự. Nếu tối hôm đó nhà mình làm lớn chuyện thì ông ta vào tù rồi.
Phúc trầm ngâm:
– Hôm nay chị thấy chị Thơ ra sao?
Mai nhún vai:
– Hết đi chơi đêm rồi. Từ bữa chỉ và anh Dương vào thăm em đến nay, hai người coi bộ thám thiết trở lại.
Mai cười cười:
– Chỉ đang cần một chỗ dựa về tinh thần, em biết chị Thơ nói sao với anh Dương không?
Phúc nằm ăn bom, im lặng nghe Mai nói bằng giọng đầy ác cảm:
– Chỉ bảo rằng ông Kiệt đã hại đời chỉ, chỉ khổ sở không dám gặp anh Dương. Rồi cũng lẩn tránh vì ghê tởm ông Kiệt, làm ông ta kiếm chuyện mãi. Tối hôm đó thấy chỉ về với anh Dương, ông Kiệt nổi máu ghen lên đòi rạch mặt. Không ngờ em nhào tới can nên bị đâm trúng.
Phúc ngậm miếng bom trong miệng, cô hoang mang:
– Nói như vậy để làm gì?
– Để kiếm một tấm chồng bình phong. Em nhớ đi, chị Thơ là người có nhiều tham vọng. Có một tình yêu người ta sẽ an tâm mà đeo đuổi mộng ước của mình.
Phúc nghiêng người, vết thương đau buốt bên hông, cô nhớ lại những giọt nước mắt của Diệp Thơ tối hôm đó… Vết thương của Phúc không cho Thơ một bài học nào cả, nó lại là cơ hội để Thơ thực hiện một mục đích trong nhiều mục đích sống của cô. Phúc chán nản buông tay xuống đệm. “Cũng mong chị Thơ được hạnh phúc”.
– Ăn hết đi, “Gỗ mun”!
Phúc buồn bã:
– Em chán quá, chị Mai!
– Có gì đâu để em chán? Chị Thơ là như vậy, cầu mong từ giờ trở đi chỉ sẽ đeo đuổi tham vọng của chỉ bằng cách khác, nhẹ nhàng, chắc chắn, trình độ và lương thiện hơn.
Phúc gượng gạo:
– Dù sao đêm ấy chỉ cũng khóc rất nhiều.
– Chỉ trời mới biết chị Thơ khóc vì thương em hay thương chỉ?
Phúc hỏi:
– Mà sao chị biết chị Thơ đã nói với anh Dương như vậy?
– Hai người ngồi ngoài xích đu. Chị tình cờ ra ghế đá… thì chị nghe chị Thơ nói và khóc nữa. Chị Thơ không khác được đâu Phúc ạ! Em nghĩ làm gì cho khổ?
Rồi Mai chuyển sang chuyện khác:
– Phúc nè! Cái bà đẹp đẹp theo săn sóc ông Vũ là mẹ Nguyên hả?
– Bà ấy còn trẻ và đẹp ghê chứ? Xứng với ông Vũ.
– Em cũng thấy vậy. Hai người lớn tuổi, cô đơn và vẫn còn khát khao một tình yêu… Nhưng anh Nguyên không ưa ông Vũ.
Mai cười cười;
– Tại có lần… ổng đòi cưới em chớ gì?
Phúc nhăn mặt:
– Chuyện cũ xì, nhắc lại hoài
Mai đứng dậy cầm bình thuỷ:
– Để chị đi mua nước sôi về pha sữa cho.
Ông Vũ ngồi một mình trên ghế đá của bệnh viện. Đêm nay nữa là mấy đêm rồi ông không ngủ được. Ông cứ thức để ngẫm nghĩ lại đời mình… Ông thấm thía lời chúc của bà Thanh chiều mưa nào… Bà đã chúc ông “luôn bằng lòng với số mạng”… ông Vũ rít mạnh một hơi thuốc. Ông là người không tin vào số mạng. Mới đây thôi, ông còn tin rằng: số mạng là cái con người cầm được trên tay nhưng bây giờ ông lại nghĩ khác. Phải chăng ông đã quá mệt mỏi đến nỗi không còn muốn sống nữa? Nếu có số mạng thì số mạng cũng đã chừa cho ông một lối thoát, chớ không, ông đã làm gì đêm say đó với con ông?
Ông Vũ toát mồ hoi và nhói ở ngực “Mai Phương hãy tha tội cho anh. Anh chưa bao giờ và không bao giờ xứng đáng với tình yêu của em cũng như lòng yêu kính của con chúng ta”.
Ôi! Số mạng chỉ là tên của một trò chơi, mà bây giờ đã đến lúc ông phải trả giá cho trò chơi đó.
Bác sĩ Trâm hớt hải bước đến trước mặt ông:
– Anh làm tôi đi kiếm đến mất hồn.
Rồi cô nghiêm mặt:
– Khuya rồi. Ai cho phép bệnh nhân ra dầm sương?
Ông Vũ lặng lẽ nhìn bác sĩ Trâm lòng nặng trĩu. Ông bỗng muốn đùa cho nỗi đau vơi bớt đi:
– Thưa bà bác sĩ, tôi không ngủ được. Bác sĩ có thể nào tiêm vài mũi vào tráitim luôn khổ sở vì yêu của tôi chứ?
Trâm hừ một tiếng:
– Bố con anh rõ là một thứ… Đau, bệnh gần chết cũng pha trò được.
Mắt ông Vũ chợt sáng lên trong bóng tối:
– Ngồi xuống đây Trâm. Hãy nói cho tôi nghe về con bé đó đi.
– Con bé nào?
– Con gái tôi ấy
– Lạ thật, hồi mẹ nó muốn xin anh một đứa con như xin một ân huệ, anh đã cười và cho nhảm nhí bây giờ nhận vơ vào là “con gái tôi”.
– Cứ nói nặng vào Trâm, có vậy tôi mới thấy mình bớt khổ… Nào! Cô muốn nói gì nữa, cứ tự nhiên…
– Nói gì bây giờ? Thề có hương hồn Mai Phương, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ có lấy một chút cảm tình nào với anh. Nhất là lúc ôm xác con Phương trong tay, lúc đó sao tôi thù anh thế. Một đứa con gái gia đình khá giả mà phải sinh lén sinh lút trong nhà thương khí, xung quanh không một người thân, sức khoẻ yếu kém rồi phải chết đi để cứu sống giọt máu của người mình quá yêu. Nó trối với tôi rằng sau này phải làm sao cho Phúc biết cha nó là ai. Khi ấy tôi đã hứa nhưng trong thâm tâm, tôi luôn nghĩ mình sẽ làm trái lời hứa đó. Rồi anh biệt tăm cá nhạn, tôi thấy mình như không còn trách nhiệm gì với lời hứa năm xưa nữa. Có lẽ vì con Phúc đang sống trong vòn gtya yêu thương thật sự của gia đình anh TRiệu đã làm tôi quên hay sao ấy.
Ông Vũ buồn bã ngăn tiếng thở dài. Giọng bác sĩ Trâm vẫn đều đều:
– Lần đâu tiên gặp lại Phúc tôi đã thực sự ngạc nhiên. Con bé giống Mai Phương nhưng cũng có nét gì đó rất không Mai Phương. Nghịch ngợm,hiếu động, lí lắc, hồn nhiên, rõ là không phải tính của mẹ nó, rồi đôi mắt cũng vậy. Giờ tôi nhận ra ngay tất cả những cái rất không phải Mai Phương thì đó là của ai?
Liếc xéo ông Vũ, Trâm nói:
– Cũng dễ hiểu tại sao anh đã… thương.. nó… Chẳng qua con Phúc chính là anh đó thôi. Nhưng may mắn, Phúc được lớn lên trong một gia đình nền nếp, nên những thói hư tật xấu của ông cha hầu như không thấy ở nó.
Ông Vũ cười gượng gạo:
– Cô có tưởng tượng quá không bác sĩ? Cô nói những lời như búa bổ, cô không sợ tôi vỡ tim ra hay lại tự tử lần nữa à?
Trâm bĩu môi:
– Hôm nay anh là người khác bữa trước rồi. Tôi đố anh dãm chết khi anh dã tỉnh hồn, khi cô con gái xinh đẹp quí như ngọc của anh còn đang nằm nhăn nhó kêu đau trong bệnh viện.
– Quả thật, hom nay tôi không dám chết, những còn gì khổ sở hơn là sống dối diện với lương tâm mình, để thấy mình luôn là kẻ tội lỗi, để không bao giờ tôi được gọi “con ơi”…
Nhìn gương mặt ông Vũ đau xót trong ánh sáng lờ mờ của màn đêm. Trâm xót lòng:
– Anh Vũ à! Chị Thanh và anh Triệu muốn tôi sẽ nói với Phúc sự thật.
Ông Vũ hốt hoảng:
– Đừng! Đừng Trâm ơi! Tội con bé lắm! Tội lắm. Vả lại tôi đã suy nghĩ rất kĩ rồi. Nếu Phúc nhận tôi là cho nó đi nữa thì trên đời này, tôi cũng một giọt máu rơi mà tôi không muốn có lúc yêu thương bồng bột… Còn người cha từ trái tim yêu thương thân thiết và cả ruột thịt thậ sự của Phúc vẫn là anh Triệu. Vậy thì tôi nỡ nào vì mình mà để con phải ngỡ ngàng, phải khổ sở.
– Thế tôi phải làm gì với lời hứa của Mai Phương?
– Mai Phương làm sao biết được chuyện gì sẽ xảy ra hai mươi năm sau khi cô ấy chết… Tôi van Trâm, đừng nói gì cả. Dầu gì ngày mai tôi cũng xuất viện…
Trâm đứng dậy nghiêm nghị nhìn ông:
– Thôi được! Bây giờ mời người bệnh về phòng.
Ông Vũ ngồi một mình trên ghế đá của bệnh viện. Đêm nay nữa là mấy đêm rồi ông không ngủ được. Ông cứ thức để ngẫm nghĩ lại đời mình… Ông thấm thía lời chúc của bà Thanh chiều mưa nào… Bà đã chúc ông “luôn bằng lòng với số mạng”… ông Vũ rít mạnh một hơi thuốc. Ông là người không tin vào số mạng. Mới đây thôi, ông còn tin rằng: số mạng là cái con người cầm được trên tay nhưng bây giờ ông lại nghĩ khác. Phải chăng ông đã quá mệt mỏi đến nỗi không còn muốn sống nữa? Nếu có số mạng thì số mạng cũng đã chừa cho ông một lối thoát, chớ không, ông đã làm gì đêm say đó với con ông?
Ông Vũ toát mồ hoi và nhói ở ngực “Mai Phương hãy tha tội cho anh. Anh chưa bao giờ và không bao giờ xứng đáng với tình yêu của em cũng như lòng yêu kính của con chúng ta”.
Ôi! Số mạng chỉ là tên của một trò chơi, mà bây giờ đã đến lúc ông phải trả giá cho trò chơi đó.
Bác sĩ Trâm hớt hải bước đến trước mặt ông:
– Anh làm tôi đi kiếm đến mất hồn.
Rồi cô nghiêm mặt:
– Khuya rồi. Ai cho phép bệnh nhân ra dầm sương?
Ông Vũ lặng lẽ nhìn bác sĩ Trâm lòng nặng trĩu. Ông bỗng muốn đùa cho nỗi đau vơi bớt đi:
– Thưa bà bác sĩ, tôi không ngủ được. Bác sĩ có thể nào tiêm vài mũi vào tráitim luôn khổ sở vì yêu của tôi chứ?
Trâm hừ một tiếng:
– Bố con anh rõ là một thứ… Đau, bệnh gần chết cũng pha trò được.
Mắt ông Vũ chợt sáng lên trong bóng tối:
– Ngồi xuống đây Trâm. Hãy nói cho tôi nghe về con bé đó đi.
– Con bé nào?
– Con gái tôi ấy
– Lạ thật, hồi mẹ nó muốn xin anh một đứa con như xin một ân huệ, anh đã cười và cho nhảm nhí bây giờ nhận vơ vào là “con gái tôi”.
– Cứ nói nặng vào Trâm, có vậy tôi mới thấy mình bớt khổ… Nào! Cô muốn nói gì nữa, cứ tự nhiên…
– Nói gì bây giờ? Thề có hương hồn Mai Phương, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ có lấy một chút cảm tình nào với anh. Nhất là lúc ôm xác con Phương trong tay, lúc đó sao tôi thù anh thế. Một đứa con gái gia đình khá giả mà phải sinh lén sinh lút trong nhà thương khí, xung quanh không một người thân, sức khoẻ yếu kém rồi phải chết đi để cứu sống giọt máu của người mình quá yêu. Nó trối với tôi rằng sau này phải làm sao cho Phúc biết cha nó là ai. Khi ấy tôi đã hứa nhưng trong thâm tâm, tôi luôn nghĩ mình sẽ làm trái lời hứa đó. Rồi anh biệt tăm cá nhạn, tôi thấy mình như không còn trách nhiệm gì với lời hứa năm xưa nữa. Có lẽ vì con Phúc đang sống trong vòn gtya yêu thương thật sự của gia đình anh TRiệu đã làm tôi quên hay sao ấy.
Ông Vũ buồn bã ngăn tiếng thở dài. Giọng bác sĩ Trâm vẫn đều đều:
– Lần đâu tiên gặp lại Phúc tôi đã thực sự ngạc nhiên. Con bé giống Mai Phương nhưng cũng có nét gì đó rất không Mai Phương. Nghịch ngợm,hiếu động, lí lắc, hồn nhiên, rõ là không phải tính của mẹ nó, rồi đôi mắt cũng vậy. Giờ tôi nhận ra ngay tất cả những cái rất không phải Mai Phương thì đó là của ai?
Liếc xéo ông Vũ, Trâm nói:
– Cũng dễ hiểu tại sao anh đã… thương.. nó… Chẳng qua con Phúc chính là anh đó thôi. Nhưng may mắn, Phúc được lớn lên trong một gia đình nền nếp, nên những thói hư tật xấu của ông cha hầu như không thấy ở nó.
Ông Vũ cười gượng gạo:
– Cô có tưởng tượng quá không bác sĩ? Cô nói những lời như búa bổ, cô không sợ tôi vỡ tim ra hay lại tự tử lần nữa à?
Trâm bĩu môi:
– Hôm nay anh là người khác bữa trước rồi. Tôi đố anh dãm chết khi anh dã tỉnh hồn, khi cô con gái xinh đẹp quí như ngọc của anh còn đang nằm nhăn nhó kêu đau trong bệnh viện.
– Quả thật, hom nay tôi không dám chết, những còn gì khổ sở hơn là sống dối diện với lương tâm mình, để thấy mình luôn là kẻ tội lỗi, để không bao giờ tôi được gọi “con ơi”…
Nhìn gương mặt ông Vũ đau xót trong ánh sáng lờ mờ của màn đêm. Trâm xót lòng:
– Anh Vũ à! Chị Thanh và anh Triệu muốn tôi sẽ nói với Phúc sự thật.
Ông Vũ hốt hoảng:
– Đừng! Đừng Trâm ơi! Tội con bé lắm! Tội lắm. Vả lại tôi đã suy nghĩ rất kĩ rồi. Nếu Phúc nhận tôi là cho nó đi nữa thì trên đời này, tôi cũng một giọt máu rơi mà tôi không muốn có lúc yêu thương bồng bột… Còn người cha từ trái tim yêu thương thân thiết và cả ruột thịt thậ sự của Phúc vẫn là anh Triệu. Vậy thì tôi nỡ nào vì mình mà để con phải ngỡ ngàng, phải khổ sở.
– Thế tôi phải làm gì với lời hứa của Mai Phương?
– Mai Phương làm sao biết được chuyện gì sẽ xảy ra hai mươi năm sau khi cô ấy chết… Tôi van Trâm, đừng nói gì cả. Dầu gì ngày mai tôi cũng xuất viện…
Trâm đứng dậy nghiêm nghị nhìn ông:
– Thôi được! Bây giờ mời người bệnh về phòng.