Mời các bạn đọc truyện ê-min và chú lợn thông minh truyện được cập nhật tại chuyên mục truyện ngắn hay của Truyen18.name.
Ê-min và chú lợn thông minh truyện ngắn
Chưa bao giờ ở làng Lơn- nơ- béc- gơ, tỉnh Xméc- len, và có thể trên thế giới nữa, lại có một cậu bé tinh quái như Ê- min. Cậu sống trong trang trại Cát- thun tại Lơn- nơ- béc- gơ, thuộc Xméc- len, Thụy Điển từ rất lâu rồi. Không ai có thể tin được là khi lớn lên cậu bé lại trở thành chủ tịch Hội đồng địa phương và là người cừ khôi nhất ở Lơn- nơ- béc- gơ. Nhưng đúng là như vậy đấy! Mẹ Ê- min, bà An- mơ Xven- xơn đã ghi lại tất cả các trò nghịch ngợm của cậu bé vào những quyển vở bìa xanh da trời cất trong ngăn kéo bàn. Cuối cùng cái ngăn kéo đầy chặt những vở là vở đến nỗi gần như không thể mở ra được, bởi vì luôn có một quyển bị cong lên và bị mắc. Hiện giờ những quyển vở đó vẫn còn để trong ngăn chiếc bàn cũ kỹ, trừ ba quyển mà Ê- min đã có lần gạ bán cho cô giáo của cậu ở Trường Chủ Nhật khi cậu cần tiền. Cô giáo không chịu mua, nên cậu bé đã xé tất cả vở để gấp thuyền, đem thả trên dòng sông ở Cát- thun. Vì vậy, từ đó trở đi, không ai còn được nhìn thấy ba quyển vở ấy nữa. Cô giáo Trường Chủ Nhật không tài nào hiểu được tại sao Ê- min lại muốn cô mua những quyển vở của cậu.
– Cô biết dùng vở của em làm gì được? – Cô ngạc nhiên hỏi.
– Thì cô dùng để dạy bọn trẻ đừng hư như em, – Ê- min trả lời. Đúng, Ê- min biết rất rõ cậu là đứa bé hư như thế nào. Mà nếu cậu cố quên điều đó đi thì chị ở gái Li- na luôn nhắc cậu nhớ lại.
– Cho em đi học ở Trường Chủ Nhật thật phí thời gian, – chị nói.
– Nó chẳng làm cho em tốt lên được, và em sẽ chẳng bao giờ được lên thiên đàng đâu. à, trừ khi họ cần em lên đấy để gây sấm sét và chớp.
– Chị chưa bao giờ thấy đứa trẻ nào như cậu bé đó cả, – Li- na vừa nói vừa lắc đầu khi chị cùng với I- đa, em gái Ê- min, đi ra đồng cỏ; ở đó I- đa có thể hái dâu dại trong lúc Li- na vắt sữa bò. I- đa xâu dâu vào những cọng rơm và đi về nhà với năm xâu đầy. Còn Ê- min chỉ thuyết phục em cho mình hai xâu thôi: điều đó chứng tỏ ít ra cậu cũng không phải là quá tồi. Xin đừng nghĩ rằng Ê- min thích đi ra bãi để vắt sữa bò cùng với chị Li- na và bé I- đa. ồ không đâu, cậu ta thích làm cái gì hấp dẫn hơn cơ. Cho nên cậu chụp lấy cái mũ lưỡi trai và khẩu súng của mình, chạy thẳng ra cánh đồng và nhảy lên con ngựa Lu- cax. Ngựa phi nước đại xuyên qua các bụi cây phỉ, làm cho đất cát bay tứ tung phía sau. Ê- min thích chơi trò “kỵ binh Xméc- len tấn công”. Cậu đã được xem tranh những chiến binh ấy trên báo, nên cậu biết rõ là mình phải làm gì. Mũ lưỡi trai, khẩu súng và Lu- cax là những của báu của Ê- min. Lu- cax là ngựa của Ê- min, vâng, con ngựa riêng của cậu, bởi vì cậu đã thắng cuộc và giành được nó ở hội chợ Vim- mơ- bai. Cái mũ lưỡi trai màu xanh da trời là một vật xấu xí mà bố đã mua cho cậu. Khẩu súng làm bằng gỗ; chính An- phrết – anh lực điền của trang trại Cát- thun đã làm cho Ê- min bởi vì anh ta rất yêu các chú bé. Ê- min có thể tự đẽo được khẩu súng riêng, bởi vì cậu rất giỏi gọt đẽo, mà cậu cũng có nhiều dịp thi thố tài năng. Bạn thấy đấy, cứ mỗi lần Ê- min nghịch ngợm thì cậu lại bị phạt nhốt trong kho để dụng cụ; ở đó cậu thường đẽo những hình người gỗ ngộ nghĩnh. Cậu có tới ba trăm sáu mươi chín hình người gỗ, đến giờ vẫn nguyên vẹn, không kể một hình mà mẹ cậu thấy quá giống ông mục sư, nên đã chôn đằng sau bụi cây nho đỏ không hạt.
– Mẹ con mình không được để cho ai thấy đấy nhé, – mẹ Ê- min dặn. Kể đến đây hẳn bạn đọc đã biết ít nhiều về Ê- min rồi. Bạn biết là cậu ta chơi đùa quanh năm, từ mùa hè đến mùa đông. Vì tôi đã đọc tất cả những quyển vở bìa xanh, nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một vài ngày của Ê- min. Bạn sẽ nhận thấy ngay là Êmin cũng làm rất nhiều việc tốt. Dĩ nhiên là tôi sẽ kể cho các bạn những cái tốt cũng như những trò khủng khiếp của cậu ta. Có trò thì rất quỷ quái, nhưng có trò thì lại hoàn toàn vô hại. Chỉ riêng ngày 13 tháng 11 là cậu thực sự phạm sai lầm lớn. Không, đừng bắt tôi phải kể ra, tôi sẽ không bao giờ kể cho bất cứ ai đâu vì tôi đã hứa với mẹ Ê- min. Không, chúng ta sẽ chọn một ngày mà Ê- min xử sự khá ngoan, mặc dù bố cậu không đánh giá như vậy.
Vào một ngày thứ bảy trong tháng sáu, ở trang trại Bách- hô- va diễn ra cuộc bán đấu giá. Mọi người ai cũng định tham dự, vì những cuộc bán đấu giá được dân làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả dân tỉnh Xméc- len nữa ưa thích. Bố của Ê- min, ông An- tôn Xven- xơn tất nhiên cũng đi. Anh An- phrết và chị Li- na nằn nì ông nhiều quá, nên ông đành phải đồng ý cho họ đi cùng; và dĩ nhiên Ê- min được đi rồi. Nếu bạn đã được đến một cuộc bán đấu giá, ắt bạn sẽ hiểu ngay. Bạn sẽ biết là nếu ai muốn bán đồ đạc gì đó, thì cứ việc mang tới cuộc bán đấu giá để những người khác đặt giá mua chúng. Những người ở trang trại Bách- hô- va muốn bán tất cả tài sản để sang Mỹ sinh sống, giống như rất nhiều người thời bấy giờ, và họ không thể mang theo giường, chảo rán, bò, lợn, gà. Bởi vậy mà buổi sớm mùa hè này mới có cuộc bán đấu giá ở Bách- hô- va. Bố của Ê- min há vọng mua rẻ được một con bò, hay có thể một con lợn nái, hoặc chí ít là một đôi gà mái. Đó là lý do tại sao ông lại muốn đến trang trại Bách- hô- va, và đó cũng là lý do tại sao ông lại cho phép anh An- phrết và chị Lina đi theo
– Để mang những con vật mua được, bởi lúc về, ông cần sự giúp đỡ của họ.
– Nhưng Ê- min sẽ định làm gì ở đó, thì tôi chịu đấy,- bố Ê- min bảo.
– Chúng ta đừng để cho Ê- min gây rắc rối,- chị Li- na nói.
– Chắc chắn là sẽ có nhiều chuyện phải nói. Chị Li- na biết là tại các cuộc bán đấu giá ở Lơn- nơ- béc- gơ, hay ở cả Xméc- len thường xảy ra các trận cãi cọ và đánh nhau, nên chị nói như vậy cũng đúng. Tuy vậy, mẹ Ê- min lại nhìn chị, nghiêm khắc bảo:
– Nếu Ê- min muốn đi thì nó sẽ được đi. Không việc gì đến cô cả. Cô chỉ cần biết xử sự cho đúng và đừng có bám theo những gã đàn ông như cô vẫn thường làm, thế là đủ. Nhận xét đó làm cho chị Li- na phải im bặt. Êmin đội mũ lưỡi trai, sẵn sàng lên đường.
– Nhớ mua cho em cái gì nhé, – bé I- đa ngoẹo đầu sang một bên, nhắc. Bé không dặn điều đó với riêng ai, thế mà bố lại quắc mắt giận dữ.
– Lúc nào cũng mua, mua, tao chẳng bao giờ nghe thấy cái gì khác cả. Chẳng phải là tao đã mua cho mày mười xu kẹo hôm sinh nhật mày hồi tháng giêng rồi sao, mày không nhớ à? Ê- min vừa định hỏi xin bố ít tiền
– Cậu không thể đi tay không tới cuộc bán đấu giá được
– Nhưng nghe thấy thế
– Cậu biết là không nên. Rõ ràng lúc này không phải là lúc xin tiền bố: ông đã ngồi sẵn trên xe ngựa, sốt ruột đợi đi. “Mình không thể có tiền bằng cách này rồi, phải tìm cách khác vậy thôi”, – Ê- min tự nhủ. Cậu nghĩ ngợi một lúc rồi bảo:
– Bố cứ đi trước đi. Con sẽ cưỡi con Lu- cax đến sau. Nghe vậy, bố Ê- min hơi nghi ngờ, nhưng vì đang vội nên ông chỉ nói:
– Được thôi, nhưng tốt hơn hết là mày nên ở nhà với mẹ và em. Nói rồi, ông vung roi quất ngựa. Xe chạy. Anh An- phrết vẫy tay tạm biệt Ê- min còn chị Li- na vẫy tạm biệt I- đa. Mẹ Ê- min gọi với theo bố Ê- min:
– Hãy cẩn thận ông nhé!
Bà phải dặn như vậy, bởi vì bà cũng biết được mức độ ghê gớm của những cuộc đánh nhau thường xảy ra tại các cuộc bán đấu giá. Chiếc xe ngựa biến mất sau chỗ rẽ. Ê- min đứng trong đám bụi dõi theo họ. Sau đó cậu lại bận rộn. Cậu phải có tiền bằng mọi cách, và bạn chẳng thể nào đoán được đâu. Nếu bạn là một đứa bé Xméc- len hồi Ê- min còn nhỏ, bạn hẳn phải biết rõ về những cái cổng hồi ấy có ở khắp nơi. Những cái cổng ấy ngăn lũ bò và cừu ở trong bãi chăn, còn tôi thì lại nghĩ là chúng được làm ra để giúp trẻ con Xméc- len kiếm tiền. Cứ mỗi lần chúng mở cổng hộ những người nông dân ngồi xe ngựa kéo
– Họ rất lười xuống xe – thì chúng lại kiếm được hai xu. Trang trại Cát- thun cũng có một chiếc cổng, nhưng Êmin kiếm được rất ít đồng hai xu, bởi vì trang trại Cát- thun ở rìa làng, và ít người qua lại đấy.
Chỉ có đúng một trang trại gần nhất – đó chính là Bách- hô- va, trang trại tổ chức cuộc bán đấu giá. “Ai đến cuộc bán đấu giá cũng sẽ phải đi qua cái cổng này cho mà xem”, – chú bé Ê- min thông minh đã nghĩ như vậy. Ê- min đứng canh cổng suốt một giờ đồng hồ và cậu kiếm được năm cua- ron, bảy mươi tư xu. Thử tưởng tượng xem, ngựa và xe ngựa đi như trẩy hội. Thế là cậu chỉ kịp đóng cổng cho người này vừa đi qua là lại phải mở cổng cho người khác đi tới. Tất cả những người nông dân đi qua đó đều đang phấn khởi, họ vui vẻ ném vào mũ của Ê- min đồng hai xu hoặc năm xu. Vài ông già tràn ngập niềm vui với cảnh mùa xuân, ném cho cậu đồng mười xu, mặc dù ngay sau đó họ có thể hối tiếc. Riêng ông chủ trang trại Crắc- xtốp lại nổi giận khi Ê- min đóng sập cổng ngay trước mõm con ngựa cái của ông:
– Mày đóng cổng lại làm gì, hả?- ông ta la lên.
– Cháu phải đóng cổng lại, sau đó mới mở ra chứ ạ,- Ê- min phân trần.
– Tại sao mày không để cổng mở luôn suốt ngày được?- ông ta cáu kỉnh hỏi lại.
– Cháu đâu phải là thằng ngốc,- Ê- min đáp
– Đây là lần đầu tiên cháu kiếm chác được bằng cái cổng cũ dớ dẩn này.
Nhưng ông ta lại cầm roi quật cho Ê- min một cái và không ném cho cậu xu nào cả. Khi mọi người đi dự cuộc bán đấu giá đã qua cổng hết, không thể kiếm tiền thêm được nữa, Ê- min cưỡi lên con ngựa Lu- cax, thúc nó phóng nhanh đến nỗi những đồng xu trong túi cậu nẩy lên và kêu xủng xoẻng. Cuộc bán đấu giá ở trang trại Bách- hô- va đang vào lúc nhộn nhịp nhất. Mọi người tụ tập quanh các món hàng được đem ra sân trại. Trong ánh nắng rực rỡ, trông chúng thật lạc lõng. Người bán đấu giá đứng trên một thùng rượu đặt giữa đám người huyên náo. Người ta hăng hái rao bán nhất là những cái chảo rán, cốc cà phê, ghế tựa… và những gỉ những gì tôi cũng chẳng biết nữa. Cũng cần giải thích thêm là ở cuộc bán đấu giá, bạn sẽ xướng thật to lên cái giá mà bạn định trả cho người bán, để mua một món hàng nào đó. Nhưng nếu lúc đó có ai trả giá cao hơn, người đó sẽ mua được. Hàng bán ở đây có thể là cái bàn bếp, hoặc một thứ gì đó. Tiếng xì xào lan ra khắp đám đông khi Ê- min cưỡi con Lu- cax sầm sập tiến vào sân trại. Có thể nghe thấy họ thì thầm: “Thằng bé ở trang trại Cát- thun lại dẫn xác đến rồi đấy. Mau mà về nhà thôi!”. Ê- min nôn nóng muốn mặc cả ngay bởi vì trong túi cậu có rất nhiều tiền; cậu chóng mặt vì thấy nhộn nhịp. Thậm chí, chưa kịp xuống ngựa, cậu đã vội đặt giá ba cua- ron cho cái khung giường bằng sắt – mà thực ra dù người ta có cho không cậu, cậu cũng không thèm.
May mắn thay, một bà nông dân đã trả giá bốn cua- ron để mua, nên Ê- min thoát nạn. Nhưng cậu tiếp tục say mê đặt giá tất cả mọi thứ, nên chỉ trong nháy mắt, cậu đã nắm trong tay ba món đồ. Đầu tiên, là một chiếc hộp nhung đã bạc màu có những vỏ sò xanh lơ gắn trên nắp – cậu định tặng nó cho bé I- đa. Thứ hai, là cái xẻng nướng bánh dùng để đưa bánh vào lò nướng. Thứ ba, là cái bơm cứu hỏa đã han gỉ: thứ đó thì chẳng ai ở Lơn- nơ- béc- gơ thèm trả đến mười xu. Thế mà Ê- min lại đặt giá những hai nhăm xu. “si trời, mình đâu có muốn thế”, – Ê- min nghĩ. Nhưng đến bây giờ đã quá muộn rồi, chiếc bơm cứu hỏa đã thuộc về cậu. Anh Anphrết đi tới. Trông thấy cái bơm của Ê- min, anh cười phá lên, nói:
– Ê- min Xven- xơn, chủ của chiếc bơm cứu hỏa! Em định làm trò gì với cái máy kỳ cục đó vậy? – Để khi nào có sét đánh và gây cháy, – Ê- min đáp. Và ngay sau đó một trận sấm sét đã xảy ra, ít nhất thì đó là cách nghĩ của Ê- min. Bố cậu chộp lấy cổ áo và lắc cậu cho đến khi răng cậu va vào nhau lập cập.
– Thằng khốn nạn. Mày có biết là mày đang làm gì đấy không? – bố Ê- min la lên. ông đang chậm rãi đi ngang bãi cỏ, chọn mua một con bò cái, thì Li- na chạy hồng hộc đến, hổn hển nói:
– Ông chủ, ông chủ, Ê- min đang ở đây, nó đang mua một cái bơm cứu hỏa bằng tất cả số tiền có trong tay. Thế có được không ạ? Bố Ê- min không hề biết là cậu có tiền riêng. ông tin chắc là ông sẽ phải trả tiền những thứ mà Ê- min đặt giá. Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên là khi thoạt nghe nói về cái bơm cứu hỏa, ông đã tái mặt đi và run sợ.
– Bố hãy buông con ra. Con tự trả tiền mà, – Ê- min kêu oai oái. Mãi cậu mới giải thích được cho ông bố hiểu rằng cậu có tiền bởi vì đơn giản cậu đã canh cổng trang trại Bách- hô- va. Bố của Ê- min đã công nhận là cậu thông minh, nhưng ông cũng nói rằng cậu không được thông minh cho lắm khi dám vung tiền phung phí để mua một cái bơm cứu hỏa cũ kỹ.
– Đừng để tao phải nghe mách tội mày đặt giá mua thêm một vật dớ dẩn nào nữa đấy, – ông nghiêm khắc nói. ông muốn xem các thứ mà Ê- min đã mua được và ông thật sự sửng sốt. Cái hộp bọc nhung cũ rích và cái xẻng nướng bánh vốn là những vật hoàn toàn vô dụng; cái bơm cứu hỏa lại còn tồi tệ hơn.
– Bây giờ hãy nhớ lấy lời tao nói đây. Mày chỉ được mua những thứ thật cần thiết, nghe chưa? – bố Ê- min bảo. “Có thể là bố nói đúng, song thế nào là vật thật sự cần thiết? Ví dụ như nước ngọt sô- đa có ga có thực sự cần thiết không nhỉ?” Ê- min nghĩ bụng. Cậu cứ đi loanh quanh mãi sau cuộc nói chuyện với bố.
Và đúng lúc đó, cậu nhìn thấy một quán bia và nước ngọt có ga ở dưới lùm cây tử đinh hương. Gia đình Bách- hô- va khá tháo vát, họ mua hẳn mấy thùng bia từ nhà máy bia ở Vim- mơ- bai về bán cho những người cần giải khát tại cuộc bán đấu giá. Từ trước tới giờ, Ê- min chỉ mới được uống nước ngọt sô- đa có ga đúng một lần. Tâm hồn cậu bay bổng lên khi bất chợt nhận thấy ở đây có bán nước ngọt. Thật may mắn làm sao!
Cậu lại đang có tiền trong túi. Ê- min gọi mua và uống ngay tắp lự ba chai nước ngọt. Trận sấm sét thứ hai đã nổ ra. Bố cậu đột nhiên xuất hiện và lắc cậu mạnh đến nỗi nước sô- đa sặc cả lên mũi.
– Thằng khốn nạn. Mày đứng đây nốc nước ngọt sô- đa có ga chỉ vì mày mới kiếm được vài đồng ranh phải không? Khi đó Ê- min phát khùng lên và cậu không còn tự kiềm chế được nữa.
– Con điên tiết lên rồi đấy. Khi không có tiền, con đã không được uống nước sô- đa. Còn khi có chút tiền, con lại bị cấm uống nước sô- đa. Vậy khi nào thì con được uống nước sô- đa? Thật là đồ quỷ tha ma bắt! Bố Ê- min nghiêm mặt nhìn cậu:
– Mày sẽ phải vào kho khi nào về nhà! ông không nói thêm gì nữa, bỏ đi xem lũ bò. Ê- min cảm thấy xấu hổ. Cậu thấy mình quá cục cằn. Không những cậu đã vô lễ với bố, mà tệ nhất là cậu lại còn nói “đồ quỷ tha ma bắt”
– Câu đó tương tự như một câu nói tục, mà ở trang trại Cát- thun lại cấm nói tục. Bạn thấy đấy, bố Ê- min là người trông coi nhà thờ mà. Cậu đứng hổ thẹn ở đó khoảng vài phút, sau đó mua thêm một chai nước ngọt sô- đa khác để làm quà cho anh An- phrết. Họ ngồi tựa lưng vào bức tường gỗ của nhà kho và nói chuyện trong lúc anh An- phrết uống nước ngọt. Anh nói rằng chưa bao giờ được uống thứ nước nào ngon như thế này.
– Anh có nhìn thấy chị Li- na đâu không ạ? – Ê- min hỏi. Anh An- phrết giơ tay chỉ cho Ê- min. Chị Li- na đang ngồi tựa lưng vào hàng rào trên bãi cỏ, còn bên cạnh là ông chủ trại Crắc- xtốp, chính ông già đã quất Ê- min bằng cái roi ngựa. Rõ ràng là chị ấy đã quên tất cả những lời răn đe của mẹ Ê- min. Chị đang tán tỉnh và cười đùa, y như chị vẫn thường làm khi đi đâu đó. Rõ ràng là ông nông dân của trang trại Crắc- xtốp thích sự ve vãn của chị Li- na, còn Ê- min lại lấy làm thích thú khi trông thấy cảnh đó. Cậu nói đầy há vọng:
– Này, anh An- phrết, nếu chúng ta gả chị ấy cho ông nông dân ở trang trại Crắc- xtốp thì chị ấy sẽ thôi theo đuổi anh nhỉ? Bạn thấy đấy, chị Li- na đã chọn anh An- phrết làm chồng chưa cưới và chị quyết định lấy anh, mặc dù anh cố phớt lờ chị. Vấn đề là làm thế nào giúp anh An- phrết thoát khỏi chị Li- na khiến anh An- phrết lẫn Ê- min đau đầu suốt bao lâu nay. Hai anh em rất phấn khởi với ý nghĩ là ông nông dân ở trang trại Crắcxtốp mê chị Li- na. ông ta thì già
– Tất nhiên rồi – lại hói nữa, nhưng ông ấy có một trang trại nhỏ và chắc chắn chị Li- na sẽ rất vui mừng đựơc làm bà nông dân của trang trại Crắc- xtốp.
– Chúng ta phải cẩn thận, đừng để cho ai quấy rầy họ, – Ê- min nói. Cậu biết là chị Li- na sẽ phải nịnh nọt và tán dương ông nông dân ở trang trại Crắc- xtốp để ông ta “mê đi” và “cắn câu”! Bố Ê- min có ý định mua một con lợn nái sắp đẻ, nhưng ông lại thấy nhiều người đặt giá mua bò. Một nông dân ở trang trại Ba- xtơ- phôn muốn mua cả bảy con, nên bố của Ê- min phải bỏ ra tám chục cua- ron để mua con bò mà ông ưng ý. ông cứ lầm bầm mãi vì phải tiêu một món tiền to như vậy, nên bây giờ ông chẳng còn xu nào để mua gà nữa. ông nông dân ở trang trại Ba- xtơ- phôn cũng đặt giá và mua cả đàn gà, trừ một con ông ta không thích.
– Con gà què ông định bán cho tôi là món hàng tốt nhỉ? ông nên vặn cổ nó đi thì hơn đấy! Con gà mà ông nông dân ở trang trại Ba- xtơ- phôn không thích đã có lần bị gãy một chân và được chữa khỏi
– Đó là lý do tại sao con vật xấu số lại đi khập khiễng. Nhưng một cậu bé ở Bách- hô- va đứng cạnh Ê- min lại bảo với cậu:
– Đúng là ông già ngu xuẩn không muốn mua con gà què Lôt- ta. Nó là con gà mắn đẻ nhất trong trang trại mình đấy. Thế là Ê- min kêu toáng lên:
– Cháu đặt mua con gà què Lôt- ta này với giá hai nhăm xu. Ai nấy cười ồ lên. Tất cả mọi người trừ bố Ê- min. ông lao tới túm lấy cổ áo cậu.
– Thằng khốn nạn. Hôm nay mày định mua bao nhiêu thứ dớ dẩn đấy hả? Hôm nay mày sẽ phải ở trong kho lâu gấp đôi! Nhưng sự việc đã lỡ rồi. Ê- min đã đặt giá hai nhăm xu và thế là xong. Con gà què Lôt- ta đã là của cậu, không cần biết bố cậu có muốn hay không.
– Dù sao thì bây giờ em đã có hai con vật riêng rồi: con ngựa và con gà mái, – cậu bảo với anh An- phrết.
– Đúng, một con ngựa và một con gà què, – anh An- phrết cười vang theo kiểu hài hước.
Ê- min nhận con gà què Lôt- ta đã được đặt sẵn trong một cái hộp. Cậu để nó cạnh cái kho bằng gỗ cùng với những của báu khác: cái bơm cứu hỏa, cái xẻng nướng bánh, cái hộp bọc nhung, còn Lu- cax bị buộc bên cạnh. Ê- min ngắm nhìn tài sản của mình và cảm thấy rất vui sướng. Thế còn chị Li- na và ông nông dân trong lúc ấy ra sao? Ê- min và anh An- phrết đến xem và hài lòng nhận thấy chị Li- na rất khéo tán. ông nông dân ôm ngang lưng chị, còn chị thì ngả nghiêng và cười khúc khích. Thỉnh thoảng chị lại đẩy ông ta ra để ông ta lăn qua phía sau hàng rào.
– Ông ấy đã có vẻ thích chị ta rồi đấy, – Ê- min nói, – há vọng là chị ấy đừng có đẩy ông ta mạnh quá. Ê- min và anh An- phrết rất hài lòng với cách cư xử của chị Li- na nhưng lại có người không thích, đó chính là Bun- ten- i Bâu. Bun- ten- i Bâu là một tên vô lại và đại bợm nhậu ở Lơn- nơ- béc- gơ. Hầu như hắn luôn có lỗi trong các vụ đánh nhau ở các cuộc bán đấu giá, bởi vì hắn là người hay gây sự. Bạn cần phải hiểu là hồi đó các chàng trai ở các trang trại đều phải làm việc đầu tắt mặt tối quanh năm, hết tuần này đến tuần khác, nên khó có thời gian đi đâu ra khỏi trang trại. Vì thế cho nên chỉ có các cuộc bán đấu giá là dịp cho họ vui chơi. Họ không biết làm gì khác với bản tính hoang dại sôi lên trong lòng, mỗi khi có nhiều người xung quanh và họ đã uống dăm thứ rượu mạnh. Không phải ai cũng uống nước ngọt sô- đa có ga. Bun- ten- i Bâu lại càng không thích uống. Khi đi ngang qua, hắn thấy chị Li- na đang tán tỉnh ông nông dân ở trang trại Crắc- xtốp, nên nói:
– Cô không thấy xấu hổ sao, Li- na? Tại sao cô lại đùa như vậy được với lão già hói vô dụng ấy? Lão ta quá già so với cô? Thế là xảy ra ẩu đả. Ê- min và anh An- phrết đứng theo dõi cơn tức giận bùng lên trong lòng ông nông dân trang trại Crắc- xtốp khi ông ta buông chị Li- na ra. Tại sao tên Bun- ten- i Bâu lại tới phá hỏng kế hoạch của anh An- phrết và Ê- min cơ chứ? – Đừng. Hãy đứng nguyên tại chỗ, – Ê- min sốt ruột kêu lên, bảo ông chủ trại Crắc- xtốp , – cháu sẽ “giải quyết” tên Bun- ten cho. Cậu cầm lấy cái xẻng nướng bánh và lấy hết sức bình sinh đập “bốp” vào lưng hắn ta. Thật là sai lầm. Bun- ten quay ngoắt lại, giận đỏ mặt tía tai, tóm lấy Ê- min lắc bằng hai bàn tay hộ pháp của mình đến mức Ê- min tự hỏi không hiểu mình có sống nổi không.
Nhưng đúng lúc ấy anh An- phrết quát to:
– Hãy thả thằng bé ra! Liệu hồn, tao sẽ cho mày biết tay! Anh An- phrết cũng khỏe, cho nên chỉ trong tích tắc đã vật nhau quyết liệt với tên Bun- ten. Mọi người mong đợi giây phút này. Mấy lực điền ở các trang trại khác không biết vụ đánh nhau bắt đầu từ lúc nào, nhưng cũng xông vào tham gia.
– Họ đánh nhau chỉ vì tôi, – chị Li- na la lên.
– Quả là bi kịch!
– Sẽ không có tấn bi kịch nào hết đâu bởi vì em có cái xẻng nướng bánh trong tay đây này, – Ê- min quả quyết.
Lúc này tất cả lực điền lăn đè lên nhau thành một đống người trên mặt đất. Họ kéo, giật, cắn, đấm, thụi nhau, chửi rủa ầm ĩ. Anh An- phrết cùng với tên Bun- ten và ông chủ trại Crắc- xtốp bị nén dưới khối thịt. Ê- min chỉ sợ họ đè chết anh An- phrết. Cậu dùng cái xẻng nướng bánh thúc vào đống người, cố giúp anh An- phrết thoát ra. Song cậu thất bại nặng nề vì chỗ nào cậu chọc vào thì chỗ đó có những bàn tay giận dữ thò ra kéo cậu vào cuộc ẩu đả. Ê- min không hình dung ra được điều đó, nên cậu nhảy lên con Lu- cax, thúc nó phi nước đại vòng quanh “trận địa”. Cầm sẵn cái xẻng trên tay, cậu phi ngựa lao vào cuộc trông y hệt một hiệp sĩ với ngọn giáo ở tư thế sẵn sàng. Khi phi ngựa xung quanh, cậu liền đập mạnh xẻng vào những ai mà cậu với được tới. Cậu phi ngựa thạo dần và mau chóng gạt được lớp người trên cùng. Nhưng bọn họ vẫn liên tục nhào vào đống người. Cậu sử dụng cái xẻng nướng bánh bằng đủ mọi cách mà vẫn không thể gỡ cho An- phrết ra được. Lúc này, toàn bộ phụ nữ và trẻ con bắt đầu lo sợ; họ khóc thổn thức và gào toáng lên. Còn bố Ê- min và những người đàn ông có ý thức khác
– Những người quá tự trọng, không thể xông vào đánh nhau được – thì đứng ngoài gào một cách vô vọng:
– Đủ rồi đấy các cậu. Hãy còn nhiều cuộc bán đấu giá nữa cơ mà. Nên để dành lại ít sức lực cho những dịp đó chứ. Nhưng những lực điền đang mải mê đánh đấm chẳng nghe thấy gì hết. Họ chỉ muốn thụi nhau mà thôi.
Ê- min ném cái xẻng nướng bánh xuống.
– Nào chị Li- na, chị phải giúp một tay chứ đừng có mà đứng đó kêu gào, – cậu bảo.
– Đừng quên là ở dưới đống người kia là chồng chưa cưới của chị đấy. Các bạn đều biết là Ê- min rất thông minh, nên ta thử đoán xem cậu làm gì nhé. Cậu lấy cái bơm cứu hỏa hút nước ở dòng suối ngay cạnh đó. Cậu để chị Li- na bơm còn mình thì chĩa vòi. Giá mà bạn được xem cảnh nước bắn ra nhỉ. Khi tia nước lạnh đầu tiên vừa xối vào, cả đám lực điền đều bị sặc. Tôi không nói ngoa đâu, Ê- min chỉ xối nước có dăm ba giây thì cuộc ẩu đả chậm dần lại và thôi hẳn. Lần lượt từng lực điền ló bộ mặt sưng tấy, ngạc nhiên lồm cồm bò ra khỏi đám người. Nếu bạn tình cờ trông thấy một vụ đánh nhau và muốn chặn nó lại thì đừng quên là nước lạnh bao giờ cũng tốt hơn xẻng nướng bánh nhé. Đám lực điền không còn giận dữ nữa. Giờ thì sinh lực bị dồn nén của họ đã tiêu tan, họ vui vẻ vô cùng vì vụ đánh nhau hôm nay đã chấm dứt.
– Dù sao thì tuần sau sẽ lại có cuộc bán đấu giá nữa ở trang trại Nat- shớt, – Bun- ten vừa nói vừa cầm một nắm rêu rịt vào mũi để cầm máu. Lúc đó Ê- min tới bên ông chủ trang trại Nat- shớt. ông ta đang đứng ở đó xem đánh nhau và bán lại cái bơm cứu hỏa với giá năm mươi xu.
– Em lại được lãi hai nhăm xu trong việc bán chác này, – Ê- min kể với anh An- phrết. Và chính ngày 12 tháng 6 đó ở Bách- hô- va, An- phrết đã nhận ra là Ê- min khi lớn lên có thể dễ dàng trở thành một thương gia quan trọng. Lúc này, cuộc bán đấu giá đã chấm dứt, mọi người chuẩn bị ra về.
Chú lợn nái được bỏ vào xe cùng với con gà què Lôt- ta, còn bố của Ê- min thì giận dữ lườm cái ổ của nó ở trong hộp. Chú bò Rơ- la phải lê bước khó nhọc theo sau xe, nhưng chẳng ai thèm hỏi xem nó nghĩ gì về sự sắp đặt đó. Có thể bạn đã nghe nói về những con bò đực khi nổi khùng, nhưng chắc bạn chưa biết gì về bò cái nổi khùng phải không? Nếu bạn không biết thì tôi có thể kể cho bạn. Khi con bò cái điên lên, những con thú khác phải bủn rủn cả chân, thậm chí đến con vật hung dữ nhất cũng phải chạy trốn. Dường như từ trước tới nay Rơ- la luôn là con bò hiền lành và thuần thục, nhưng khi anh An- phrết và chị Li- na cố dắt nó ra đường cái để dẫn về Cát- thun thì nó đá hậu lung tung và bỏ chạy, gầm lên kinh khủng, khiến mọi người ở cuộc bán đấu giá phải sững sờ. Có lẽ nó đã nhìn thấy các lực điền đánh nhau và nghĩ rằng người ta cần phải làm như thế ở cuộc bán đấu giá, nên cũng muốn tham dự. Dù sao chăng nữa thì nó cũng đã nổi điên lên thực sự, không ai có thể lại gần nó được. Anh An- phrết thử trước, sau đó đến bố của Ê- min, nhưng Rơ- la xông về phía họ với đôi sừng chúc xuống, rống lên giận dữ, cặp mắt hoang dại nẩy lửa khiến An- phrết và bố Ê- min phải chạy thục mông. Vài người khác định can thiệp, nhưng Rơ- la chống lại tất cả những ai vào bãi chăn rồi đuổi họ ra.
– Quả là bi kịch, – chị Li- na nói khi thấy các ông chủ trang trại, đầu tiên là chủ trang trại Bách- hô- va, rồi đến chủ trang trại Crắc- xtốp, rồi Nat- shớt, kế tiếp là Ba- xtơ- phôn và sau cùng là Bun- ten chạy thục mông, nhưng vẫn bị Rơ- la đuổi sát gót. Cuối cùng, bố Ê- min phải nổi xung, ông hét lên:
– Tao phải bỏ ra tám mươi cua- ron để mua cái con bò trời đánh thánh vật này đây à, mày đáng ăn đạn. Tìm cho tao khẩu súng mau lên! Nói đến đây ông rùng mình, song ông biết là con bò điên rồi, chẳng thể làm gì nữa. Những người khác cũng biết thế, nên ông chủ trại Bách- hô- va chạy đi tìm khẩu súng đã nạp đạn của mình đưa cho bố Ê- min.
– Anh hãy tự làm lấy đi, – ông ta nói. Nhưng Ê- min lại kêu lên:
– Đợi một chút. Các bạn biết rồi đấy, Ê- min rất thông minh. Cậu chạy tới bên bố, bảo:
– Nếu bố định bắn nó thật thì tốt hơn hết là cho con đi!
– Mày muốn lấy con bò điên này làm gì?- bố Ê- min hỏi.- Để đi săn sư tử chắc? Nhưng bố Ê- min biết là cậu rất yêu súc vật, nên ông đồng ý cho cậu mang con Rơ- la về Cát- thun, nó sẽ là con bò riêng của Ê- min, cho dù nó có điên hay không. Thế là Ê- min tiến lên trước mặt ông chủ trang trại Ba- xtơ- phôn. Cậu nói:
– Chính ông đã mua cả sáu con bò còn lại. ông sẽ trả cháu bao nhiêu tiền nếu cháu đưa những con bò của ông về tới trang trại xa như trang trại Cát- thun? Trang trại Ba- xtơ- phôn ở mãi tít phía bên kia xứ đạo. ông chủ trang trại Ba- xtơ- phôn biết rằng việc đưa sáu con bò về suốt đoạn đường ấy chẳng phải là dễ, vậy nên ông ta vội rút ngay khỏi túi đồng hai nhăm xu.
– Đi đi, – ông ta nói.
– Cầm lấy này! Hãy đoán xem Ê- min làm gì nào.
Cậu chạy xuyên qua bãi chăn bò, qua cả con Rơ- la, vào sâu trong sân trại, tháo dây buộc cho những con bò còn lại và dắt chúng đi về phía Rơ- la. Con vật thôi không kêu rống lên nữa, đưa mắt nhìn xuống: rõ ràng là nó xấu hổ vì đã hư đốn. Nhưng một con bò tội nghiệp biết làm gì được khi bị bắt phải đi một mình, xa rời chuồng trại cũ và những con bò khác mà nó từng sống cùng? Nó sợ hãi và hoang mang, nhưng chỉ mỗi Ê- min hiểu được điều đó. Bây giờ thì Rơ- la đang lóc cóc chạy theo sáu con bò kia ra đường cái, còn mọi người dự cuộc bán đấu giá thì cười lớn và nói:
– Thằng bé ở Cát- thun hóa ra cũng không đến nỗi ngu lắm. Anh An- phrết cũng cười vang. Anh nói:
– Nhà nuôi thú Ê- min Xven- xơn. Giờ thì em đã có một con ngựa, một con gà què và một con bò điên. Thế nào? Từng ấy con đối với em đủ rồi chứ? – Nhất định em sẽ có thêm, – Ê- min bình tĩnh đáp. Mẹ Ê- min đứng bên cửa sổ nhà bếp ngóng mọi người trong gia đình trở về. Bà trố mắt ra khi thấy một đám diễu hành oai nghiêm đang đi trên đường. Dẫn đầu là cái xe ngựa chở bò, rồi đến bố Ê- min, An- phrết, Li- na, con lợn nái và con gà què Lôt- ta, đang kêu cục cục rất sôi nổi vì vừa mới đẻ được một quả trứng. Tiếp đến bảy con bò cái đi thành một hàng dài. Cuối cùng là Ê- min cưỡi con Lu- cax. Cậu đang dùng cái xẻng nướng bánh điều khiển lũ bò đi theo hàng. Mẹ Ê- min lao ra cửa, I- đa bám theo sau.
– Những bảy con bò cái cơ à? – Bà kêu lên với bố Ê- min.
– Ai là kẻ khùng đấy, ông hay là tôi? – Không, chỉ có một con thôi, – bố Ê- min lầm bầm. ông còn lầm bầm thêm một lúc nữa vì ngại phải giải thích chi tiết mọi chuyện xảy ra ở cuộc bán đấu giá. Bà quay ra nhìn Ê- min trìu mến.
– Cầu Chúa phù hộ cho con, Ê- min, làm thế nào mà con đoán được mẹ vừa làm gãy cái xẻng nướng bánh mấy phút trước đây, lúc mẹ cho bánh vào lò? Nhưng rồi bà lại la lên khi trông thấy cái mũi của anh An- phrết đã to ra gấp đôi.
– Làm thế quái nào mà cái mũi anh lại thế kia? – bà hỏi.
– Chiến lợi phẩm thu được ở cuộc bán đấu giá Bách- hô- va đấy. Thứ bảy tuần tới tôi lại phải vác nó tới cuộc bán đấu giá ở Nat- shớt. Chị Li- na lầm lì trèo xuống xe ngựa. Tất cả những lời tán tỉnh và đùa cợt của chị đã tan biến.
– Chà, sao bộ mặt của cô buồn xỉu thế? – mẹ Ê- min hỏi.
– Có chuyện gì vậy? – Đau răng ạ, – chị Li- na buồn bã trả lời. ông chủ trang trại Crắc- xtốp mời chị ăn rất nhiều kẹo và những chiếc kẹo ấy càng làm chị đau răng thêm đến nỗi tưởng như đầu mình sắp sửa nổ tung. Nhưng dù đau răng hay không đau răng, thì chị vẫn đi thẳng ra bãi chăn để vắt sữa bò vì quá giờ vắt sữa từ lâu rồi.
Con Rơ- la cũng đã quá giờ vắt sữa từ lâu, cả những con bò khác mua ở cuộc bán đấu giá cũng thế. Chúng rống lên ầm ĩ làm mọi người phải chú ý.
– Nếu ông chủ trang trại Ba- xtơ- phôn không ở đây bắt sữa những con bò của ông ấy thì đâu phải lỗi tại mình,
– Ê- min nói và bắt đầu tự mình vắt sữa, trước tiên là Rơ- la rồi đến sáu con bò kia. Cậu vắt được sáu ga- lông sữa. Mẹ cậu cất hết vào hầm chứa để sau này làm pho- mát. Có rất nhiều pho- mát, đủ cho Ê- min và mọi người ăn trong một thời gian dài. Ê- min luộc ngay quả trứng mà con gà què Lôt- ta vừa đẻ trên đường về, đặt lên bàn bếp, trước mặt bố cậu. ông đang ủ rũ đợi bữa tối. Ga- lông (gallon): đơn vị đo lường chất lỏng ở Anh.
1 ga- lông bằng 4,54 lít.
– Đây là trứng con gà què Lôt- ta đấy, – Ê- min nói. Sau đó cậu rót đầy một cốc sữa tươi cho bố.
– Còn đây là sữa của con Rơ- la, – cậu tiếp. Bố cậu lẳng lặng ăn và uống, trong khi mẹ cậu cho bánh vào lò. Vắt sữa bò xong chị Li- na quay vào bếp. Chị ấn một củ khoai tây nóng vào chỗ răng đau, làm cho nó đau lên gấp bội, mặc dù chị đã biết trước điều đó.
– Nào, để xem mày thế nào, – chị bảo cái răng.
– Độc trị độc! Anh An- phrết cười phá lên.
– Ông chủ trang trại Crắc- xtốp thật là tốt khi đã mời cô ăn ngần ấy kẹo, đúng không? – anh hỏi.
– Nên lấy ông ta đi, Li- na ạ! Li- na khịt khịt mũi.
– Ông ta là một con dê già. ông ta năm mươi tuổi, còn tôi mới có hai nhăm. Chẳng lẽ anh lại nghĩ là tôi muốn lấy người gấp đôi tuổi tôi ư? – Thì có sao đâu, – Ê- min vội bảo.
– Điều đó chả ảnh hưởng gì cả.
– Có chứ, – chị nói.
– Bây giờ thì không sao, nhưng thử nghĩ xem, khi tôi năm chục thì ông ta đã một trăm tuổi, có trời mới biết được lúc đó những chuyện rắc rối nào sẽ xảy ra với tôi và ông ta.
– Cô tính toán giỏi đấy, – mẹ Ê- min nói và đóng sập cửa lò, sau khi cho ổ bánh cuối cùng vào lò.
– Đây là cái xẻng nướng bánh hảo hông đấy, Ê- min yêu quý ạ, – bà nói thêm. Khi bố Ê- min ăn trứng và uống sữa xong, Ê- min hỏi:
– Không biết con có phải vào kho ngồi không hả bố?
Bố Ê- min lầm bầm rằng những điều Ê- min nói và làm chưa tồi đến mức phải nhốt vào nhà kho, nhưng Ê- min bảo:
– Không, không, bố nói lời phải giữ lời chứ! Cậu trịnh trọng đi vào kho để dụng cụ và bắt đầu đẽo hình người gỗ thứ một trăm hăm chín. Lúc này con gà què Lôt- ta đang đậu trên thanh ngang chuồng gà, còn Rơ- la thì sung sướng đi lang thang trên đồng cỏ cùng với những con bò của trang trại Cát- thun. Một lúc sau, ông chủ trang trại Ba- xtơ- phôn mới đến nhận nó. ông và bố Ê- min tán chuyện gẫu về cuộc bán đấu giá rất lâu. Thành thử phải khá lâu sau bố Ê- min mới có thể đến để thả Ê- min ra. Bởi vậy khi ông chủ Baxtơ- phôn vừa ra về, ông lập tức đi ra phía kho để dụng cụ. Khi đến gần, ông thấy I- đa đang ngồi xổm trên cái ghế đẩu ngay sát bên ngoài khung cửa sổ nhà kho, tay bé cầm cái hộp bọc nhung có những vỏ sò ở trên nắp.
Bé nắm khư khư cái hộp trong tay như thể đó là một vật đẹp nhất của bé từ trước đến nay. Mà đúng là như vậy thật. Nhưng bố Ê- min lại càu nhàu: “Thật là đồ dở hơi. Một cái hộp bọc nhung cũ kỹ!” Bé không nhận thấy bố đang đi đến, cho nên bé ngoan ngoãn nhắc lại những từ Ê- min ở trong bóng tối nhà kho thì thầm. Bố Ê- min tái mặt đi khi nghe bé nói, bởi vì ông là người trông coi nhà thờ, và những từ thô lỗ chưa bao giờ được thốt ra ở Cát- thun.
– Im đi, I- đa!
– Bố Ê- min gầm lên khi ông thò tay qua cửa sổ túm lấy cổ áo Ê- min.
– Thằng khốn nạn, có phải mày ngồi đấy dạy em mày nói tục không? – Không, có phải con đâu, – Ê- min đáp.
– Con chỉ bảo em là không bao giờ được nói “đồ quỷ tha ma bắt” và con dạy em không được nói nhiều từ khác. Vậy là giờ đây bạn đã biết Ê- min làm gì hôm 12 tháng 6. Và nếu quả thật cậu bé không đáng yêu đi chăng nữa, thì bạn cũng phải công nhận rằng cậu mua những thứ rất khôn ngoan. Bây giờ hãy đếm tất cả những thứ cậu có được trong ngày hôm đó nào: một con bò cái tốt, một con gà mái mắn đẻ, một cái xẻng nướng bánh, và đủ sữa bò để làm rất nhiều pho- mát. Thứ duy nhất mà bố Ê- min có thể cằn nhằn về giá trị là cái hộp nhung cũ kỹ, mặc dù bé I- đa rất yêu nó. Bé cất kéo, đê khâu, quyển bài hát xinh xinh được thưởng ở Trường Chủ Nhật, một mẩu thủy tinh màu xanh da trời cùng với dải buộc tóc màu đỏ của mình vào hộp. Khi Ê- min cho bé cái hộp, bé đã vứt luôn bọc thư cũ ở trong đó xuống sàn nhà. Nhưng vào chiều thứ bảy, khi Êmin được phép ra khỏi kho dụng cụ, cậu vào bếp, nhìn thấy bọc thư nằm trong góc nhà, liền nhặt lên. Anh An- phrết đi quanh quẩn đập ruồi để chị Li- na không bị ruồi bay vào bếp quấy nhiễu ngày chủ nhật. Ê- min cho anh xem bọc thư.
– Anh không biết những thứ này lọt vào tay em khi nào đâu, – Ê- min nói.
– Nếu em phải gửi cho ai một bức thư, thì em đã có sẵn một đống thư viết trước đây rồi. Trên cùng cái gói là một bức thư gửi từ Mỹ. Khi vừa nhìn thấy nó, Ê- min thổi sáo vang.
– Nhìn này, anh An- phrết. Chúng ta có thư đây này. An- đri- an là con cả của gia đình trang trại Bách- hô- va. Anh đã đi Mỹ từ lâu và suốt thời gian đó chỉ gửi thư về nhà có đúng một lần. Tất cả mọi người ở Lơn- nơbéc- gơ đều biết như vậy và họ căm giận anh ta, bởi vì họ cảm thấy thương cho bố mẹ anh ta. Anh ta viết gì trong thư thì không ai biết, bởi vì mọi người ở Bách- hô- va giữ kín chuyện ấy.
– Bây giờ chúng ta có thể biết nội dung bức thư này viết gì rồi, – Ê- min nói. Cậu là một cậu bé thông minh và cậu tự học đọc. Cậu mở thư, đọc to lên cho anh An- phrết nghe. Bức thư ngắn quá mức, nên đọc chẳng mất mấy thời gian. Trong thư chỉ viết: “Coong nhìn thấy coong gấu. Gựi địa chỉ cho coong. Tạm biệt”.
– Bức thư này sẽ chẳng được tích sự gì cho em cả.
– Ê- min nói. Nhưng mà được đấy. Và tối đến. Ngày thứ bảy, 12 tháng 6 đã sắp qua, màn đêm buông xuống trang trại Cát- thun. Tất cả mọi người, cũng như gia súc đều đi ngủ. Tất cả mọi người, trừ Li- na
– Chị bị đau răng. Chị nằm thức trắng, thở ngắn than dài và rên rỉ suốt đêm tháng 6 ngắn ngủi cho mãi đến khi bước sang một ngày mới. Cũng là một ngày mới của Ê- min nữa. Chủ nhật, ngày 13 tháng 6, Ê- min dũng cảm thử nhổ răng cho chị Li- na ba lần và sau đó thì tô mặt I- đa xanh lè.
Bò cần phải được vắt sữa, kể cả chủ nhật. Năm giờ sáng, chuông đồng hồ báo thức đã đổ dồn ở trong bếp.
Chị Li- na loông choông xuống giường, răng đau khủng khiếp. Chị nhìn vào gương rồi thét lên the thé. Trời ơi, trông chị mới đáng sợ làm sao. Má phải của chị sưng phồng lên như cái bánh sữa lớn. Không, thậm chí còn hơn thế. Chị òa khóc. Thật là xấu hổ, bởi chính hôm nay là ngày cả làng sẽ tới trang trại Cát- thun để uống cà- phê sau khi đi lễ nhà thờ về. “Mình không thể để làng nước nhìn thấy cái mặt méo xệch của mình”.
Chị rên rỉ, và vừa vắt sữa bò, vừa sụt sùi. Chị chẳng phải lo nghĩ về cái mặt lệch của mình nhiều vì chẳng mấy chốc, khi đang ngồi trên ghế vắt sữa bò, một con ong bắp cày bay đến đốt ngay vào má trái. Có thể nghĩ là bây giờ hẳn chị đã vui lên, vì má trái tức thời sưng tấy lên ngang với má phải. Bây giờ chị đã có được điều mong muốn: cả hai má đã cân nhau
– Nhưng chị lại còn khóc khỏe hơn. Khi chị vào bếp mọi người đang ngồi ăn sáng bên bàn. Ai nấy tròn xoe mắt nhìn chị xuất hiện ở cửa ra vào với cái má sưng phồng, còn đôi mắt thì mọng đỏ. Khổ thân chị. Chỉ nhìn thấy chị thì đã muốn khóc rồi, thế mà Ê- min lại cười phá lên. Thật chẳng hay chút nào. Cậu vừa định uống sữa thì chị Li- na vào. Thoáng trông thấy hình chị qua miệng cốc thủy tinh, cậu hắt hơi mạnh đến nỗi sữa bắn cả vào cái áo chẽn mặc ngày chủ nhật của bố. Rồi anh An- phrết cũng cười khẩy. Mẹ Ê- min nghiêm mặt nhìn Ê- min và anh An- phrết, bảo chẳng có chuyện gì đáng cười cả. Nhưng khi lau sữa ở áo của bố Ê- min, bà ngoái nhìn lại chị Li- na lần nữa và hiểu được tại sao Ê- min hắt hơi, mặc dù bà rất thương chị.
– Tội nghiệp, – bà nói.
– Trông cô thật đáng sợ. Cô đành phải lánh mặt đi khi khách đến thôi. Còn Ê- min, con hãy chạy đến chỗ bà Crô- xa Ma- da nhờ bà ấy đến giúp chúng ta tiếp cà- phê nhé. Dân làng Lơn- nơ- béc- gơ thích uống cà- phê sau khi đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, cho nên mọi người ở khắp các trang trại đều rất phấn khởi khi nhận được bức thư mẹ Ê- min gửi: “Thưa các quý ông, quý bà. An- ma và An- tôn Xven- xơn ở trang trại Cát- thun làng Lơnnơ- béc- gơ trân trọng kính mời các quý ông, quý bà tới dự bữa cà- phê sau buổi lễ nhà thờ ngày chủ nhật này”.
Đã đến giờ phải đi lễ nhà thờ. Bố mẹ Ê- min đứng dậy. Dĩ nhiên là họ phải đến nhà thờ sớm nhất thì mới có thể về kịp để chuẩn bị cà phê. Ê- min vâng lời mẹ đến nhà bà Crô- xa Ma- da. Sáng hôm nay thật là đẹp, cậu vừa huýt sáo, vừa rẽ vào con đường mòn dẫn đến ngôi nhà nhỏ của bà Ma- da ở trong rừng. Nếu bạn đã có lần vào rừng ở Xméc- len vào sáng sớm hè tháng 6, bạn hẳn sẽ biết rõ về nó. Khắp rừng chỗ nào cũng có chim cu gọi bầy và chim công đen hót ríu rít bên tai; con đường rải lá thông êm mượt dưới chân, ánh nắng ấm áp dịu dàng mơn man trên cổ. Mùi nhựa thông và linh sam tỏa ra ngào ngạt. Còn ở những khoảng rừng trống thì trắng một màu hoa dâu dại. Ê- min say sưa với cảnh đẹp đến nỗi quên cả thời gian, nhưng cuối cùng cậu cũng tới được ngôi nhà của bà Crô- xa Ma- da. Thật khó mà nhận ra căn lều xiêu vẹo, nhỏ bé và xám xịt giữa đám cây thông. Bà Crô- xa Ma- da đang ngồi trong nhà dán mắt đọc Bản tin “Tin tức hàng ngày ở Xméc- len”.
– Bệnh sốt phát ban đã lan tới Giôn- cô- pinh, – bà nói xong mới đáp lời chào Ê- min; bà gí tờ báo lên sát mũi Êmin để cậu tự đọc lấy. Đúng vậy, bệnh sốt phát ban làm chết hai người ở Giông- cô- pinh, còn bà Crô- xa Mada thì lắc lư đầu khoái chí.
– Sốt phát ban là một căn bệnh khủng khiếp, – bà nói.
– Và chẳng mấy chốc nó sẽ lan đến Lơn- nơ- béc- gơ. Hãy nhớ kỹ điều đó!
– Nhưng tại sao cơ chứ? Nó lan đến đây bằng cách nào ạ? – Ê- min hỏi.
– Hàng triệu mầm bệnh sốt phát ban sẽ bay đi khắp Xméc- len như hạt những cây bồ công anh Trung Quốc ấy,
– Bà Crô- xa Ma- da đáp, – cho dù cháu có đứng ở đây nó cũng bay tới
– Cầu trời hãy cứu giúp những người mắc bệnh.
– Thế bệnh sốt phát ban nó như thế nào ạ? Nó có giống bệnh dịch hạch không? – Ê- min hỏi. Cậu đã nghe bà Crô- xa Ma- da kể về bệnh dịch hạch. Bà theo dõi tất cả các loại bệnh tật và các loại sốt dịch. Bà đã kể cho cậu là bệnh dịch hạch hồi xưa, xưa lắm rồi, đã làm chết gần hết dân Xméc- len. Thử nghĩ xem, nếu bệnh sốt phát ban mà như thế thì… eo ôi! Bà Crô- xa Ma- da nghĩ ngợi một lúc.
– Ồ đúng đấy, bệnh đó giống bệnh dịch hạch, – bà hài lòng nói.
– Bà không dám chắc lắm, nhưng bà nhớ hình như đầu tiên mặt người ta trở nên xanh lè và sau đó thì chết. ồ đúng rồi, sốt phát ban là căn bệnh khủng khiếp. si chao! Nhưng Ê- min vội kể cho bà chuyện chị Li- na đau răng, má chị đang sưng tướng lên, đúng lúc khách khứa sắp sửa đến uống cà- phê tại nhà cậu sau khi đi lễ nhà thờ về, bởi vậy bà Crô- xa Ma- da hứa sẽ đến ngay Cát- thun để giúp. Ê- min về nhà, thấy chị Li- na đang ngồi trên thềm bếp rên rỉ vì răng đau. Anh An- phrết và I- đa đứng bên cạnh, không biết làm thế nào cả.
– Chỉ có đúng một cách thôi, cô hãy đến chỗ ông Xme
– Pe- lơ, – anh An- phrết nói. Xme
– Pe- lơ là ông thợ rèn ở Lơn- nơ- béc- gơ. ông cũng là chuyên gia nhổ răng bằng chiếc kìm to phát khiếp.
– Thế ông ta đòi tiền công nhổ một cái răng bao nhiêu? – chị Li- na khụt khịt hỏi.
– Mỗi giờ một cua- ron, – anh An- phrết đáp. Chị Li- na rùng mình khi nhận ra tiền công quá đắt, mà thời gian thì lại quá lâu. Ê- min nghĩ rất lung, sau đó cậu nói:
– Em có thể nhổ răng cho chị nhanh hơn và rẻ hơn. Em biết cách làm rồi. Rồi cậu trình bày với chị Li- na, anh An- phrết và bé I- đa rõ ý định của cậu.
– Em chỉ cần có hai thứ: Lu- cax và một sợi chỉ khâu giày dài. Em sẽ buộc đầu sợi chỉ vào răng chị Li- na, đầu kia em buộc vào sau thắt lưng em. Sau đó em sẽ cho Lu- cax phi nước kiệu và “phựt”
– Cái răng sẽ rơi ra.
– “Phựt”
– Cái răng rơi ra. Chị cảm ơn em nhiều lắm, – chị Li- na đáp.
– Nhưng chị không thích cái trò phi nước kiệu ấy đâu. Đúng lúc đó, cái răng của chị lại nhức nhối và điều đó buộc chị phải thay đổi quyết định. Chị thở dài:
– Thôi được, đành phải thử vậy. Cầu Chúa che chở cho con! si, khổ thân con!
– Chị nói rồi chạy đi tìm sợi chỉ. Thế là Ê- min làm đúng như đã nói. Cậu dẫn Lu- cax đến bên thềm bếp, và khi đã buộc xong cả hai đầu sợi chỉ, cậu nhảy lên lưng Lu- cax. Chị Li- na đáng thương bị buộc vào sau đuôi ngựa vừa khóc thút thít vừa rên rỉ. Bé I- đa lo sợ run người, nhưng anh An- phrết lại vui vẻ bảo:
– Nào, bây giờ chỉ còn đợi nghe tiếng “phựt”. Ê- min thúc ngựa phi.
– Anh em mình sẽ nghe thấy ngay thôi mà, – I- đa đáp. Nhưng không phải thế. Bởi vì chị Li- na cũng phi nước kiệu. Chị sợ khi sợi chỉ kéo căng ra là cái răng sẽ rơi ra, đến nỗi chị hoảng sợ khủng khiếp lao về phía trước nhanh y như Lu- cax. Ê- min hét bảo chị dừng lại, song chị vẫn chạy, sợi chỉ vẫn trùng và chả nghe thấy có tiếng “phựt” nào hết. Tuy vậy Ê- min đã nhất quyết giúp chị Li- na nhổ răng, cho nên cậu hướng về phía hàng rào gần nhất và cho Lu- cax phi qua. Chị Li- na chạy theo sau và, không kịp suy nghĩ, cũng lao qua đó, Bé I- đa nhìn theo và người ta có thể dám chắc là sẽ không bao giờ bé quên được cảnh chị Li- na với hai má sưng phồng, đôi mắt lồi ra cùng sợi chỉ lúng búng trong miệng
– Nhảy qua hàng rào và gào lên:
– Dừng lại đi, dừng lại đi, chị không muốn nó rơi “phựt” đâu! Sau đó chị Li- na lại xấu hổ vì chị đã làm hỏng việc, nhưng đã quá muộn rồi. Chị lại ngồi xuống thềm bếp, đau khổ ôm lấy cái răng đau. Mặc dù thế, Ê- min vẫn chưa từ bỏ ý định.
– Em sẽ nghĩ cách khác vậy, – cậu bảo.
– Ừ, nhưng em hãy nghĩ ra cách gì đó mà không nhanh như thế được không? – chị van nài.
– Cái răng đáng ghét ấy không cần phải rơi “phựt” ra đâu. Em có thể nhổ từ từ thôi cũng được! Sau khi suy nghĩ một lúc, Ê- min đã tìm ra cách. Chị Li- na phải ngồi xuống đất, dựa lưng vào cây lê, và, trong lúc anh Anphrết cùng bé I- đa tò mò xem, thì Ê- min trói chặt chị vào thân cây bằng sợi dây thừng rất chắc.
– Để xem chị chạy đâu cho thoát, – cậu nói. Rồi cậu cầm lấy sợi chỉ vẫn đang buộc trong miệng Li- na đi tới bên chiếc máy mài mà anh An- phrết vẫn thường dùng để mài lưỡi hái, còn bố Ê- min thường dùng để mài dao và rìu. Cậu buộc sợi dây vào tay quay, sau đó bắt đầu quay.
– Chiếc răng sẽ không bị nhổ nhanh đến mức kêu “phựt” ra. Nó chỉ kêu “đrừ, đrừ”. Nó sẽ được nhổ từ từ theo ý chị muốn, – Ê- min nói. Bé I- đa sợ run người, chị Li- na thì rú lên, còn Ê- min bắt đầu quay cái tay quay. Đầu tiên sợi chỉ còn chùng sát đất, sau căng dần, khiến chị Li- na càng sợ. Nhưng lúc này chị không chạy đi đâu được nữa.
– Tiếng “đrừ, đrừ” chuẩn bị kêu này, – bé I- đa bảo. Nhưng lúc đó chị Li- na lại gào lên:
– Dừng lại, chị không chịu được đâu! Trong nháy mắt chị đã rút từ túi tạp dề ra cái kéo nhỏ và cắt đứt sợi chỉ.
Sau đó chị lại xấu hổ và còn đau khổ hơn, bởi chị thực sự muốn nhổ răng. Thật là buồn cười. Cả Ê- min, cả anh An- phrết và bé I- đa đều không hài lòng chút nào. Ê- min nói:
– Chị đi mà ngồi đó với cái răng đau, em sẽ không quấy rầy chị nữa đâu. Chị Li- na đành phải nói với Ê- min thử lại một lần nữa, chị sẽ không làm điều gì ngốc nghếch. Chị hứa đấy.
– Lần này cái răng sẽ bị nhổ bật, kể cả việc nếu chị có phải chết, – chị Li- na nói.
– Mang thêm chỉ ra đây đi.
Ê- min đồng ý thử lại lần nữa, và anh An- phrết cùng với I- đa nét mặt đều tươi hẳn lên khi nghe thấy thế.
– Em vẫn nghĩ làm nhanh gọn là tốt nhất, – Ê- min bảo.
– Nhưng lần này em sẽ làm cách tương tự mà chị không thể làm hỏng việc được, cho dù chị có sợ đến đâu chăng nữa. Và, vốn có tài phát minh, Ê- min mau chóng nảy ra một ý nghĩ mới.
– Chúng em sẽ đưa chị lên nóc chuồng bò, sau đó chị hãy nhảy xuống đống cỏ khô. Và trong khi chị đang ở lưng chừng thì cái răng đã nhổ ra nghe đánh “phựt” rồi.
– “Phựt”, – I- đa vừa nói vừa rùng mình. Mặc dù đã hứa, chị Li- na vẫn không chịu leo lên mái nhà.
– Chẳng ai lại bày ra được những cách khủng khiếp như Ê- min, – chị kêu lên và ngồi lì trên thềm bếp. Nhưng cái răng làm chị ngày càng đau khổ hơn. Cuối cùng, chị đành đứng lên, thở dài:
– Thôi được, đành thử cách đó vậy, chị có chết cũng cam lòng! An- phrết vội đặt cái thang tựa vào đầu hồi chuồng bò. Ê- min trèo lên. Cậu cầm chắc sợi chỉ trong tay, dắt chị Li- na như cầm dây dắt chó. Chị ngoan ngoãn leo lên theo sau cậu, miệng không ngớt than vãn. Ê- min cầm theo cái búa và cả một cái đinh sáu phân.
Ngay sau khi đóng cái đinh rất chắc vào nóc nhà, cậu buộc đầu dây kia vào. Mọi thứ thế là đã sẵn sàng.
– Nào, nhảy đi!
– Ê- min ra lệnh. Tội nghiệp chị Li- na. Chị ngồi dang hai chân trên nóc nhà, và nhìn xuống đất, kêu não ruột.
Chị thấy anh An- phrết và bé I- đa đang ngẩng mặt lên nhìn: họ đang đợi chị bay từ trên trời xuống như một ngôi sao chổi và hạ cánh trên đống cỏ khô. Li- na càng la dữ dội hơn:
– Chị không thể, chị không thể!
– Được thôi, nếu chị muốn giữ lại cái răng tồi tệ thì kệ chị đấy, – Ê- min dọa. Điều đó làm chị Li- na càng kêu to hơn. Thế là chị run rẩy đứng lên mép mái nhà, nghiêng ngả như cây linh sam trong cơn bão. Bé I- đa lấy tay che mặt, không dám nhìn.
– Trời ơi là trời!
– Chị rên rỉ. Nhảy từ trên nóc chuồng bò xuống thì quả cũng ghê, ngay cả đối với người không bị đau răng.
Nhưng vì chị biết là cái răng sẽ bị nhổ đánh “phựt”, nên điều đó lại càng quá sức chịu đựng của chị.
– Nhảy đi, Li- na, – anh An- phrết gọi.
– Nhảy đi! Chị Li- na rên lên, nhắm chặt mắt lại.
– Em sẽ đẩy chị xuống, – Ê- min nói. Cậu vốn là một cậu bé tốt bụng. Cậu chỉ vừa mới chạm nhẹ một ngón tay vào lưng chị, chị đã rơi xuống, thét toáng lên. Đúng là có một tiếng “phựt” nhỏ, nhưng đó lại là tiếng cái đinh sáu phân bật ra khỏi mái nhà. Chị Li- na nằm trên đống cỏ khô, cái răng vẫn còn nguyên trong miệng chị, còn cái đinh thì lủng lẳng đầu kia sợi chỉ. Chị bực mình với Ê- min:
– Em có thể nghĩ ra những trò nghịch thông minh cho mình, nhưng khi cần nhổ răng thì em lại không được sáng dạ cho lắm. Dù sao việc chị Li- na bực mình cũng có cái hay, bởi vì trong cơn giận dữ, chị đã đến ngay nhà bác Xme
– Pe- lơ. Bác kẹp chặt răng chị trong hai gọng kìm khủng khiếp và nhổ “phựt” nó ra. Sau đó chị Li- na ném cái răng vào đống sắt vụn của bác Xme
– Pe- lơ rồi bỏ về nhà.
Bạn đừng tưởng là trong lúc đó Ê- min chịu ngồi không. Anh An- phrết nằm ngủ trên bãi cỏ dưới gốc lê, nên lúc ấy Ê- min chẳng có trò vui nào cả. Cậu bèn vào phòng ngủ chơi với bé I- đa chờ bố mẹ đi lễ nhà thờ về để bắt đầu dùng cà- phê.
– Giả vờ anh là bác sĩ ở Ma- ri- an- ne- lun nhé, – Ê- min nói.
– Còn em là đứa bé bị bệnh mời anh đến chữa.
– Bé I- đa đồng ý ngay lập tức. Bé cởi bớt áo, rồi leo lên giường. Ê- min nghe họng, nghe tim phổi cứ y như một bác sĩ chính cống vậy.
– Tôi có bị làm sao không ạ? – I- đa hỏi. Ê- min suy nghĩ chốc lát và bỗng nảy ra một ý.
– Cô bị sốt phát ban đấy, – cậu nói.
– Đó là một căn bệnh khủng khiếp. Rồi cậu nhớ lại những gì bà Crô- xa Ma- da đã nói
– Khi bị sốt phát ban, mặt người ta sẽ xanh đi
– Bà thông thạo những chuyện như vậy. Ê- min nhìn quanh cố kiếm cái gì đấy để bôi mặt I- đa thành màu xanh.
Cậu thấy lọ mực của mẹ để trên bàn làm việc. Mẹ thường chấm mực để ghi lại những trò đùa nghịch của Êmin vào vở và viết thiếp mời mọi người tới uống cà- phê sau khi đi lễ nhà thờ. Trên bàn còn có một thiếp mời thừa. Ê- min đọc một ít, đến đoạn: “Kính mời các quý ông quý bà” thì cậu thật cảm phục vì mẹ cậu viết rất hay và bày tỏ tình cảm rất thanh lịch, tao nhã. Chắc mẹ không cần cái thiếp thừa này nữa nên Ê- min vò nát tờ giấy thành viên nhỏ để có thể chấm vừa lọ mực. Khi đã thấm đẫm mực, cậu lôi viên giấy ra, kẹp giữa ngón trỏ và ngón cái rồi đến bên I- đa.
– Bây giờ thì em sẽ biết bệnh sốt phát ban trông nó như thế nào, – cậu nói, còn bé I- đa thì thích thú cười khúc khích.
– Em hãy nhắm tịt mắt lại để mực không giây vào nhé, – Ê- min bảo, sau đó cậu tô mặt bé I- đa xanh lè. Vốn là một cậu bé thận trọng nên Ê- min đã chừa ra hai vòng trắng to quanh mắt. Chính vì thế mà trông bé I- đa có vẻ ốm nặng đến nỗi Ê- min cũng thấy sờ sợ.
– Úi chà!
– Ê- min thốt lên.
– Bà Crô- xa Ma- da nói đúng quá. Sốt phát ban quả là căn bệnh khủng khiếp. Trong lúc ấy, bà Crô- xa Ma- da tập tễnh bước ra khỏi rừng. Tới con đường mòn dẫn đến trang trại Cát- thun, bà gặp chị Li- na đang đi từ nhà bác Xme
– Pe- lơ về.
– Cái răng cô thế nào rồi? – bà Crô- xa Ma- da sồn sồn hỏi.
– Tôi biết đâu được đấy, – Li- na đáp.
– Cô nói gì cơ, cô mà lại không biết ư? – à, nó đang nằm trong đống sắt vụn ở nhà bác Xme
– Pe- lơ rồi, đúng là đồ bẩn thỉu. Nhưng tôi còn mong cho nó đau thật nhiều vào, để cho nó phải gầm lên ở trong đống sắt vụn ấy. Chị Li- na cảm thấy vui hẳn. Mặt chị không còn sưng như trước nữa. Chị tới bên gốc lê cho anh An- phrết xem cái lỗ răng trong miệng. Bà Crô- xa Ma- da vào bếp chuẩn bị cà- phê. Bà nghe tiếng bọn trẻ trong phòng ngủ nên muốn sang chào bé I- đa yêu quý của bà. Nhưng khi nhìn thấy bé ngồi dựa vào chiếc gối trắng, cái mặt thì xanh lè, bà la lên:
– Cái quái gì thế này, hả? – Bệnh sốt phát ban đấy ạ, – Ê- min cười điệu. Lúc đó có tiếng ồn của đoàn xe ngựa đi trên đường vọng tới. Họ đi lễ nhà thờ về. Bố mẹ Ê- min đi về cùng với khách khứa do ông linh mục dẫn đầu.
Sau khi đã buộc ngựa vào chuồng, họ vui vẻ bước lên nhà, háo hức chờ uống cà- phê. Nhưng bà Crô- xa Mada đã xuất hiện trên thềm nhà và la toáng lên:
– Các ông các bà hãy rời đi ngay, trong nhà này có bệnh sốt phát ban đấy!
– Mọi người sợ hãi đứng sững lại, nhưng mẹ Ê- min nói:
– Bà nói gì vậy? Ai bị sốt phát ban? Bỗng nhiên bé I- đa xuất hiện ở ngưỡng cửa, sau lưng bà Crô- xa Ma- da.
Cô bé mặc chiếc váy ngủ, khắp mặt xanh lè, trừ hai vòng trắng quanh mắt:
– Con ạ, – bé vừa vui vẻ cười khúc khích, vừa đáp. Mọi người cười ồ lên, trừ bố Ê- min. ông chỉ nói lớn:
– Thằng Ê- min đâu rồi? Nhưng Ê- min đã biến mất. Suốt lúc uống cà- phê không ai thấy cậu đâu cả. Sau bữa uống cà- phê, ông linh mục vào bếp an ủi bà Crô- xa Ma- da. Bà ngồi đó hờn dỗi vì thực sự chẳng có ai bị sốt phát ban cả. Thế rồi xảy ra một chuyện đặc biệt. ông linh mục an ủi bà Crô- xa Ma- da xong, chợt nhìn thấy bọc thư của Ê- min nằm trên ghế.
– A ha, – ông kêu lên và chộp lấy bức thư do anh An- đri- an gửi từ Mỹ về.
– Thật không thể ngờ được, đúng là con tem mà mình tìm kiếm bấy lâu nay! Bạn thấy đấy, ông linh mục là người sưu tầm tem và ông biết giá trị của những con tem kiếm được. Ngay lập tức, ông trả bốn mươi cua- ron để lấy chiếc tem ở bức thư của anh An- đri- an. Bố Ê- min há hốc miệng khi nghe nói đến số tiền khổng lồ đó. Ông bực tức lắc đầu. Ê- min luôn gặp may. Đúng vậy. Giờ thì chiếc hộp bọc nhung cũ kỹ lại trở thành một món hời: thứ tốt nhất mà Ê- min mua được ở cuộc bán đấu giá hôm nọ.
– Với bốn mươi cua- ron này, mình có thể mua được một nửa con bò, – bố Ê- min bực bội nói. Lúc này, Ê- min không thể trốn trong cái thùng rượu lâu hơn được nữa. Cậu nhấc cái nắp lên, nhô đầu ra ngoài và tò mò hỏi:
– Nếu bố định mua nửa con bò thì bố sẽ mua nửa uống được, hay nửa vẫy đuôi được? – Ê- min, vào kho ngay, – bố Ê- min gầm lên. Ê- min đã vào kho nhưng phải là sau khi ông linh mục đưa cho cậu bốn đồng mười cuaron mới tinh. Ngày hôm sau, cậu đến trang trại Bách- hô- va và gửi trả lại nửa số tiền cùng với bức thư của anh An- đri- an. Gia đình Bách- hô- va cảm ơn rối rít. Cậu lại phi ngựa về nhà tiếp tục những trò mới.
– Con sẽ đi chu du vài cuộc bán đấu giá nữa, – cậu nói khi trở về nhà.
– Bố thấy ý kiến của con có đúng hay không? Bố cậu lầm bầm điều gì đó, chẳng ai nghe rõ. Nhưng suốt chiều chủ nhật, sau bữa cà- phê, Ê- min lại ngồi trong kho, đẽo hình người thứ một trăm ba mươi cho đến khi cậu sực nhớ ra rằng hôm nay là chủ nhật, mà người ta không nên dùng dao vào ngày này vì đó là một tội lỗi khủng khiếp. Có lẽ, người ta cũng không nên nhổ răng hay tô mặt xanh lè. Cậu ngồi trên khúc gỗ đã bị đẵn, trong khi ngoài trời bóng tối đang dần buông, suy nghĩ về những tội lỗi của mình. Cuối cùng, cậu chắp tay cầu nguyện: “Lạy Chúa, Ê- min Xven- xơn ở trang trại Cát- thun làng Lơn- nơ- béc- gơ kính cẩn cầu xin Chúa hãy ngăn chặn ngay những trò nghịch ngợm của cậu ấy”. Người ta không thể không buồn thay cho bố Ê- min được bởi vì những món đồ ngớ ngẩn của cậu con lại lần lượt trở nên có ích, trong khi bản thân ông chỉ mang từ cuộc bán đấu giá về nhà độc một con lợn nái. Và thử tưởng tượng xem thật không ai ngờ cái con vật kinh tởm ấy đẻ ra mười một lợn con trong một đêm và đã ăn thịt mất mười con – những con lợn nái đôi khi thường ăn thịt con. Đáng lẽ con lợn con thứ mười một cũng phải chết nốt đấy nếu không có Ê- min cứu. Đêm đó Êmin thức dậy vì cậu bị đau bụng, phải đi ra ngoài. Khi đi ngang qua chuồng lợn, cậu nghe thấy tiếng lợn con kêu rít lên. Ê- min đạp cửa chuồng. Cậu đã đến đúng lúc và giật được con lợn nhỏ bé cuối cùng khỏi mõm con lợn mẹ độc ác. Nó quả là một con lợn nái dữ tợn, nhưng dù sao, nó cũng bị bệnh dịch và ba ngày sau thì chết. Tội nghiệp bố Ê- min, giờ đây tất cả những thứ ông còn lại sau cuộc bán đấu giá ở Bách- hô- va chỉ là một con lợn bé tí.
– Ở Bách- hô- va chỉ toàn là khổ sở và rủi ro!
– Ông nói với mẹ Ê- min khi bắt đầu đi ngủ đêm hôm đó.
– Những con vật của họ bị nguyền rủa, điều đó rõ quá còn gì? Ê- min nằm trên giường lắng nghe và chúi mũi vào tấm ga trải giường.
– Con sẽ lấy con lợn con, – cậu nói.
– Con chẳng bận tâm đến việc nó bị nguyền rủa. Nhưng bố Ê- min không thích điều đó.
– Mày thì luôn luôn muốn có nữa, có nữa, – ông chua xót nói.
– Thế còn tao thì sao? Chẳng lẽ tao không bao giờ có được một cái gì ư? Ê- min nghe thế liền im ngay và không nói đến chuyện con lợn con nữa. Nó là một con vật ốm yếu và lúc nào cũng run lẩy bẩy.
– Chắc chắn lời nguyền rủa đã làm cho nó mất hết sức lực, – Ê- min tự nhủ. Cậu nghĩ, một con lợn bé nhỏ chưa hề làm hại ai mà phải chịu cảnh như vậy thì thật là kinh khủng. Mẹ Ê- min cũng nghĩ vậy: “Khổ thân con lợn bé bỏng”. Chị Li- na rất quý súc vật, đặc biệt là con lợn con này.
– Khổ thân con lợn bé bỏng, – chị nói.
– Chẳng bao lâu nó sẽ chết mất thôi. Nhất định nó đã phải chết, nếu Ê- min không mang nó vào bếp và nuôi như mẹ nuôi con. Cậu cho lợn con uống sữa bằng bình sữa trẻ con; cuốn nó vào cái chăn mềm và đặt nó vào “giường” là một cái giỏ. Anh An- phrết theo dõi Ê- min đang cho con lợn tội nghiệp ăn và hỏi:
– Nó bị làm sao vậy? – Nó đã bị nguyền rủa nên không ăn được, – Ê- min nói.
– Nhưng ta hãy đợi xem. Bị nguyền rủa hay không thì cháu vẫn sẽ chăm nom cho con lợn con này. Cháu đã quyết định rồi. Và cậu đã làm đúng như vậy. Không lâu sau con lợn đã trở thành một con vật nhanh nhẹn, béo tròn và hồng hào.
– Lợn Xíu ơi, tao nghĩ là mày sẽ bình thường mà, – chị Li- na nói.
– Lợn Xíu, – chị nhắc lại. Và cái tên đó được đặt luôn cho con lợn nhỏ.
– Đúng, nó sẽ bình thường trở lại, – bố Ê- min nói.
– Mày đã làm được một việc tốt, Ê- min ạ. Ê- min rất vui khi được bố khen, cậu vội hỏi:
– Con phải cứu sống nó bao nhiêu lần thì bố mới cho con? Bố Ê- min chỉ “hừm” và nghiêm mặt lại, cho nên Êmin im ngay và suốt một thời gian không nhắc đến chuyện con lợn nữa. Giờ thì Lợn Xíu lại được cho vào chuồng, nhưng nó không thích lắm. Nó thích chạy lon ton theo Ê- min như một con chó con, còn Ê- min thì gần như luôn luôn cho phép nó chạy theo.
– Nó nghĩ anh là mẹ nó đấy, – bé I- đa nói. Và có lẽ Lợn Xíu cũng nghĩ vậy, bởi vì vừa nhìn thấy Ê- min, nó đã lao vội về phía cậu, ủn ỉn vui mừng. Nó muốn ở bên Ê- min, thỉnh thoảng được Ê- min gãi lưng.
– Mình có tài gãi cho lợn, – cậu bảo, khi ngồi duỗi chân trên ghế dài dưới cây anh đào gãi cho Lợn Xíu. Nó đứng lim dim mắt, thỉnh thoảng lại ụt ịt tỏ vẻ khoái chí. Mùa hè đến, rồi đi. Quả anh đào đã chín đỏ cây phía trên chỗ đất Lợn Xíu đứng để được gãi. Đôi khi Ê- min hái xuống cả một nắm anh đào cho Lợn Xíu ăn; nó cũng thích anh đào hệt như thích Ê- min. Con lợn tin chắc là nó có thể sống tốt đẹp nếu ở với Ê- min. Ê- min cũng yêu Lợn Xíu và ngày một yêu hơn. Có lần ngồi gãi lưng cho Lợn Xíu, cậu suy nghĩ xem mình thực sự yêu nó đến mức nào, và điều đó làm cậu liên tưởng đến những người khác cậu yêu. Cậu nghĩ trước tiên đến anh An- phrết, rồi đến con Lu- cax, bé I- đa và rồi Lợn Xíu. Nhưng, ối chà, mình quên mất mẹ
– Tất nhiên là yêu mẹ, nhưng cũng yêu anh An- phrết, Lu- cax, I- đa và Lợn Xíu. Rồi cậu nhíu mày và nghĩ rất lung. “Còn bố và chị Li- na”, – cậu nghĩ.
– “Có mặt, mình thích bố, nhưng có mặt, lại không. Còn chị Li- na ư? Mình không thích chị ấy, nhưng cũng không ghét. Mình không chú ý lắm đến chị, và cũng ít để ý đến con mèo”. Dĩ nhiên, ngày nào Ê- min cũng bày ra những trò quỷ quái và cậu phải vào kho nhiều hơn. Chúng ta cứ xem quyển vở bìa xanh thì biết tất.
Nhưng vì mẹ Ê- min rất bận việc mùa màng, nên đôi khi bà chỉ ghi: ” Ê- min phải vào kho” mà không nói tại sao. Giờ đây Ê- min thường đem Lợn Xíu vào kho. Thời gian sẽ trôi nhanh hơn khi có con lợn tinh nghịch này làm bầu bạn. Và vì thế cho nên suốt thời gian đó, cậu không thể đẽo thêm được một hình người gỗ nào cả. Thay vào đó, cậu dạy Lợn Xíu làm đủ các trò mà không ai có thể tin được là một con lợn ở Xméc- len có thể làm được như vậy. Đó là cả một sự bí ẩn. Còn Lợn Xíu thì thích thú vô cùng và học rất nhanh; đặc biệt mỗi khi nó làm tốt một việc gì đó thì lại được Ê- min thưởng cho ăn chút gì đó. Ê- min có cả một kho bánh quá, bánh ngọt và anh đào khô đựng trong chiếc hộp bí mật giấu phía sau bàn thợ mộc. Vì không đoán trước được khi nào phải vào kho, nên cậu không muốn ngồi chết đói trong đó.
– Nếu thông minh một chút và có ít anh đào khô, ta có thể dạy bất cứ điều gì cho một con lợn nhỏ, – Ê- min giải thích với anh An- phrết và bé I- đa vào một tối thứ bảy, khi cậu quyết định sẽ tiết lộ những kỹ năng bí mật của
Lợn Xíu mà trước đây chưa ai được biết. Mọi người đang ở trong lùm cây tử đinh hương
– Đó là thời cơ tốt nhất cho cả Ê- min lẫn Lợn Xíu. Anh An- phrết và bé I- đa ngồi trên ghế băng mở tròn mắt ngạc nhiên khi thấy Lợn Xíu có thể làm những trò phi thường. Hai chú cháu chưa bao giờ nhìn thấy con lợn nào như vậy. Nó có thể ngồi như một con chó khi Ê- min bảo: “Ngồi!”, giả vờ chết khi Ê- min bảo: “Lợn chết!” và giơ chân phải lên cảm ơn khi Ê- min cho nó anh đào khô. Bé I- đa vui sướng vỗ tay hoan hô.
– Nó có thể làm được gì nữa hả anh? – bé thích thú hỏi. Lúc đó, Ê- min hô: “Phi nước đại và hấp!” Lợn Xíu bắt đầu chạy quanh lùm cây tử đinh hương. Thỉnh thoảng, Ê- min lại hô: “Nhảy!”, Lợn Xíu nhảy lên không rồi lại tiếp tục chạy. Nó có vẻ rất thỏa mãn.
– Ôi, đáng yêu quá, – bé I- đa thốt lên. Còn Lợn Xíu thì chạy vòng quanh và nhảy vào bụi cây tử đinh hương, trông thật dễ thương.
– Đó là con lợn khác thường mà, – anh An- phrết nói vậy. Nhưng Ê- min tự hào và hài lòng vì cậu biết rằng cả làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả tỉnh Xméc- len nữa chẳng thể có con lợn nào như Lợn Xíu. Dần dần, Ê- min dạy cho Lợn Xíu biết nhảy dây. Bạn đã bao giờ nhìn thấy lợn nhảy dây chưa? Không, chắc là chưa đâu. Đến bố
Ê- min cũng còn chưa được thấy nữa là. Nhưng rồi một hôm, khi đi ngang qua bãi chăn bò, ông thấy Ê- min và I- đa đang quay một sợi dây cương cũ rích cho Lợn Xíu nhảy qua; cứ mỗi bước nhảy, chân nó lại duỗi ra.
– Chắc nó nghĩ đây là một trò vui, – bé I- đa quả quyết với bố, nhưng ông chẳng hề ngạc nhiên.
– Lợn không phải để làm trò đâu, – ông bảo, – chúng dành để làm giăm- bông dịp Nô- en. Những trò nhảy nhót kiểu đó chỉ tổ làm cho nó gầy đi như con chó đua mất. Chấm dứt ngay đi thôi. Ê- min thấy lạnh tóc gáy. Lợn
Xíu mà dùng để làm giăm- bông dịp Nô- en ư, cậu chưa bao giờ mường tượng đến điều đó. Song, giờ cậu đã nghĩ đến điều đó và quyết định rằng hôm nay là một trong những ngày cậu thực sự không yêu bố. Đó là ngày thứ ba mùng 10 tháng 8. Đó là một sớm hè nóng nực, khi Lợn Xíu nhảy dây trên bãi thả bò và bố Ê- min nhắc tới món giăm- bông dịp Nô- en. Sau đó ông bỏ đi vì đã là ngày bắt đầu vụ mùa thu hoạch lúa mạch đen ở Cátthun.
Bố Ê- min chuẩn bị ra đồng cho đến tối mịt mới về.
– Mày muốn làm gì thì làm, Lợn Xíu ạ, – Ê- min nói khi bố cậu vừa đi khỏi, – miễn sao mày phải gầy đi như con chó đua ấy. Lúc đó thì mới yên tâm được. Mày không hiểu bố bằng tao đâu. Cả ngày Ê- min lo cho Lợn Xíu nên cậu chỉ có đủ can đảm để chơi vài trò nhỏ không ghê gớm lắm. Cậu đặt bé I- đa ngồi vào cái máng gỗ cũ kỹ mà hai anh em vẫn thường cho ngựa và bò uống nước, coi đó là con thuyền trên biển. Rồi cậu bơm đầy nước vào máng, giả vờ con thuyền bị rò rỉ. Bé I- đa ướt sũng từ đầu đến chân, nhưng rất vui.
Sau đó Ê- min bắn súng cao su vào cái bát đựng kem Đại hoàng trên bậu cửa bố mẹ để cho nguội. Cậu chỉ muốn xem mình có thể bắn trúng hay không, chứ không mong nó vỡ. Nhưng cái bát đã vỡ tan tành. Ê- min lại vui mừng vì bố còn ở ngoài đồng xa. Mẹ chỉ phạt cậu ngồi một lát trong nhà kho, một phần vì bà rất thương
Ê- min, còn một phần vì bà muốn cậu đem giỏ đựng cà- phê và bánh kẹp thịt ra cho thợ gặt. Những người thợ gặt phải uống cà- phê ngoài đồng. Lệ làng Lơn- nơ- béc- gơ tỉnh Xméc- len là như vậy. Việc bọn trẻ ở các trang trại mang giỏ đựng cà- phê nóng cùng với bánh kẹp thịt ra cho thợ gặt cũng trở thành lệ. Bọn trẻ ở Xméc- len trông giống như những sứ giả thiên thần mang giỏ đi dọc theo những con đường quanh co đầy sỏi đá đến khát khóc lên mà tận cùng là những cánh đồng. Nhưng trẻ con Xméc- len không khóc vì những cây dâu dại mọc lẫn trong sỏi đá, bởi chúng rất thích ăn dâu dại. Hôm đó, Ê- min cùng với bé I- đa ra khỏi nhà từ sớm, mỗi người xách một bên quai giỏ. Nhưng Ê- min không bao giờ đi tới nơi về tới chốn cả. Cậu luôn rẽ đây rẽ đó, cứ chỗ nào có cái gì trông hay hay là cậu sà vào. Và Ê- min đi qua chỗ nào thì bé I- đa cũng đi theo chỗ ấy.
Thế là cậu rẽ xuống đầm lầy
– Nơi thường có những con ếch
– Như cậu mong đợi. Đen đủi thay hôm đó chỉ có đúng một con ếch. Cậu muốn nghiên cứu nó tỉ mỉ hơn; ngoài ra, cậu nghĩ rằng nó cần thay đổi không khí sau khi ngồi cả ngày dưới đầm lầy, nên đã nhét con ếch vào giỏ, đậy nắp lại cho chắc chắn.
– Thế anh còn có thể bỏ nó vào đâu được nữa? – Ê- min bảo khi bé I- đa thắc mắc cái giỏ này đâu phải là chỗ để ếch.
– Túi quần anh bị thủng rồi, em biết cơ mà. Ngoài ra, nó chẳng bị nhốt lâu đâu.
Anh sẽ thả nó trở lại đầm lầy, – cậu bé nói vẻ biết điều. Ngoài đồng, bố Ê- min và anh An- phrết đang gặt lúa mải miết. Phía sau lưng họ là chị Li- na và bà Crô- xa Ma- da đang đứng bên máy gặt lúa mạch đen, bó thành từng bó. Hồi đó người ta thường làm như vậy. Cuối cùng, khi Ê- min và I- đa mang bữa trưa đến, thì bố Ê- min không đón tiếp chúng như sứ giả thiên thần, mà lại lên lớp về tội đến muộn. “Chẳng lẽ chúng không biết là người ta cần uống cà- phê đúng giờ ư?”.
– Thì bây giờ uống cũng được, – anh An- phrết nói, xoa dịu bố Ê- min. Nếu bạn đã được đến các cánh đồng ở
Lơn- nơ- béc- gơ vào giờ uống cà- phê một ngày tháng tám ấm áp, bạn sẽ thấy thích thú biết bao khi được ngồi trên đống sỏi đá nghỉ ngơi và tán gẫu trong lúc thưởng thức cà- phê và bánh kẹp thịt. Nhưng bố Ê- min vẫn đang bực mình nên tình thế không hề thay đổi nhất là khi ông nhấc nắp giỏ lên, bị con ếch nhảy ngay và người ông và biến mất trong cái áo sơ mi mở phanh ngực do trời nóng. Chân của ếch lạnh đến nỗi bố Ê- min rùng mình. ông vung tay và… chao ôi, ông đập ngay vào bình cà- phê. Nhanh như chớp Ê- min chạy đến đỡ lấy chiếc bình nên chỉ một ít càphê bị sóng ra. Không thấy con ếch đâu vì trong lúc sợ, nó đã cố trốn sâu xuống dưới ống quần dài của bố Êmin.
Khi cảm thấy thế, bố Ê- min điên lên và đá chân loạn xạ. Không may bình cà- phê chắn đường, thế là chỉ trong nháy mắt, bình vỡ tan, cà- phê đổ hết ra ngoài. Thật đáng buồn! Con ếch rõ ràng là không thích ở nơi này. Nhưng khi nó vừa trượt ra khỏi ống quần bố, liền bị Ê- min tóm lấy. Tuy vậy, bố Ê- min vẫn còn giận dữ. Ông cho rằng đây là một trong những trò nghịch ngợm của Ê- min. Thực ra đâu phải như vậy. Ê- min chỉ muốn chị Li- na mở __________nắp giỏ và chị sẽ vui thích nhìn thấy con ếch nhỏ, chứ đâu có mong muốn là bố cậu nhìn thấy.
Bạn thấy đấy, đôi khi điều đó lại làm cho Ê- min bị khiển trách, mặc dù cậu bày trò mà không hề có ý xấu gì cả. Đố bố Ê- min nghĩ ra được chỗ nào khác cho cậu nhét con ếch, khi cả hai túi quần đều bị thủng? Chị Li- na nói:
– Tôi chưa bao giờ thấy loại người tinh quái như thằng bé ấy; mà nếu như nó không bày trò thì tự các trò ấy cũng sẽ diễn ra bởi vì thằng bé đang ở đó.
Chị Li- na chưa bao giờ nói những từ đúng sự thật đến như vậy. Thảm họa xảy ra ngay sau đó trong cùng một ngày đã chứng minh điều đó. Ê- min gặp rắc rối đến nỗi tôi không muốn kể cho ai nghe chuyện ấy và mãi về sau cả làng Lơn- nơ- béc- gơ vẫn còn lắc đầu ngao ngán. Thật đấy, tất cả là do mẹ Ê- min, một bà nội trợ giỏi và do năm đó ở Cát- thun được mùa anh đào. Nhưng cậu thì có liên quan gì? Không ai có thể làm thạch, nấu mứt và xi- rô bằng các thứ quả dại trong vườn ngon như mẹ Ê- min đã làm. Bà hái tất cả những quả dâu dại chín lẫn những quả xanh và cả quả mâm xôi, rồi làm pho mát táo, ô mai lê, thạch nho không hạt, thạch quả lý gai và xi- rô anh đào. Bà phơi khô đủ thứ quả cây để đến mùa đông nấu nước quả. Táo, lê và anh đào được mẹ Ê- min sấy khô trong cái lò bếp lớn sau đó buộc vào mảnh vải lanh trắng rồi đem treo trên trần kho. Xem cái kho thật thú vị. Vào lúc mùa thu hoạch anh đào bận rộn nhất, thì bà Pê- tơ- ren ở trang trại Vim- mơ- bai đến thăm trang trại Cát- thun. Mẹ Ê- min phàn nàn với bà là anh đào được mùa đến nỗi không biết làm gì cho hết.
– Chị nên làm rượu anh đào, – bà Pê- tơ- ren nói.
– Trời ơi, không đâu!
– Mẹ Ê- min kêu lên.
– Rượu anh đào hoàn toàn không thể được bàn đến, bởi vì ở Cát- thun cấm dùng rượu mạnh. Bố Ê- min không bao giờ uống thứ rượu mạnh nào cả, thậm chí ông còn không uống bia trừ khi bị ép uống ở chợ hay đâu đó tương tự. Dù sao thì khi có ai đó mời uống một chút, ông biết làm sao được. ông nhanh chóng nhận thấy rằng hai chai bia giá những 30 xu và không thể vứt không 30 xu như vậy được. Dù thích hay không thích, ông chỉ uống được bia.
Mẹ Ê- min biết rõ là ông không bao giờ cho phép bà làm rượu anh đào, bà cũng nói lại với bà Pê- tơ- ren điều đó. Nhưng bà Pê- tơ- ren bảo là thậm chí nếu không có ai ở Cát- thun uống rượu thì cũng có thể có những người không phản đối nếu thỉnh thoảng uống một cốc. Bà sẽ rất vui sướng nếu có được hai chai rượu anh đào; cho nên, tại sao mẹ Ê- min lại không lén làm một lọ to rượu anh đào và giấu ở một góc nào đó trong hầm. Bà bảo khi nào được rượu, bà sẽ quay lại lấy và trả giá cao. Khi có ai nhờ mẹ Ê- min làm gì đó, bà rất ngại từ chối. Và như chúng ta đã biết, bà là người nội trợ giỏi nên không muốn lãng phí thứ gì. Còn dư khá nhiều quả anh đào, vì vậy bà hứa rằng bằng cách này cách khác bà sẽ lén làm rượu anh đào cho bà Pê- tơ- ren.
Truyện ngắn ê-min và chú lợn thông minh Truyen18.name
Nhưng mẹ Ê- min không thuộc loại người có tính giấu giếm, bà kể lại cho bố Ê- min tất cả. ông nói rất nhiều, nhưng cuối cùng bảo: “Bà muốn làm gì thì làm. Thế bà bảo bà ta trả bao nhiêu?” Bà Pê- tơ- ren chưa nói giá bao nhiêu. Hôm nay đã là ngày 10 tháng 8. Quả anh đào đã lên men trong hầm khoai tây được vài tuần. Mẹ Ê- min cho là đã được rượu. Giờ phải đóng vào chai. Bà nghĩ việc này tiện nhất là làm vào lúc bố Ê- min đang ở ngoài cánh đồng lúa mạch đen. Khi đó ông sẽ không nhìn thấy bà làm và sẽ không cảm thấy phạm tội hay xấu xa vì đã cho phép làm rượu trong nhà. Mẹ Ê- min nhanh nhẹn xếp mười chai rượu thành hàng trên bàn bếp. Bà sửa soạn xếp rượu vào giỏ, giấu vào góc hầm khoai tây để không ai cảm thấy có tội vì nó, và bà Pêtơ- ren có thể đến lấy rượu bất cứ lúc nào cũng được. Khi Ê- min và I- đa từ ngoài đồng lúa đại mạch về nhà thì bã rượu anh đào đã đang để trong xó ngoài cửa bếp. Mẹ Ê- min bảo:
– Ê- min, con xách xô mang đi vùi những bã này vào đống rác nhé. Nghe lời mẹ, Ê- min đi ra, nhưng đống rác lại ở ngay phía sau chuồng Lợn Xíu. Nhìn thấy Ê- min, lợn kêu ủn ỉn ầm lên tỏ ý muốn được thả ra khỏi chuồng để chạy theo Ê- min.
– Được thôi, – Ê- min nói, rồi đặt xô xuống. Cậu mở cửa chuồng, Ê- min vui sướng chạy ra, ụt ịt ầm ĩ. Nó sục mõm vào xô, vì nghĩ là Ê- min mang thức ăn đến cho nó. Ê- min thấy thế liền không hiểu tại sao mẹ lại bảo cậu vùi những bã quả anh đào này vào đống rác. Điều này rất lạ bởi vì ở Cát- thun, chả ai lại đi chôn vùi thức ăn ngon cả, mà những quả anh đào rõ ràng là ngon rồi. Trong khi đó Lợn Xíu đã ngốn biết bao nhiêu là bã rượu anh đào. Ê- min khẳng định rằng mẹ muốn chôn vùi bã anh đào vào trong đống rác chẳng qua là để khuất mắt trước khi bố từ đồng lúa mạch đen về. “Lợn Xíu có thể ăn hết chỗ đó”, – Ê- min nghĩ.
– “Nó thích anh đào mà”. Lợn Xíu dường như thích những quả anh đào này hơn mọi thứ, nó ụt ịt sung sướng và ăn cho đến khi mõm đỏ chót. Để nó ăn dễ hơn, Ê- min đổ hết anh đào ra đất. Thế là con gà trống chạy đến và cũng muốn được dự tiệc. Lợn Xíu nhìn chằm chằm, nhưng vẫn cho nó đứng đấy mổ anh đào lia lịa. Rồi lũ gà mái do gà què Lôt- ta dẫn đầu kéo đến xem con gà trống đã kiếm được miếng ngon gì. Nhưng chúng không được phép đến gần, bởi vì vừa mới thò mỏ vào, chúng đã bị Lợn Xíu và con gà trống nhẫn tâm đuổi đi. Rõ ràng là con gà trống và Lợn Xíu định giữ những quả anh đào ngon đặc biệt này cho riêng mình. Ê- min ngồi bên cái xô úp ngược tập thổi còi bằng những cái lá cỏ kẹp giữa ngón tay cái và ngón trỏ suy nghĩ vẩn vơ. Bỗng cậu ngạc nhiên thấy con gà trống ngã gục xuống. Con gà toan đứng dậy mấy lần nhưng không được. Chỉ vừa mới gượng đứng lên, nó đã lại ngã xuống, ngoẹo đầu nằm sóng xoài. Lũ gà mái túm tụm cách đó một quãng, tò mò theo dõi những cử chỉ của đức chúa tể và sốt sắng kêu cục cục. Điều này làm cho con gà trống đang nằm trên mặt đất phát cáu lên, nó nhìn trừng trừng dữ tợn. Chẳng lẽ hắn không thể nằm ở nơi nào hắn thích à? Ê- min không hiểu nổi con gà trống đã bị làm sao, nhưng cậu thấy thương nó, nên dựng nó đứng lên. Con gà trống đứng ngật ngà ngật ngưỡng như thế được một lúc rồi hình như máu điên lại nổi lên.
Đầu tiên nó gáy ầm ĩ sau đó vỗ cánh ngạo mạn, rồi lao đuổi lũ gà mái. Lũ này cuống quít chạy tán loạn, vì thấy con gà đã nổi khùng. Ê- min cũng nhận thấy thế, cậu kinh ngạc thấy con gà trống nổi cuồng đến nỗi không để ý đến Lợn Xíu nữa. Nếu nói về chứng cuồng thì Lợn Xíu cũng là con vật điên nặng. Lợn ta nghĩ rằng đuổi theo lũ gà mái cũng hay hay, nên nó lao theo gót con gà trống, ủn ỉn ầm ĩ. Ê- min hoàn toàn bị rối tinh rối mù, cậu chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Tiếng ụt ịt của Lợn Xíu càng to và dữ hơn. Nó có vẻ rất hăng, nhưng Ê- min nhận thấy hình như chân nó bị líu ríu. Bốn chân nó loông choông và dường như Lợn Xíu không thể làm chủ được. Chắc chắn nó sẽ ngã gục như con gà trống nếu như nó không nhảy lò cò theo kiểu Ê- min dạy mỗi khi nó sắp khuỵu. Chính nhờ nhảy lò cò mà nó giữ được thăng bằng. Lũ gà mái tội nghiệp chưa từng thấy con lợn nào lại hành động như thế, nên chúng chạy thục mông về chuồng. Tiếng cục tác đầy vẻ khiếp sợ của chúng nghe thật đáng thương. Thế là đủ để làm cho con gà trống nổi điên. Nhưng con lợn dữ tợn với cặp mắt đỏ trừng trừng giận dữ lại đuổi theo. Thật khủng khiếp! Phải, thật khủng khiếp! Ê- min biết rằng khi quá hoảng sợ người ta có thể chết. Và cậu chợt nhìn thấy những con gà mái lần lượt gục xuống, nằm bất động. Cả bãi cỏ phủ đầy những con gà chết. Thật là một cảnh tượng khủng khiếp. Êmin tuyệt vọng. Cậu bắt đầu khóc. Mẹ sẽ nói gì đây khi bà thấy đàn gà như thế này? Gà què Lôt- ta của cậu cũng nằm chết ở đó thành một khối trắng toát. Và khi nhấc nó lên. Ê- min đã khóc thổn thức. Chẳng còn dấu hiệu nào của sự sống cả, nó đã chết thật rồi. Tội nghiệp gà què Lôt- ta, thế là đi đời nhà nó và những quả trứng ngon lành. Ê- min chẳng biết làm gì hơn ngoài việc sẽ phải nhanh chóng chôn cất nó tử tế. Cậu mường tượng câu khắc trên bia mộ: “Nơi đây yên nghỉ gà què Lôt- ta, đã chết vì quá sợ Lợn Xíu”.
Ê- min thật sự giận Lợn Xíu. Cậu định nhốt con quái vật này vào chuồng lợn và không bao giờ thả nó ra nữa. Nhưng trước hết, cậu quyết định cho gà què Lôt- ta vào kho. Cậu cẩn thận bế nó vào đặt nằm trên khúc gỗ để chờ chôn cất. Tội nghiệp Lôt- ta! Khi ra khỏi nhà kho, cậu lại nhìn thấy con gà trống và Lợn Xíu đang ăn anh đào. Chúng còn khỏe mạnh cả. Chúng đã làm cho bọn gà mái sợ đến chết và sau đó còn bình thản quay lại bữa tiệc như là chẳng có chuyện gì xảy ra vậy. ít nhất là con gà trống cũng phải thương xót một chút theo đúng lễ nghi, khi nó đã giết chết cả vợ mình chứ, nhưng dường như nó chẳng lo ngại tí nào cả. Bữa tiệc anh đào không bao giờ diễn lại nữa vì ngay lập tức, con gà trống đã gục ngã. Liền ngay sau đó là Lợn Xíu. Ê- min điên lên với chúng và cậu không còn để ý là chúng còn sống hay đã chết. Dù sao, cậu cũng thấy rằng chúng không chết như lũ gà mái. Con gà trống cục cục một cách yếu ớt và khua chân, còn Lợn Xíu thì nằm nửa tỉnh nửa mê, kêu ủn ỉn khàn khàn, thỉnh thoảng còn cố mở mắt ra. Hãy còn thừa rất nhiều anh đào trên sân. Ê- min thử nếm một quả. Chúng có mùi vị không giống như anh đào thường, nhưng thực không đến nỗi tồi. Thứ mà mẹ định đem chôn lại là những quả anh đào thơm ngon này ư? ồ đúng rồi
– Mẹ
– Cậu phải đi kể cho mẹ về thảm họa xảy ra. Cậu không thích làm việc ấy lúc này một chút nào cả. Cậu vừa ăn thêm vài quả anh đào nữa vừa nghĩ, và lại thêm vài quả nữa. Không, cậu chưa muốn kể cho mẹ vội.
Lúc này ở trong bếp, mẹ Ê- min đã chuẩn bị xong bữa tối cho thợ gặt. Chẳng mấy chốc, bố Ê- min, anh Anphrết, chị Li- na và bà Crô- xa Ma- da về đến nhà. Tất cả mọi người đều thấm mệt và đói sau một ngày làm việc. Họ ngồi quanh bàn ăn nhưng chỗ ngồi của Ê- min trống không. Mẹ Ê- min sực nhớ là từ nãy đến giờ bà không nhìn thấy cậu con trai đâu.
– Li- na, cô hãy đi xem có phải Ê- min đang chơi cùng Lợn Xíu không, – mẹ Ê- min nói. Chị Li- na đi khá lâu.
Cuối cùng thì chị cũng trở về, đứng ngay ở cửa ra vào đợi cho mọi người nhìn hết vào mình. Chị muốn thu hút sự chú ý của mọi người khi chị kể câu chuyện khủng khiếp này.
– Chuyện gì xảy ra thế? Tại sao cô lại đứng đấy như vậy? Có chuyện gì không hay à? Chị Li- na mỉm cười một mình.
– Có chuyện không hay! Tôi không biết bắt đầu từ đâu đây. Lũ gà mái chết hết rồi; đó là một, con gà trống lại say rượu, cả Lợn Xíu cũng ray rượu, còn Ê- min thì… si!
– Ê- min làm sao? – mẹ Ê- min sốt ruột hỏi.
– Ê- min, – Li- na đáp, hít một hơi dài, – Ê- min cũng say rượu! Tôi khó có thể kể cho các bạn nghe buổi tối hôm đó trong trang trại Cát- thun như thế nào nữa. Bố Ê- min kêu la ầm ĩ. Mẹ Ê- min và I- đa thì khóc lóc sướt mướt. Chị Li- na cũng bắt chước khóc theo. Bà Crô- xa Ma- da ngồi than khóc ngả nghiêng, nhưng vẫn không ngừng ăn tối, bởi vì bà đang vội còn phải đi khắp làng báo tin cho mọi người.
– Trời ơi! Bà con ơi!
– Bà nói.
– Tội nghiệp gia đình Xven- xơn ở trang trại Cát- thun quá. Thằng Ê- min tệ hại ấy đã say rượu và giết chết lũ gà mái. si trời ơi là trời ơi! An- phrết là người duy nhất còn bình tĩnh. Anh cùng mọi người lao ra ngoài khi nghe chị Li- na báo cái tin giật gân ấy và thấy Ê- min nằm trên bãi cỏ, bên cạnh Lợn Xíu và con gà trống.
Phải, Li- na nói đúng. Lợn Xíu say mèm. Cậu nằm thẳng đuỗn cạnh Lợn Xíu, mắt trợn ngược; rõ ràng là không bình thường. Mẹ Ê- min òa khóc khi nhìn thấy đứa con bất hạnh của mình và định mang ngay nó vào giường. Nhưng An- phrết vốn biết rõ những việc này lại bảo:
“Nên để thằng bé ở ngoài không khí trong lành tốt hơn”. Anh An- phrết ngồi trên bậc cửa lều suốt cả buổi tối, bế Ê- min trên tay. Anh giúp cậu khi cậu thấy buồn nôn, an ủi khi cậu khóc, bởi thỉnh thoảng Ê- min lại tỉnh dậy và khóc vì xấu hổ. Cậu nghe thấy người ta đồn là cậu say rượu, mặc dù cậu không hiểu là mọi chuyện xảy ra như thế nào. Ê- min không biết là khi làm rượu anh đào người ta phải để nó lên men một thời gian dài, những quả anh đào ấy sẽ ngấm một chất có thể gây say. Đó là lí do tại sao mẹ Ê- min lại bảo cậu vùi những bã quả anh đào vào đống rác. Nhưng cậu cùng với chú gà trống và Lợn Xíu đã chén sạch chúng, cho nên bây giờ cậu mới nằm khốn khổ trên tay anh An- phrết. Cậu nằm thế rất lâu. Mặt trời lặn, màn đêm buông xuống; ánh trăng tỏa sáng khắp Cát- thun. Anh An- phrết vẫn ngồi đó với Ê- min.
– Em cảm thấy thế nào rồi, Ê- min? – anh An- phrết hỏi khi nhìn thấy Ê- min hé mở mắt.
– Em mệt lắm
– Ê- min nói bằng một giọng yếu ớt. Rồi cậu thầm thì
– Nếu em chết, anh có thể giữ con Lu- cax.
– Em không chết đâu, – anh An- phrết đảm bảo với cậu.
– Em không được chết, cả Lợn Xíu và con gà trống cũng thế. Và cả lũ gà mái cũng vậy. Thật là một chuyện lạ. Sự thể là giữa lúc bối rối, mẹ Ê- min sai bé I- đa đi tìm giỏ củi. I- đa vừa đi vừa khóc vì tối nay mọi chuyện đều buồn tẻ. Khi đi vào kho, thấy gà què Lôt- ta nằm trên khúc gỗ đẵn sẵn, cô bé càng khóc dữ hơn.
– Lôt- ta tội nghiệp
– I- đa nói và đưa bàn tay xinh xắn vuốt ve Lôt- ta. Và… không thể tin được
– Lôt- ta sống lại. Nó mở mắt ra, cáu kỉnh kêu cục cục, vỗ vỗ cánh bay khỏi khúc gỗ và khập khiễng đi ra cửa.
I- đa ngạc nhiên, không hiểu ra sao nữa. Có lẽ cô bé có bàn tay mầu nhiệm có thể cải tử hoàn sinh chăng? Mọi người lo cuống cuồng cho Ê- min đến nỗi chả ai băn khoăn gì về lũ gà mái vẫn đang nằm trên bãi cỏ. Nên sau đó I- đa đi dọc theo bãi cỏ, lần lượt vuốt ve từng con. Lũ gà sống lại và nhảy lên. Chúng không chết mà chỉ ngất xỉu vì khiếp sợ sau khi bị Lợn Xíu đuổi theo. Nhưng bé I- đa thì tự hào bước vào bếp, nơi bố mẹ đang ngồi than vãn. Cô bé cũng có vài tin tức quan trọng.
– Dù sao thì con cũng đã làm cho lũ gà sống lại rồi, – bé nói, có vẻ hài lòng lắm. Sáng hôm sau, cả gà trống,
Lợn Xíu lẫn Ê- min đều cảm thấy khỏe hơn một chút. Nhưng trong ba ngày liền, con gà trống không gáy được. Thỉnh thoảng nó lại cố gân cổ, nhưng thay cho tiếng cúc cu cu khỏe khoắn, nó chỉ phát ra những tiếng khô khan thô thiển làm nó ngượng chín cả người. Mỗi lần lũ gà mái nhìn nó có ý phản đối thì nó lại lẩn trốn vào bụi rậm
– Nó tự thấy xấu hổ. Lợn Xíu chẳng xấu hổ tí nào cả, song Ê- min trông có vẻ sám hối suốt ngày. Chị Li- na cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó mãi.
– Say rượu cùng con lợn, chuyện lạ có thật! Mày và Lợn Xíu đúng là đồ tham ăn tục uống, nghiện ngập. Và đó cũng chính là cái tên mà từ nay tao sẽ gọi mày!
– Đủ rồi đấy, Li- na, – anh An- phrết vừa nói vừa lườm chị, thế là chị im.
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc. Trưa hôm đó, có ba người đàn ông trịnh trọng bước vào cổng trang trại Cát- thun. Ba người thuộc dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu ở Lơn- nơ- béc- gơ. Chắc bạn chưa bao giờ nghe nói đến dòng họ này, nhưng tôi có thể khẳng định với bạn rằng, nó rất cần có ở làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả ở tỉnh Xméc- len nữa. Dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu làm hết sức mình để ngăn chặn chứng nghiện rượu khủng khiếp gây bất hạnh cho nhiều người. Chuyện ngồi lê đôi mách của bà Crô- xa Ma- da về việc Ê- min say rượu đã khuấy động dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu. Giờ thì họ tới trang trại, đề nghị được nói chuyện với bố mẹ Ê- min. Họ nói rằng nếu Ê- min đến dự cuộc họp mặt ở phòng họp dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu tối hôm đó sẽ rất có ích và cậu sẽ được cải tạo để không bao giờ say rượu nữa. Mẹ Ê- min giận tái người. Bà kể nguyên xi cho họ những gì đã xảy ra với Ê- min và những quả anh đào. Nhưng ba hiệp sĩ dòng chống nghiện rượu vẫn lo lắng. Một người nói:
– Cho cậu ta đi nghe những lời tốt lành tối nay thì cũng có hại gì đâu? Bố Ê- min đồng ý, cho dù ông chả muốn chút nào. Xét cho cùng thì đứng trước ngần ấy người ở cuộc họp chẳng lấy gì làm thoải mái cho lắm, lại còn xấu hổ cho con trai mình nữa chứ. Nhưng có lẽ cần phải để Ê- min sống tốt đẹp. ông
– Tôi sẽ đưa nó đi, – ông bố lí nhí nói.
– Nếu phải có người đi cùng nó thì để tôi đi, – mẹ nói
– Bà vốn rất can đảm
– Tôi là người đã làm ra thứ rượu tệ hại đó thì tại sao ông An- tôn lại phải chịu nhỉ? Chính tôi cần được nghe thuyết trình về nạn rượu mạnh, nhưng Ê- min cũng có thể đi theo nếu ông nghĩ việc này thật quả cần thiết. Tối đến, Ê- min mặc bộ quần áo ngày chủ nhật và đội mũ lưỡi trai. Cậu thực sự không phản đối chuyện đi. Được ra ngoài xem mọi người chắc là vui đáo để. Lợn Xíu cũng nghĩ vậy. Khi Ê- min và mẹ bắt đầu đi. Lợn Xíu chạy theo sau. Nó cũng muốn đi cùng, nhưng Ê- min đã nói: “Lợn chết” và Lợn Xíu ngoan ngoãn nằm lăn ra đường, im lặng hoàn toàn, mặc dù mắt nó không ngừng dõi theo Ê- min. Tối hôm đó, phòng họp dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu đông nghẹt người. Cả làng Lơn- nơ- béc- gơ muốn giúp Ê- min cải tạo. Đội hợp xướng đứng xếp hàng trên bục ở cuối hội trường. Khi Ê- min vừa bước qua cửa, họ hát rống lên: “si, anh bạn trẻ đã uống một cốc thuốc độc chết người”.
– Không phải là một cốc, – mẹ Ê- min bực mình nói, nhưng chỉ có một mình Ê- min nghe thấy. Khi bài hát kết thúc, một người đàn ông tiến lên phía trước nói chuyện nghiêm chỉnh với Ê- min một lúc lâu. Cuối cùng ông hỏi cậu có cam kết suốt đời không say rượu nữa không .
– Cháu không biết ạ, – Ê- min đáp. Đúng lúc ấy, mọi người nghe thấy tiếng ụt ịt nhỏ và Lợn Xíu phóng qua cửa.
Nó đi theo Ê- min, song không để cho cậu biết và nó đã đến được đây. Nó rất vui khi thấy Ê- min ở hàng đầu và chạy thẳng tới chỗ cậu. Thật là một sự chấn động lớn, bởi vì từ trước đến nay chưa bao giờ lại có chuyện một con lợn vào phòng họp của dòng hiệp sĩ chống nghiện rượu. Và họ không muốn một con lợn lại ở đây giờ phút này. Những nơi như ở đây đâu phải dành cho lợn. Nhưng Ê- min nói: “Nó cũng phải tuyên thệ chứ ạ.
Nó còn ăn nhiều anh đào hơn cả cháu”. Lợn Xíu dường như bị kích thích quá mức, cho nên khi nghe Ê- min bảo “ngồi”, Lợn Xíu ngồi xuống bằng hai chân sau như một con chó trước sự kinh ngạc của mọi người.
Trông nó rất dịu dàng và sạch sẽ. Ê- min lôi mấy quả anh đào khô trong túi áo ra ném cho nó. Mọi người ở làng Lơn- nơ- béc- gơ không thể tin được vào mắt mình nữa, khi con lợn giơ chân phải lên làm điệu bộ cám ơn. Mọi người bị Lợn Xíu thu hút đến nỗi họ hầu như quên cả việc bắt Ê- min cam kết không uống rượu. Bản thân Ê- min phải nhắc họ.
– Ồ, cháu có phải tuyên thệ không ấy nhỉ? Thế là Ê- min tuyên thệ: “Sẽ không uống rượu mạnh và sẽ cố gắng bằng mọi cách làm tăng tính kiêng rượu của nam giới”.
– Đấy, bảo cả mày đấy, Lợn Xíu ạ, – Ê- min nói sau khi tuyên thệ xong. Sau đó, mọi người ở Lơn- nơ- béc- gơ đồn nhau là không ai lại đi tuyên thệ không uống rượu cùng với một con lợn cả. “Nhưng thằng bé ở Cát- thun đâu phải là một đứa bé bình thường”, họ bảo vậy. Khi về nhà, Ê- min vào bếp, Lợn Xíu bám sát gót. Bố cậu đang ngồi bên cây nến. Ê- min nhận thấy bố cậu đang khóc. Trước kia chưa bao giờ Ê- min thấy bố khóc cả và cậu không thích thế, nhưng lần này Ê- min lại thích bởi vì bố cậu đã nói một điều tuyệt vời.
– Nghe đây, Ê- min, – ông nói tay nắm chặt vai cậu và nhìn thẳng vào mắt, – Ê- min, nếu con hứa suốt đời tỉnh rượu thì con có thể giữ con lợn bị nguyền rủa đó, dù sao thì thịt nó cũng chẳng ngon lành gì vì phải nhảy dây và say rượu. Ê- min xúc động đến nỗi cậu nhảy cẫng lên vì sung sướng.
Một lần nữa cậu lại hứa là sẽ tỉnh táo suốt đời. Và cậu đã giữ lời hứa. Chưa ai từng thấy một ông chủ tịch hội đồng nào không say rượu như Ê- min sau này cả, và có lẽ việc cậu ăn anh đào lên men vào một ngày mùa hè, khi cậu còn bé, chẳng phải là điều dở. Đêm đó, Ê- min thức rất khuya nói chuyện với I- đa.
– Giờ anh đã có một con ngựa, một con bò cái, một con lợn và một con gà mái, – cậu nói.
– Nhưng anh đừng quên là chính em đã làm cho con gà mái sống lại đấy nhé, – I- đa nói. Ê- min cám ơn bé đã làm điều đó. Sáng hôm sau, cậu dậy sớm. Nghe thấy anh An- phrết và chị Li- na đang vừa uống cà- phê vừa nói chuyện trong bếp, cậu lao thẳng xuống giường, vì cậu không thể đợi lâu hơn để kể cho anh An- phrết biết cậu đã được giữ Lợn Xíu.
– Hoan hô nhà nuôi thú Ê- min Xven- xơn, – anh An- phrết bảo và chặc lưỡi. Nhưng chị Li- na lại lúc lắc đầu và hát một làn điệu nhỏ do chị tự sáng tác trong khi vắt sữa bò. Bài hát như thế này: “Mẹ cậu đưa cậu đến phòng họp Mọi người khuyên cậu bỏ rượu Cậu hứa từ nay không say Và được thưởng ngay con lợn” Bạn không thể tưởng tượng ra một bài hát nào ngu ngốc hơn! “Và được thưởng ngay con lợn!” Thật là dớ dẩn, đúng là giọng lưỡi chị Li- na. Lúc đó đã đến giờ anh An- phrết và chị Li- na phải ra đồng cùng với bố Ê- min và bà Crô- xa Ma- da. Mẹ Ê- min phải ở nhà cùng với các con. Bà rất hài lòng được ở nhà một mình vào đúng hôm bà Pê- tơren hẹn tới lấy rượu. Mẹ Ê- min không muốn bố Ê- min có nhà hôm ấy. “Tống cổ được những chai rượu ra khỏi nhà quả là thoát nợ”, mẹ Ê- min nghĩ khi làm bếp. Bà Pê- tơ- ren có thể đến bất chợt, nên bà lắng đợi tiếng bánh xe ngựa lọc cọc trên đường. Tuy vậy bà lại nghe thấy một âm thanh khác hẳn: tiếng loảng xoảng như là tiếng thủy tinh vỡ phát ra từ hầm khoai tây. Bà ngó ra cửa sổ và thấy Ê- min đang ngồi sau hàng chai, tay cầm cái que chọc lò. Cậu lần lượt đập vụn từng chai một để những mảnh vụn văng đi và rượu chảy ra. Mẹ Ê- min đẩy tung cửa sổ và kêu lên: “Con có biết là con đang làm cái quái quỷ gì không, Ê- min?” Ê- min dừng lại trả lời:
– Con đang làm công tác chống say rượu, – cậu nói.
– Cho nên con nghĩ là con sẽ bắt đầu từ bà Pê- tơ- ren.
Chuyện về thứ rượu anh đào khốn khổ là một trong những sự kiện được nhớ lâu nhất lở làng Lơn- nơ- béc- gơ, cho dù mẹ Ê- min muốn quên càng nhanh càng tốt. Bà không viết vào quyển vở xanh những gì đã xảy ra trong ngày mùng 10 tháng 8 tai họa ấy. Điều đó quá khủng khiếp đến nỗi bà không thể cho phép mình viết về nó. Nhưng ngày 11 tháng 8 thì bà lại ghi chép, và khi nào bạn đọc tới đoạn đó mà không được kể trước thì ắt hẳn bạn phải giật bắn người lên. “Lạy Chúa cứu giúp thằng con trai đáng thương của tôi. ít nhất thì hôm nay nó không say rượu”. Đó là tất cả những gì viết trong vở, không hơn không kém. Người đọc băn khoăn tự hỏi không hiểu chuyện gì đã xảy ra và có thật là Ê- min thường xuyên say rượu đến nỗi chỉ có một ngày tỉnh táo?
Thực ra mẹ Ê- min nên giải thích toàn bộ câu chuyện, nhưng, như tôi đã nói, bà không thể cho phép mình làm như vậy. Ngày 15 tháng 8, bà cũng ghi vở. Bà viết: “Đêm qua, Ê- min và An- phrết đi bắt tôm. Hai anh em bắt được 1200 con nhưng sau đó thì… trời ơi!”. 1200 con, bạn đã từng bao giờ nghe thấy con số nào như thế chưa nhỉ? Đó là một lượng tôm khổng lồ không thể tin được, thử tưởng tượng một chút và bạn sẽ hiểu rõ tại sao tối hôm đó Ê- min lại thích thú đến vậy. Nếu bạn đã từng được đi câu tôm trong một cái hồ nhỏ nào ở Xméc- len vào một đêm tháng tám tối trời, bạn sẽ hiểu tại sao. Bạn sẽ được ướt và thấy thú vị như thế nào, còn thế giới thì mới thật lạ lùng. si chà, trời tối om và cánh rừng bao quanh hồ đen kịt. Mọi vật đều yên lặng, người ta chỉ nghe thấy tiếng nước bắn tóe vào chân khi lội quanh bờ hồ. Nếu bạn mang theo một cái đèn như Ê- min và anh An- phrết, bạn có thể thấy những con tôm đen to lớn trườn giữa những hòn đá dưới đáy hồ. Và bạn chỉ phải thò tay vào chộp lấy lưng chúng, hết con này đến con khác và ném bôm bốp vào bao tải. Khi Ê- min và anh An- phrết chậm chạp lê bước về nhà lúc tảng sáng thì hai anh em đã có lượng tôm nhiều hơn cả sức mang. Nhưng Ê- min vẫn vừa đi vừa huýt sáo, hát vang.
“Thật là một điều ngạc nhiên thú vị đối với bố”, cậu nghĩ. Ê- min muốn cho bố thấy cậu là một chú bé ngoan như thế nào, xong mọi chuyện thường xảy ra không theo ý muốn. Cậu muốn bố trông thấy đống tôm ngay khi ông vừa tỉnh dậy, nên cho tôm vào cái vạc đồng lớn mà cậu cùng với bé I- đa thường dùng để tắm vào các chiều thứ bảy. Cậu mang cái vạc vào phòng ngủ và đặt gần giường bố. “Khi cả nhà tỉnh dậy mà thấy những con tôm của mình thì sẽ vui lắm”. Ê- min nghĩ bụng. Sau đó cậu leo lên giường ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và sung sướng. Cả phòng ngủ êm, chỉ nghe tiếng ngáy khe khẽ của bố và tiếng lách cách yếu ớt của những con tôm bò lung tung. Sáng nào bố Ê- min cũng dậy sớm. Sáng nay cũng vậy. Ngay khi chiếc đồng hồ treo tường đánh năm tiếng, ông đã kéo chăn ra, quăng chân qua thành giường và ngồi một lát cho tỉnh ngủ hẳn. ông vươn vai ngáp dài, rồi gãi đầu, ngọ nguậy ngón chân. Một lần ngón chân cái bên trái của ông bị sập vào cái bẫy chuột mà Ê- min đặt. Từ đó ngón chân cái cứ cứng đờ ra và các buổi sáng phải xoa nắn cho đỡ mỏi. Bố Ê- min đang ngồi tư giãn ngón chân, bỗng ông rống lên, khiến bé I- đa và mẹ kinh hãi tỉnh dậy. Hai mẹ con cứ ngỡ ông đang bị ai giết, nhưng chẳng qua chỉ là một con tôm cắp lấy ngón chân cái to tướng của ông. Chính cái ngón chân từng bị sập bẫy chuột. Gặp trường hợp đó hẳn bạn cũng sẽ phải kêu rống lên như vậy. Tôm là một trong những động vật bướng bỉnh – chúng cắp mỗi lúc một chặt. Dĩ nhiên là bố Ê- min gào lên. Cả mẹ Êmin lẫn I- đa sau khi nhìn thấy hàng trăm con tôm bò lổm ngổm trên sàn nhà cũng hét toáng lên. ồ sáng hôm đó quả là quá ồn ào.
– Ê- min! – bố Ê- min rít lên, một phần vì ông quá giận dữ, phần khác vì ông muốn Ê- min tìm giúp kìm để gỡ con tôm ra. Ê- min đang ngủ say như chết. Bố Ê- min phải nhảy lò cò một chân tới hòm dụng cụ trong tủ bếp để tự mình lấy cái kìm, và khi I- đa nhìn thấy ông nhảy lò cò qua phòng với con tôm lủng lẳng ở ngón chân cái, bé sửng sốt vì thật đáng tiếc Ê- min còn đang ngủ, không được thấy cảnh ấy.
– Dậy mau, anh Ê- min!
– Bé gọi to.
– Dậy mau, nếu anh muốn xem cái này hay lắm. Nhưng bé im bặt ngay khi nhìn lên bộ mặt của bố. Rõ ràng là ông không thấy chuyện này có gì hay ho cả. Trong lúc đó mẹ Ê- min bò khắp sàn nhà nhặt tôm. Phải mất hai tiếng đồng hồ bà mới thu hồi hết được số tôm. Một lúc sau Ê- min cũng thức dậy, cậu chỉ ngửi thấy mỗi mùi thơm của tôm luộc bay ra từ trong bếp, cậu khoái chí đung đưa chân. Ba ngày liền trang trại Cát- thun ăn tôm thỏa thích. Ngoài ra, Ê- min còn rửa một mớ râu tôm bán cho vợ ông mục sư lấy hăm nhăm xu một lông. Cậu chia tiền lãi cho anh An- phrết – anh luôn luôn thiếu tiền và nghĩ rằng Ê- min hoàn toàn có cách kiếm tiền giỏi.
– Em là một tay kinh doanh cừ, Ê- min ạ, – anh nói. Và anh nói đúng. Ê- min đã có năm mươi cua- ron trong hộp tiền mà cậu kiếm được trong nhiều dịp khác nhau. Có lần cậu nghĩ ra một cách buôn bán mới là bán tất cả những hình người gỗ nhỏ bé của cậu cho bà Pê- tơ- ren bởi vì bà rất yêu chúng. Nhưng may mắn thay là chuyện đó không xảy ra. Những người gỗ vẫn đứng nguyên trên giá và cho đến nay vẫn còn. Bà Pê- tơ- ren cũng muốn mua khẩu súng gỗ của Ê- min để cho cậu bé ghê gớm nào đó mà bà biết, nhưng chuyện đó cũng không xảy ra. Thực ra Ê- min nhận thấy là cậu đã quá tuổi chơi súng gỗ nhưng cậu lại không muốn bán nó.
Thay vào đó cậu treo nó lên tường kho dụng cụ và dùng sáp đỏ viết lên đó dòng chữ: “Quà tặng của anh Anphrết”.
Anh An- phrết cười phá lên khi nhìn thấy nó, nhưng có thể nói là rất phấn khởi. Ê- min luôn đội cái mũ lưỡi trai, cậu không thể làm gì nếu không có nó, và cậu thậm chí còn đội nó hôm đầu tiên đi học. Đúng, đã đến lúc Ê- min phải đi học. Cả làng Lơn- nơ- béc- gơ hồi hộp nín thở. Chị Li- na không nghĩ là trường học sẽ làm cho Ê- min ngoan lên.
– Nó sẽ làm loạn trường học và sẽ dí lửa vào cô giáo mất, – chị nói. Nhưng mẹ Ê- min lại nghiêm mặt nhìn chị:
– Ê- min là đứa bé ngoan, – bà nói, – tôi biết là nó đã dí lửa vào bà vợ ông mục sư hôm nọ, nhưng nó đã phải ngồi vào kho vì chuyện đó rồi còn gì, cho nên không cần cô phải nhắc lại chuyện ấy lúc này.
Hôm Ê- min phải ngồi trong kho dụng cụ vì chuyện xảy ra với vợ ông mục sư là ngày 17 tháng 8. Hôm đó, bà ta tới Cát- thun để xin mẹ Ê- min mẫu thêu. Bà được mời uống cà- phê dưới lùm tử đinh hương trong lúc ngắm mẫu thêu. Bà ta kém mắt nên phải mang theo một cái kính lúp để trong túi xách tay. Ê- min chưa bao giờ trông thấy kính lúp nên cậu rất thích.
– Nếu cháu muốn thì bà cho cháu mượn đấy, – vợ ông mục sư thực bụng nói. Bà không ngờ là Ê- min có thể bày đủ mọi trò, và cái kính lúp quả là một thứ lý tưởng để bày trò. Cậu không phải mất nhiều thì giờ để phát hiện ra nó có thể dùng như một chiếc kính nhóm lửa. Khi mặt trời rọi vào mặt kính, ánh sáng tập trung vào một điểm, điểm ấy sáng lên và cháy âm ỉ. Ê- min nhìn quanh tìm một vật gì đó dễ cháy. Vợ ông mục sư đang bình thản ngồi ở đó nói chuyện với mẹ cậu, đầu ngẩng cao. Những chiếc lông đà điểu cắm trên cái mũ thanh lịch của bà ta chính là vật để thử. Ê- min nghĩ rằng muốn phát hiện ra điều gì đó thì phải thử nghiệm, chứ không phải cứ làm là sẽ thành công ngay. Kết quả cuộc thử nghiệm được ghi lại trong quyển vở xanh: Một mùi khói bay ra từ vợ ông mục sư; tôi muốn nói là từ những chiếc lông cắm trên mũ; nhưng chúng không bắt lửa thực sự, mà chỉ có mùi khét như là cháy. Và tôi ở đó, cứ nghĩ rằng Ê- min giờ đây sẽ xử sự tốt hơn khi cậu là một hiệp sĩ dòng chống nghiện rượu cơ đấy. Hóa ra ngài hiệp sĩ dòng chống nghiện rượu đã phải vào ngồi trong kho cho đến hết ngày.
Đó là những gì mà Ê- min đã làm. Ngày 25 tháng 8, Ê- min bắt đầu đi học. Nếu dân làng Lơn- nơ- béc- gơ nghĩ rằng cậu sẽ tự hạ nhục mình ở đó thì họ đã nhầm to. Cô giáo của trường là người đầu tiên cảm thấy vị chủ tịch tương lai của Hội đồng địa phương đang ngồi trên chiếc ghế băng ngay gần cửa sổ. Và kỳ lạ vô cùng, Êmin là người đứng đầu lớp. Cậu đã biết đọc trước khi đến trường và cũng biết viết một chút, còn số học thì cậu học nhanh hơn mọi người. Cố nhiên cậu cũng chóng phạm lỗi như thế, nhưng những trò nghịch ngợm của cậu không ghê gớm đến mức cô giáo không thể chịu được. Đó là việc cậu hôn chụt vào môi cô giáo. Và sau đó rất lâu người ta bàn tán mãi về chuyện đó ở làng Lơn- nơ- béc- gơ. Chuyện xảy ra như thế này. Ê- min đang đứng bên bảng cộng một con số khó. Khi cậu làm xong, cô giáo khen: “Giỏi lắm, Ê- min. Bây giờ em có thể về chỗ”.
Cậu làm theo, nhưng trên đường về chỗ ngồi, cậu ngả người về phía cô giáo và hôn cô một cái rõ kêu. Trước đây chưa bao giờ có chuyện như thế xảy ra với cô. Cô đỏ mặt và bắt đầu nói lắp bắp: “Tại sao… tại sao em lại làm thế hả Ê- min?”
– Em hôn cô vì lòng thành kính, – Ê- min đáp. Và sau đó câu nói ấy dường như được nhắc đi nhắc lại mãi ở làng Lơn- nơ- béc- gơ. “Em hôn cô vì lòng thành kính”
– Theo tôi biết hồi đó họ từng nói vậy và có lẽ đến tận bây giờ nữa: “Cậu bé ở trang trại Cát- thun đã nói thế khi hôn cô giáo”. Sau đó, trong giờ nghỉ, một học sinh lớn đến bắt đầu chòng ghẹo Ê- min.
– Hãy xem người đã hôn cô giáo này, – nó cười nhạo.
– Phải, tao đã hôn đấy, – Ê- min đáp lại.
– Mày có muốn tao làm lại không? Nhưng cậu đã không làm lại, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng.
Cô giáo không bực mình với Ê- min vì cái hôn đó, trái lại, cô rất thích. Có nhiều chuyện Ê- min làm vì lòng tốt. Trong giờ nghỉ lúc 11 giờ, cậu đã chạy nháo nhào qua nhà tế bần và đọc báo “Tin tức hàng ngày ở Xméclen” cho ông Xtôn- lơ Giắc- ki và những cụ già khác nghe. Vì thế mọi người thấy rằng đó là một việc mà cậu làm vì lòng tốt. Tất cả các cụ già đều cho rằng khi Ê- min tới, với họ là lúc hạnh phúc nhất trong ngày. Có lẽ ông Xtôn- lơ Giắc- ki nhiều khi không hiểu lắm những điều Ê- min đã đọc. Nhưng cái chính là ông Giắc- ki và tất cả những người khác thích ngồi đó và nghe Ê- min đọc báo. Người duy nhất không thích là bà quản lý.
Mỗi khi Ê- min đến là bà tự nhốt mình trong căn phòng ở gác mái bởi một lần bà đã rơi vào hố bẫy sói mà Êmin đào. Bà không bao giờ quên được chuyện đó. Có lẽ bạn bắt đầu thắc mắc không biết bây giờ Ê- min có thời gian nghịch ngợm nữa không, khi cậu phải đi học, nhưng bạn đừng lo. Bạn thấy đấy, khi Ê- min còn nhỏ, thì cứ cách một ngày mới phải đi học một lần. Quả là một cậu bé may mắn. “Bây giờ thì cháu sẽ làm gì vào những ngày này?”
– Một hôm ông Xtôn- lơ Giắc- ki hỏi, khi Ê- min tới đọc báo cho ông nghe. Ê- min nghĩ một lát và thành thực trả lời:
– Cháu bày trò chơi một ngày, còn ngày tiếp theo thì đi học. Thu sang. Ngày trở nên xám xịt và tối hơn ở trang trại Cát- thun, ở cả làng Lơn- nơ- béc- gơ lẫn tỉnh Xméc- len.
– Eo ôi!
– Chị Li- na thốt lên khi phải ra sân trại lúc năm giờ sáng lúc trời còn tối như mực. Tất nhiên chị cũng có mang theo đèn lồng để soi đường, nhưng nó chỉ tỏa ra xung quanh một luồng sáng hiu hắt, buồn tẻ, xám xịt. Suốt mùa thu độc có một màu xám xịt; chỉ đôi khi một bữa tiệc, hoặc một buổi giảng giáo lý mới làm cho màn trời u ám sáng ra. Tất nhiên bạn chưa bao giờ nghe nói đến một buổi giảng giáo lý, nhưng hồi ấy thì mọi người đều biết rất rõ về cuốn sách Chủ nhật, 14 tháng 11 ông mục sư dự buổi giảng giáo lý ở trang trại Cát- thun và
Ê- min nhốt bố trong lều Tơ- ri- xơ. giải đáp giáo lý và những mẩu chuyện trong Kinh Thánh. Vậy cho nên ông mục sư phải thỉnh thoảng nghe mọi người đọc để kiểm tra xem họ có thực sự hiểu biết những điều đó không. Không chỉ có trẻ con
– Chúng luôn luôn phải nghe thuyết giáo một điều gì đó
– Mà mọi người trong xứ đạo, cả già lẫn trẻ đều phải nghe giảng. Mọi nông dân ở Lơn- nơ- béc- gơ đều lần lượt tổ chức buổi giảng giáo lý tại trang trại của mình mà nếu buổi giảng đó không lấy gì làm vui cho lắm, thì bữa tiệc tiếp theo đó vẫn cứ luôn rôm rả. Bất cứ ai trong xứ đạo cũng có thể tới, bao gồm cả những cụ già ở nhà tế bần. Những người còn đi khập khiễng được thì cũng đến. Khi nào có buổi giảng giáo lý, họ đều có thể ăn no căng bụng thì thôi và ai mà chẳng thích điều đó. Một ngày tháng 11, buổi giảng giáo lý được tổ chức tại trang trại Cát- thun. Điều đó làm cho mọi người phấn khởi, đặc biệt là chị Li- na, vì chị thích nghe giải đáp giáo lý.
– Tôi chỉ không thích những câu hỏi thôi!
– Chị bảo, – vì đôi khi tôi không biết phải trả lời thế nào nữa. Đúng vậy, chị Li- na không thạo lắm về những mẩu chuyện trong Kinh Thánh. ông mục sư nhận thấy điều đó, nên ông đặt cho chị những câu hỏi rất dễ, bởi vì ông là một người tốt bụng. Lúc này ông đang thuyết giáo về khu vườn trên thiên đàng trong đó có ông Ađam và bà – va, hai con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất. ông tin rằng mọi người ở đây hẳn phải biết chuyện này rồi, kể cả chị Li- na, nên khi đến lượt chị trả lời ông hỏi chị một cách thân mật:
– Nào Li- na, tổ tiên xa xưa của chúng ta tên là gì nhỉ? – Tho và Phrây- a, – chị vội nói. Mẹ Ê- min đỏ mặt vì xấu hổ thay cho câu trả lời ngu xuẩn của chị Li- na. Bạn biết đấy, Tho và Phrây- a là hai vị thần cổ đại của Thụy Điển mà dân vùng Xméc- len thờ phụng từ hồi còn chưa có đạo chúa. Hàng nghìn năm trước họ đã bao giờ nghe nói đến Kinh Thánh đâu.
– Cô là một người ngoại đạo và cô luôn luôn thế!
– Mẹ Ê- min đã nói với chị Li- na như vậy. Nhưng chị Li- na đáp lại:
– Mọi thứ cứ rối tinh rối mù thì làm sao mà tôi nhớ được ai trước ai sau cơ chứ? Nhưng ông mục sư rất tốt bụng, ông bỏ qua câu trả lời ngốc nghếch của chị Li- na và tiếp tục giảng câu chuyện Chúa Trời tạo ra thế giới và những con người sống trên đó; sự sáng tạo của Chúa tuyệt vời biết chừng nào.
– Cả con cũng vậy, Li- na, con là một phép lạ thực sự, – ông mục sư bảo đảm với chị. Rồi ông hỏi:
– Con đã bao giờ nghĩ về chuyện đó và đã bao giờ nghĩ rằng việc Chúa Trời đã tạo nên con là tuyệt vời không? Chị Li- na trả lời là có và chị còn nói thêm:
– Việc tạo ra con không tuyệt vời gì lắm, nhưng con nghĩ là những đường cong ở con chắc phải làm khó lắm đấy. Mẹ Ê- min lại đỏ bừng mặt, bà cảm thấy rằng cả trang trại Cát- thun phải xấu hổ bởi những câu trả lời ngu xuẩn của chị Li- na. Tình thế chẳng khá lên chút nào khi ở góc Ê- min ngồi bỗng vang lên tiếng cười. Tôi nghiệp mẹ Ê- min bởi vì không ai được phép cười trong buổi vấn đáp giáo lý. Bà cảm thấy xấu hổ cho đến tận lúc kết thúc buổi vấn đáp và có thể cho đến khi bắt đầu bữa tiệc. Mẹ Ê- min đã làm những thức ăn ngon mà bà thường dành cho những buổi tiệc, mặc dù bố Ê- min phản đối:
“Những mẩu chuyện trong Kinh Thánh và những câu chất vấn giáo lý mới là quan trọng nhất, chứ không phải là thịt viên, hay bánh pho- mát như bà tưởng đâu”. “Việc nào đi việc nấy”, mẹ Ê- min khôn ngoan nói.
“Có lúc để giảng giáo lý và cũng có lúc dành để ăn bánh pho- mát chứ”. Thật vậy, phải có lúc ăn bánh pho mát chứ. Mọi người đến nghe vấn đáp giáo lý ở Cát- thun đều ăn và đều thích. Ê- min cũng tự nhồi nhét đầy bụng bánh pho- mát rưới xirô và kem. Khi cậu vừa ăn xong, mẹ cậu bảo:
– Ê- min, con ngoan của mẹ, con hãy đi nhốt gà lại giúp mẹ. Lũ gà mái đã bới mồi suốt ngày ở ngoài trời, nhưng đêm xuống chúng phải nhốt lại bởi vì con cáo đói mồi đang rình nấp đâu đây. Trời đã tối và còn mưa nữa, nhưng Ê- min rất vui vì chốc lát được ra khỏi căn phòng chật ních người cùng với những tiếng huyên thuyên và bánh pho- mát. Đa số lũ gà mái đã đứng sẵn trên thanh ngang dành cho gà đậu ở trong chuồng gà.
Chỉ có gà què Lôt- ta và dăm con mái khác đang bới mồi trong mưa, cho nên Ê- min chỉ việc xua chúng vào và cài then cửa lại. Giờ thì cáo tha hồ mà đến. Chuồng lợn ngay cạnh chuồng gà, nên Ê- min đứng ngắm Lợn Xíu một lát, hứa sẽ phần lại cho nó vài miếng thức ăn còn thừa ở bữa tiệc.
– Mọi người thường bỏ thừa rất nhiều thức ăn ăn dở khi đã no căng bụng, đúng là những con lợn tham ăn, – Êmin nói, và Lợn Xíu ủn ỉn đồng tình.
– Tao sẽ quay lại sau nhé, – cậu cài then chuồng lợn lại.
Cách xa chuồng lợn một tí là nhà vệ sinh. Hồi đó người ta gọi như vậy. Đấy không phải là một từ thô lỗ, nhưng nhà vệ sinh ở Cát- thun có một cái tên lịch sự hơn. Nó được gọi là lều Tơ- ri- xơ vì một anh lực điền tên là Tơ- ri- xơ đã dựng nên ngôi nhà nhỏ cần thiết này từ rất lâu, hồi ông nội Ê- min còn sống. Ê- min cài then cửa chuồng gà, chuồng lợn, và giờ đây, để làm đầy đủ mọi việc cậu chẳng hề suy nghĩ chút nào, cài luôn then cửa lều Tơ- ri- xơ. Đáng lẽ cậu phải nhận ra rằng nếu cửa còn chưa cài then bên ngoài, nhất định phải có ai bên trong. Nhưng Ê- min không có thì giờ để nghĩ ngợi. Rất nhanh, cậu cài then cửa lại, rồi nhảy múa, vừa đi vừa hát rất to: “tôi đã cài then cửa này Tôi đã cài then cửa kia Và bây giờ tôi đã cài then tất cả mọi nơi”. Bố cậu đang ở trong lều Tơ- ri- xơ nghe thấy bài hát vui vẻ đó, đoán ngay ra sự việc tồi tệ. ông nhảy lên và thử mở cửa. Đúng vậy, cửa đã đóng chặt. Bố Ê- min gọi oang oang: ” Ê- min!”
Song Ê- min đã đi quá xa rồi và đang hát bài hát tự sáng tác: “Tôi đã cài then cửa này…” hăng hái đến nỗi không nghe thấy gì cả. Khổ thân bố Ê- min. ông tức giận đến gần như nghẹt thở. Thật là kinh khủng, làm thế nào mà ra được đây? ông điên cuồng đập thình thình vào cửa. ông đấm và đánh, nhưng vô ích. Thế là ông bắt đầu dùng chân đá cho đến khi những ngón chân trẹo đi, nhưng cánh cửa vẫn cứ trơ trơ, bởi vì anh Tơ- ri- xơ đã đóng cánh cửa gỗ đó quá cẩn thận. Bố Ê- min càng cáu hơn. ông điên cuồng tìm con dao díp trong túi, định dùng để khoét một lỗ hổng đủ lớn thò con dao ra gạt then cửa. Nhưng khốn nỗi, con dao lại để trong túi quần áo lao động, trong khi đó hôm nay ông lại đang mặc bộ lễ phục Chủ nhật đẹp nhất. Bố Ê- min đứng đấy rít lên giận dữ suốt một lúc lâu. Không, ông không nói tục bởi ông là người trông coi nhà thờ. Nhưng ông rít lên nhiều lần về Ê- min và cái anh Tơ- ri- xơ khốn kiếp đã làm cửa sổ cho căn lều. Phía trên cánh cửa lều có một khung cửa sổ để trống. Bố Ê- min nhìn chằm chằm vào khung cửa. Nó nhỏ quá và ông lại đá vài cái nữa vào cánh cửa. ông hậm hực nghiến răng trong lúc chờ đợi ai đó đến giúp. “Người nào tới đây đầu tiên sẽ chết với tao”, ông nghĩ. Điều này thật bất công, chứng tỏ bố Ê- min chẳng tốt chút nào, nhưng bạn phải hiểu là ông đang tức giận. Màn đêm bao trùm lều Tơ- ri- xơ. Bố Ê- min đợi mãi mà chẳng thấy ai cả. ông nghe rõ tiếng mưa gõ nhịp trên mái nhà và nó càng làm ông chán nản. ông cáu kỉnh, giận sôi lên. Những người khác thì đang ngồi sung sướng ăn tiệc trong ngôi nhà sáng sửa bằng tiền của ông, trong khi chính ông phải ngồi đây trong bóng tối này. Không thể đứng đây lâu hơn nữa, ông phải ra ngoài bằng được. Ra ngoài! Kể cả việc ông phải chui qua cái khung cửa nhỏ.
– Tao đã điên tiết lắm rồi đấy!
– Ông nói to và đứng dậy. Trong lều Tơ- ri- xơ có một cái thùng đựng giấy báo. ông lật nghiêng thùng rồi đứng lên. Tầm cao vừa đủ. ông tháo cái khung cửa ra không khó khăn lắm. ông thò đầu qua lỗ hổng rồi nhìn chăm chú xem có cái gì giúp được không. Không có dấu hiệu nào, mà nước mưa cứ rơi bồm bộp vào gáy ông rồi chảy xuống cổ áo. Đó là một chỗ hứng mưa tồi tệ nhất.
Nhưng giờ thì không ai ngăn được bố Ê- min nữa. ông sẽ ra ngoài bằng bất cứ giá nào, dù trời có mưa như trút. Khó khăn lắm ông mới thò được hai tay và vai qua cái lỗ, sau đó ông trườn từng tí, từng tí một. “Người ta có thể làm được mọi thứ khi thực sự giận dữ”, ông tự nhủ. Nhưng đúng lúc ấy ông phải dừng lại. ông đã quằn quại đến tái xanh cả mặt. ông đá loạn xạ, vùng vẫy chân tay, nhưng mọi cố gắng của ông chỉ đủ đạp đổ cái thùng. Thế là ông bị treo lơ lửng không chỗ để chân, không thể tiến hay lùi được. Tội nghiệp! Một người trông coi nhà thờ còn làm gì được khi nửa người phía trên thì ở ngoài trời mưa còn nửa dưới lủng lẳng trong nhà vệ sinh? ông ta có kêu cứu không nhỉ? Không. Không, bởi vì ông hiểu dân làng Lơn- nơ- béc- gơ. ông hiểu rằng nếu chuyện này lan ra khắp xứ đạo, họ sẽ cười ông chừng nào họ còn sống ở Lơn- nơ- béc- gơ và tỉnh Xméc- len. Kêu cứu bây giờ là điều không thể được. Trong lúc đó, Ê- min đã vui vẻ quay trở lại bàn tiệc và đang cố làm cho bé I- đa vui. Bé nghĩ là buổi vấn đáp giáo lý tẻ ngắt, cho nên cậu dẫn bé ra hành lang. Hai anh em chơi đủ trò vui với những đôi ủng. Chúng được xếp thành hàng dài, to bé các loại. Bé I- đa sung sướng cười rúc rích khi Ê- min sải bước bằng đôi ủng của ông mục sư và bắt chước giọng nói “do đó”, “gì nữa” giống hệt ông. Cuối cùng, những đôi ủng nằm ngổn ngang khắp hành lang. Nhưng Ê- min vốn gọn gàng nên cậu chất chúng lại thành một đống ở giữa sàn như một ngọn núi nhỏ.
Bỗng cậu sực nhớ là cậu đã hứa với Lợn Xíu là phần nó mấy miếng thức ăn thừa ở bữa tiệc. Cậu vào bếp vét ít thức ăn bỏ vào đĩa. Một tay cầm đĩa, một tay cầm đèn lồng, cậu đội mưa đến vui với con lợn con. Và sau đó
– Ôi, tôi thật run sợ khi nghĩ về điều đó!
– Cậu nhìn thấy bố. Và bố cậu cũng nhìn thấy cậu. Trời ơi!
– Đi mau, cả thằng An- phrết nữa có nhanh chân lên không!
– Bố cậu rít lên.
– Và bảo nó mang theo mấy lông thuốc nổ để san bằng cái lều Tơ- ri- xơ. Ê- min chạy đi và quay lại cùng với anh An- phrết. Anh không mang tí thuốc nổ nào cả
– Bố Ê- min cũng không hẳn định thế
– Nhưng anh có mang theo một cái cưa, đó là cách duy nhất để giúp bố Ê- min thoát ra. Trong khi anh An- phrết cưa, Ê- min đứng bồn chồn trên cái thang ba chân, tay cầm ô che cho bố cậu khỏi mưa. Tôi có thể khẳng định với bạn rằng Ê- min chẳng thích đứng trên thang như vậy lắm, bởi vì bố cậu tranh thủ thời gian rít lên và nói trước là ông sẽ làm gì với cậu ngay khi ông thoát ra. ông không hề biết ơn Ê- min đã quan tâm đứng che ô cho. Vô ích, ông càu nhàu, một khi ông đã ướt như chuột lội và sắp sửa cảm, rồi sau đó sẽ viêm phổi theo quá luật tự nhiên nữa. Nhưng Ê- min nói:
– Không, bố không cảm lạnh được đâu, bởi vì cái chính là giữ thế nào cho chân bố khô. Anh An- phrết đồng tình:
– Phải đấy, cái chính là giữ thế nào cho chân khô. Bố Ê- min không thể phủ nhận được là chân ông vẫn khô, nhưng ông không muốn nhận lời động viên ấy, còn Ê- min thì kinh hãi khi bố cậu sắp sửa thoát. Mùn cưa bay ra tứ tung từ cái cưa trong tay anh An- phrết. Ê- min căng thẳng chờ đợi. Rồi giây phút đó đã đến. An- phrết cưa nốt thanh gỗ cuối cùng và bố Ê- min ngã lăn ra đất. Ê- min vứt luôn cái ô xuống, chạy lao vào kho để dụng cụ. Cậu lủi vào trong và kịp đóng cửa ngay trước mặt bố. May cho Ê- min là bố cậu đã chán đấm cửa, ông chỉ đe dọa mấy câu rồi bỏ đi. Điều quan trọng nhất bây giờ phải có mặt trong bữa tiệc. ông cần phải lén đi vào buồng ngủ thay quần áo.
– Ông đi đâu từ nãy đến giờ đấy? – mẹ Ê- min bực bội hỏi.
– Tôi sẽ kể với bà sau, – bố Ê- min làu bàu. Và rồi buổi vấn đáp giáo lý kết thúc. ông mục sư bắt nhịp một bài Thánh ca như thường lệ và tất cả dân làng Lơn- nơ- béc- gơ hưởng ứng, giọng cao thấp khác nhau. “Giờ đã hết ngày rồi, đêm đang đến gần”, họ hát. Đã đến lúc phải về nhà trong bóng tối đêm tháng 11. Nhưng khi họ ra đến hành lang lấy áo khoác, sự việc đập vào mắt họ đầu tiên qua ánh sáng yếu ớt của cây nến là một núi ủng nằm giữa sàn.
– Chỉ có thằng Ê- min mới bày ra những trò kinh khủng như thế này, – mọi người ở Lơn- nơ- béc- gơ nói.
Họ đành ngồi xuống, vợ chồng ông mục sư và những người khác tìm ủng mất hai tiếng đồng hồ và sau đó họ chào tạm biệt một cách bực dọc rồi đi ra trời mưa. Họ không chào tạm biệt Ê- min được vì cậu đang ngồi trong kho dụng cụ đẽo hình người gỗ thứ một trăm tám mươi tư. Đã gần tới lễ Giáng Sinh. Một buổi tối, mọi người ở trang trại Cát- thun đang ngồi trong bếp làm việc. Mẹ Ê- min đạp xa xe chỉ, bố Ê- min sửa giày, chị Lina chải len, anh An- phrết và Ê- min thì đẽo răng cho chiếc cào cỏ, còn bé I- đa chơi một mình thích thú với trò nghịch ngón tay. Cô bé làm cản trở cả công việc của chị Li- na.
– Cô thấy đấy, cháu phải chơi với ai có máu buồn cơ, – bé I- đa nói, mà chị Li- na chính là người như vậy. I- đa dùng ngón tay lần từ từ lên váy chị Li- na, hát vang: “Bố của tôi và mẹ của tôi Cho tôi ít bột mì và muối Vì tôi phải mổ con lợn Giáng Sinh Và khi tôi mổ nó, nó kêu gào”. Khi I- đa hát đến từ “kêu gào”, bé chọc ngón tay vào người chị Li- na.mỗi lần như vậy chị Li- na lại kêu ré lên và cười với bé I- đa đang khoái trá. Bố Ê- min nghe đến đoạn “mổ con lợn Giáng Sinh”, liền nghĩ ngợi và bất chợt ông nói một điều kinh khủng:
– Phải, sắp tới lễ Giáng Sinh, nên cũng tới lúc giết con lợn của mày rồi đấy, Ê- min ạ. Ê- min buông rơi con dao xuống, nhìn chằm chằm vào bố:
– Sẽ không ai giết được Lợn Xíu đâu, – cậu bảo, – đó là con lợn của con
– Bố đã cho con vì con đã hứa, bố không nhớ à? Dĩ nhiên bố Ê- min nhớ, nhưng ông nói rằng chưa ai ở Xméclen lại nghe nói đến một con lợn cảnh cả, mà Ê- min có đủ tính chất của một người nông dân để hiểu rằng khi nào những con lợn được vỗ béo đủ thì chúng phải bị thịt, đó là lý do duy nhất để nuôi chúng.
– Mày nên biết điều đó, – bố Ê- min đe. Có, Ê- min biết rõ là đằng khác. Lúc đầu cậu không nghĩ ra được câu trả lời, nhưng rồi cậu vụt nảy ra một ý.
– Con có đủ tính chất của một người nông dân để hiểu là rất nhiều con lợn được tha sống để làm lợn giống, và con sẽ áp dụng như vậy với Lợn Xíu. Ê- min biết thế nào là lợn giống, nhưng nếu bạn không biết, tôi sẽ giảng cho bạn. Đó là một con lợn bố có rất nhiều lứa lợn con; và Ê- min, vốn là một cậu bé thông minh, đã nghĩ ra cách đó để cứu Lợn Xíu. Cậu giải thích là bố cậu có thể dễ dàng tìm được một con lợn nái cho Lợn Xíu, khi đó Lợn Xíu và con lợn nái sẽ có hàng đống lợn con. – Nghe xuôi tai đấy, – bố nói, – nhưng thế thì lễ Giáng Sinh ở cái trang trại Cát- thun này sẽ chẳng có gì. Chẳng có giăm bông, xúc xích hay dồi lợn gì nữa cả. “Cho tôi ít bột mì và muối. Vì tôi phải làm dồi lợn ngon”. I- đa hát, nhưng Ê- min cáu kỉnh nói:
– Câm ngay câu hát về dồi lợn đi! Cậu biết rõ là phải có tiết lợn, bột mì và muối mớ__________i làm được dồi lợn. Nhưng không phải là tiết của Lợn Xíu, trừ phi giết Ê- min trước đó. Không khí trong bếp im lặng hẳn. Một sự im lặng buồn ngắt. Nhưng bỗng nhiên anh An- phrết chửi thề một tiếng. Anh cắt phải ngón tay cái bằng con dao sắc, máu từ vết cắt chảy ra.
– Chửi thì có hơn được cái gì đâu, – bố Ê- min nghiêm khắc nói.
– Tao không bao giờ để ai nói tục trong cái nhà này hết. Mẹ Ê- min tìm một mảnh vải sạch băng tay cho anh An- phrết, rồi anh lại tiếp tục đẽo răng cào, cứ như là phải cào cỏ khô ngay mùa đông tới rồi ấy. Tất cả cào đều phải được kiểm tra xem răng có khít không để chuẩn bị dùng vào mùa xuân.
– Tao đã nói rồi đấy, lễ Giáng Sinh năm nay sẽ chẳng có gì đâu, – bố Ê- min nhắc lại, âm thầm nhìn chằm chằm vào bức tường. Đêm đó, mãi Ê- min không ngủ được. Ngay sáng hôm sau, cậu đập con lợn tiết kiệm, bỏ ba mươi nhăm cua- ron vào túi. Sau đó, cậu thắng con Lu- cax vào một cái xe trượt tuyết cũ, phi tới trang trại Baxtơ- phôn, nơi có rất nhiều lợn; và cậu quay về nhà với một con lợn béo quay. Cậu thả nó vào chuồng cùng với Lợn Xíu. Xong xuôi, cậu đi gặp bố.
– Bây giờ trong chuồng có hai con lợn rồi, – cậu bảo.
– Bố cứ việc mổ thịt một con, nhưng con nói trước, bố đừng có nhầm lẫn đấy!
Ê- min đang cáu, thỉnh thoảng cậu vẫn thế, nên cậu không để ý là đang nói chuyện với cha. Việc đánh đổi mông sống của Lợn Xíu tội nghiệp bằng cách giết thịt một con lợn khác thế vào chỗ nó khiến cậu cảm thấy khủng khiếp vô cùng. Nhưng không còn cách nào khác để cản bố cậu, bởi vì ông chỉ đơn giản không hiểu là có một loài lợn cảnh. Hai ngày liền Ê- min không tới chuồng lợn, cậu để mặc chị Li- na cho lợn ăn. Sáng hôm thứ ba, cậu thức dậy lúc trời còn tối như mực và cậu nghe tiếng lợn kêu thất thanh. Đó là một tiếng kêu đinh tai nhức óc rồi đột nhiên im lặng. Ê- min thổi hết sương giá ở kính cửa sổ, tạo thành một ô nhỏ và nhìn qua.
Cậu thấy đèn sáng ở chuồng lợn còn bóng đêm vẫn bao trùm xung quanh. Chị Li- na đứng khuấy tiết lợn đang chảy ra. Sau đó anh An- phrết cùng với bố Ê- min dội nước sôi, cạo lông lợn và mổ thịt, rồi bà Crô- xa Ma- da và chị Li- na đứng ở chỗ giặt quần áo rửa thịt. Thế là đi đời con lợn của trang trại Ba- xtơ- phôn mà Ê- min đã mua.
– Khi tôi giết nó, nó kêu gào, – Ê- min làu bàu quay trở lại giường, chui vào trong chăn nằm khóc nức nở rất lâu. Nhưng con người sinh ra là để quên và Ê- min cũng vậy. Ngay buổi chiều hôm đó, cậu đã ngồi gãi lưng cho Lợn Xíu trên thành chuồng lợn. Cậu cảm động nói: “Dù sao, mày hãy còn sống, Lợn Xíu ạ”. Thế là cậu quyết định quên con lợn của trang trại Ba- xtơ- phôn. Hôm sau bà Crô- xa Ma- da và chị Li- na thái thịt lợn trong bếp nhanh thoăn thoắt; mẹ Ê- min đánh thịt xúc xích, luộc dồi lợn và rửa sạch giăm bông Nô- en rồi ngâm vào nước muối. Chị Li- na hát: “Khí trời băng giá thổi từ biển vào”, còn bà Crô- xa Ma- da thì đang kể chuyện con ma không đầu ở nghĩa địa. Ê- min thích thú lắng nghe nên không nghĩ gì về con lợn ở trang trại Ba- xtơ- phôn nữa. Cậu luôn nghĩ là lễ Giáng Sinh chẳng mấy chốc nữa sẽ đến và thật tuyệt vời lúc tuyết rơi.
– Tuyết sẽ rơi vào cửa sổ, – bé I- đa bảo, vì khi tuyết rơi nhiều, ở Xméc- len, người ta thường nói như vậy. Và tuyết rơi thật. Trời vừa tối là tuyết đã rơi, càng ngày càng dày. Những bông tuyết xoáy tít cho nên khó có thể nhìn thấy sân trại qua cửa sổ.
– Sẽ có bão tuyết đây, – bà Crô- xa Ma- da nói.
– Tôi làm thế nào mà về nhà bây giờ được nhỉ? – Bà phải ở lại đây thôi, – mẹ Ê- min đáp.
– Bà hãy ngủ trên ghế sô- pha trong bếp cùng với cô Li- na ấy.
– Được thôi, nhưng bà phải nằm im như một con lợn chết đấy nhé, – chị Li- na đồng ý, – bà biết tôi có máu buồn thế nào rồi đấy. Sau bữa tối, anh An- phrết lại than phiền về cái ngón tay. Anh kêu là nó rất đau, nên mẹ Êmin tháo giẻ ra xem vết thương đã lành đến đâu rồi. Bà không dám nhìn vào đó. Chao ôi! Thật là kinh khủng.
Vết đau đỏ tấy lên và sưng phồng, từ cổ tay anh An- phrết có những vệt đỏ chạy dọc cánh tay. Mắt bà Crô- xa Ma- da sáng lên.
– Nhiễm trùng máu, – bà bảo, – vấn đề nghiêm trọng đấy! Mẹ Ê- min lấy một chai thuốc, đắp lên bàn tay và cánh tay anh An- phrết.
– Nếu sáng mai mà nó không đỡ hơn thì anh nên đến bác sĩ ở Ma- ri- an- ne- lun, – bà nói. Đêm hôm đó, toàn tỉnh Xméc- len chìm trong cơn bão tuyết dữ dội nhất từ trước tới nay. Sáng ra, khi mọi người tỉnh dậy, cả trang trại Cát- thun được bao phủ một lớp tuyết dày, xốp trắng. Bão tố vẫn tiếp tục nổi lên; tuyết xuống và gió thổi mạnh đến mức người ta không thể thò cổ ra ngoài được. Gió rít lên trong ống khói “ù ù ù ù!” Chưa ai thấy cảnh tượng như vậy bao giờ.
– Anh An- phrết sẽ phải xúc tuyết cả ngày, – chị Li- na ngao ngán, – mặc dù anh ấy có thể không lo tính về chuyện vô tích sự này.
Hôm đó, anh An- phrết không hề xúc tuyết. Khi cả nhà ngồi ăn sáng trong bếp thì chỗ của anh trống không chẳng ai thấy anh đâu cả. Ê- min rất lo lắng. Cậu đội mũ lưỡi trai, mặc cái áo khoác mùa đông to tướng đi ra ngoài. Cậu lôi xẻng xúc tuyết từ sau cánh cửa ra và nhanh chóng dọn tuyết thành một con đường tới lều của lực điền cạnh kho để dụng cụ. Chị Li- na theo dõi cậu qua cửa sổ buồng bếp, gật gật đầu bằng lòng.
– Ê- min thông minh đấy, cu cậu đã nghĩ ra việc mở đường tới nhà kho. Thế là cu cậu đã sẵn sàng vào đó ngồi rồi. Chị Li- na thật ngốc nghếch. Chị chẳng nhận ra là Ê- min đang đi tìm anh An- phrết. Ê- min bước vào.
Trong lều lạnh ngắt. Anh An- phrết không nhóm lò. Anh nằm trên giường, không dậy được; anh cũng không muốn ăn gì nữa. “Anh không đói đâu”
– Anh nói. Điều đó càng làm cho Ê- min lo lắng hơn: Nếu anh An- phrết không đói, tức là có điều gì nghiêm trọng đã xảy ra với anh. Ê- min bỏ mấy thanh củi vào lò và nhóm lên, sau đó cậu đi tìm mẹ. Bà quay lại cùng với nhiều người khác: bố Ê- min, chị Li- na, bà Crô- xa ma- da và cả bé I- đa, giờ đây ai cũng lo lắng cho anh An- phrết.
Tội nghiệp anh An- phrết, anh nằm yên, mắt nhắm nghiền, người nóng như lửa mà lại run lên cầm cập.
Những vằn đỏ kéo dài tới tận nách trông thật khủng khiếp. Bà Crô- xa Ma- da lắc lư đầu tỏ vẻ hiểu biết:
– Khi những vằn đỏ kia đi vào tim, thế là hết, anh ta sẽ chết.
– Im nào, – mẹ Ê- min mắng. Nhưng làm cho bà Crô- xa Ma- da im đi đâu phải chuyện dễ. Bà biết ít nhất là sáu người ở xứ đạo Lơn- nơ- béc- gơ đã chết vì nhiễm trùng máu. Bà nhấn mạnh bằng cách đếm trên đầu ngón tay, mỗi ngón là một người.
– Nhưng như thế có phải là hết há vọng cứu chữa cho An- phrết đâu, – bà nói. Bà nghĩ là bệnh có thể cứu vãn được nếu lấy một món tóc và một mảnh áo sơ- mi của anh đem chôn vào nửa đêm ở phía bắc ngôi nhà, rồi niệm thần chú. Bản thân bà cũng biết một câu, bà đọc:
“Thật là xấu hổ, thật là nhục nhã, cái gì ma quỷ đã mang đến thì hãy lấy đi! Thật xấu hổ, thật nhục nhã!”
Nhưng bố Ê- min bảo rằng những từ tục An- phrết nói khi cắt phải ngón tay đã là quá đủ rồi; và nếu đem chôn cái gì ở phía bắc ngôi nhà vào nửa đêm trong thời tiết này thì bà Crô- xa Ma- da tự đi mà làm lấy. Bà Crô- xa
Ma- da buồn bã lắc lư đầu:
– Tạo hóa sẽ mang anh ta đi, ôi trời ơi, đúng thế đấy! Ê- min điên tiết:
– Bà là loại người nào mà nói vậy? Anh An- phrết sẽ chóng khỏe, bà có hiểu không, hả? Lúc đó, bà Crô- xa Ma- da bắt đầu đổi giọng:
– Phải, tất nhiên rồi, cháu Ê- min ạ, tất nhiên là anh ấy sẽ khá dần lên!
– Và để yên thân, bà vỗ về anh An- phrết đang nằm đó rồi sốt sắng nói thêm:
– Tất nhiên là anh sẽ khá hơn, An- phrết ạ, tôi chắc chắn đấy. Rồi bà nhìn ra cửa và lẩm bẩm một mình:
– Nhưng không biết người ta làm cách nào mà đưa được quan tài qua cái cửa chật hẹp kia nhỉ? Ê- min nghe thấy thế thì bắt đầu khóc. Cậu lo lắng kéo mạnh chiếc áo khoác của bố:
– Phải đưa anh An- phrết đến bác sĩ ở Ma- ri- an- ne- lun như mẹ bảo thôi. Bố mẹ Ê- min nhìn nhau. Họ biết rằng sẽ không thể đến Ma- ri- an- ne- lun hôm nay được. Phải, hoàn toàn vô vọng, nhưng thật khó nói thẳng cho Êmin biết. Trong khi cậu bé đang rất hoang mang. Thực ra, bố mẹ Ê- min muốn giúp anh An- phrết bằng bất cứ cách nào có thể được, nhưng họ lại không biết nói với Ê- min như thế nào. Bố Ê- min lững thững đi ra khỏi lều mà không nói gì cả, nhưng Ê- min không bỏ cuộc. Cậu đi theo bố, khóc lóc, nài nỉ, gào lên rồi dọa dẫm. Bố không hề bực mình và chỉ lặng lẽ đáp lại: “Chúng ta không thể làm gì được đâu, Ê- min ạ, con cũng biết chúng ta không thể mà”. Chị Li- na ngồi trong bếp, khóc lóc thảm thiết và nói:
– Đã có lúc em nghĩ mùa xuân này chúng mình sẽ cưới nhau. Thôi thế là hết cả rồi. Anh An- phrết thế là xong, còn mình thì ở lại loay hoay với bốn cái khăn trải giường và cả tá khăn lau này. Thật bi đát! Cuối cùng thì Êmin đã biết rõ sự thật. Người ta không thể làm gì được nữa. Cậu quay trở lại lều và ngồi cả ngày với anh Anphrết.
Đó là một ngày dài nhất trong đời cậu.
Anh An- phrết nằm nhắm mắt, nhưng thỉnh thoảng lại mở mắt ra và lần nào cũng nói: “A, em đấy à, Ê- min!”
Khi Ê- min nhìn tuyết xoáy cuộn rồi rơi xuống bên ngoài cửa sổ, lòng căm thù tuyết của cậu ngùn ngụt, cháy dữ dội đến nỗi dường như tất cả các bông tuyết ở làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả tỉnh Xméc- len cũng phải tan ra. Nhưng khốn nỗi tuyết vẫn không tan. Tuyết rơi xuống càng mạnh khiến cậu nghĩ rằng cả thế giới sắp sửa diệt vong trong tuyết. Ngày mùa đông rất ngắn, vậy mà chúng có vẻ dài ra nhất là đối với người đang ngồi và chờ đợi như Ê- min. Trời nhá nhem rồi chẳng mấy chốc sẽ tối đen.
– A, em đấy à, Ê- min, – anh An- phrết lại bảo. Nhưng giờ đây anh nói năng khó khăn hơn nhiều. Mẹ Ê- min mang tới một chút nước quýt và bắt Ê- min uống. Bà cũng cố gắng cho anh An- phrết uống một tí, nhưng anh không muốn chút nào. Mẹ Ê- min đành thở dài và đi ra. Tối khuya, chị Li- na tới bảo đã đến giờ Ê- min đi ngủ. Cậu phải biết là đã quá muộn rồi.
– Em sẽ ngủ trên sàn, cạnh anh An- phrết, – Ê- min đáp. Và cậu đã làm như vậy. Cậu tìm quanh, cố kiếm một cái đệm cũ và một cái chăn dày. Đó là tất cả những gì cậu cần để gác đến ngày mai. Nhưng cậu không thể ngủ được; cậu chỉ có thể nằm thức, ngắm ngọn lửa sắp tàn trong lò, trong khi lắng nghe chiếc đồng hồ báo thức của anh An- phrết kêu tích tắc và hơi thở gấp gáp của anh cùng với những tiếng rên rỉ đôi lúc anh thốt ra.
Thỉnh thoảng cậu gà gật, nhưng rồi lại choàng tỉnh dậy và cảm thấy có tội. Trong đêm, cậu cảm thấy sẽ vô cùng tồi tệ và nếu cứ ì ra không làm gì thì quá chậm mất. Vào 4 giờ sáng, Ê- min quyết định những gì phải làm: Cậu phải đưa anh An- phrết đến bác sĩ ở Ma- ri- an- ne- lun thậm chí nếu cả cậu và anh An- phrết có chết.
– Anh sẽ không nằm trên giường mà chết đâu, anh An- phrết ạ. Em không để thế được.
– Cậu không nói to, mà chỉ thầm nghĩ, nhưng cậu đã quyết định rồi. Ê- min bắt đầu sửa soạn ngay lập tức. Cậu phải đi trước khi có ai dậy có thể ngăn cản cậu. Cậu có hẳn một giờ trước khi chị Li- na dậy vắt sữa bò và cậu phải làm xong mọi việc trong khoảng một tiếng đồng hồ đó. Không ai có thể biết là Ê- min đã vất vả đến mức nào. Phải lôi cái xe trượt tuyết ra khỏi kho để xe ngựa, phải dắt Lu- cax ra khỏi chuồng và đóng yên, rồi còn phải đưa anh An- phrết lên xe trượt tuyết nữa
– Việc đó là khó nhất. Tội nghiệp anh An- phrết, anh loông choông bước và bám vào Ê- min rất nặng nhọc. Lúc cố tới được cái xe trượt, anh ngã lăn xuống tấm thảm da cừu và nằm như chết. Ê- min cuốn thảm xung quanh anh An- phrết, chỉ để chừa cái mũi, sau đó cậu ngồi lên chỗ xà ích, giật dây cương hét con Lu- cax “Tắc! Tắc!”. Nhưng con Lu- cax lại ngoái lại nhìn Ê- min nghi ngờ. Chẳng nhẽ Ê- min không nghĩ là ra ngoài trời lúc tuyết rơi như thế này là điên rồi ư? – Bây giờ tao là người ra lệnh, Lu- cax, nhưng khi nào tới đường cái thì đến lượt mày. Đèn trong bếp bật sáng
– Chị Li- na đã dậy. Họ ra đi vừa đúng lúc. Ê- min cưỡi trên con ngựa, kéo cái xe trượt tuyết lao vun vút ra khỏi cổng trại Cát- thun tới đường cái, xuyên qua làn gió tuyết. ôi! Thời tiết thật là kinh khủng! Tuyết chui vào tai và đọng lại ở mắt Ê- min khiến cậu không nhìn thấy gì cả, trong khi cậu cần phải thấy đường đi. Cậu dùng đôi găng tay đấm bốc lau mặt, nhưng vẫn không nhìn thấy đường, mặc dù trên xe trượt tuyết đã treo những hai cái đèn. Không có đường, chỉ có tuyết. Nhưng Lu- cax đã tới Ma- ri- an- ne- lun nhiều lần rồi và có lẽ nó vẫn còn nhớ đường. Nó là một con ngựa chính cống có thể đi cùng bạn trong sương tuyết. Bằng cách này, cách khác, nó kéo cái xe trượt vượt qua các đống tuyết. Công việc tiến triển chậm chạp, và cái xe trượt xóc mạnh mỗi lần cắm sâu xuống tuyết. Nhưng họ vẫn tiến lên được từng tí, từng tí một. Nhiều lần Ê- min phải xuống xe xúc tuyết. Cậu khỏe như một con bò đực; đêm đó, cậu xúc được nhiều tuyết đến nỗi không thể quên được.
– Người ta sẽ biết mình có khỏe hay không trong thử thách, – cậu giải thích với Lu- cax. Đúng là Ê- min khỏe thật. Dặm đường đầu tiên đi trôi chảy, nhưng sau đó thật khó khăn. Phải, nó đã trở thành một cơn ác mộng thực sự đối với Ê- min. Cậu mệt lử, cảm thấy cái xẻng nặng trịch và cậu không thể nhắc nó lên nhịp nhàng thêm được nữa. Những ngón tay của cậu tê cứng, cả __________hai tai cũng thế, mặc dù cậu đã quấn khăn len trùm lên cái mũ lưỡi trai để nó khỏi bay mất. Nhìn chung, thật là khổ sở, dũng khí của cậu giảm dần, giảm dần. Bố cậu đã nói đúng: “Chúng ta không thể làm gì được nữa đâu, Ê- min ạ, con biết là chúng ta không thể mà”. Lu- cax cũng bước chậm dần. Đối với con ngựa, việc lôi cái xe đang mắc kẹt mỗi lúc một khó. Và cuối cùng, những gì Ê- min sợ đã xảy ra. Cái xe đột nhiên lún xuống. Ê- min nhận thấy là người và xe đã rơi xuống rãnh. Đúng, họ đang ở trong rãnh, Lu- cax ra sức kéo mạnh, còn Ê- min thì đẩy cho đến khi mũi cậu chảy máu, nhưng không hơn được gì.
Cái xe không hề động đậy. Thế là Ê- min nổi trận lôi đình. Cậu căm tức tuyết, cái xe, cái rãnh và cả sự thất bại. Có cái gì bùng nổ bên trong cậu và cậu kêu lên tuyệt vọng rất to. Lu- cax hoảng hốt, có lẽ anh An- phrết cũng vậy, nhưng anh không hề có dấu hiệu gì là còn sống cả. Ê- min bỗng thấy sợ và ngừng hét.
– Anh còn sống chứ, anh An- phrết? – cậu sốt ruột hỏi.
– Tất nhiên, – anh An- phrết đáp bằng một giọng lạ hoắc, rầu rĩ, khủng khiếp.
Ê- min lại hết giận, cậu cảm thấy buồn ghê gớm. Mặc dù anh An- phrết đang nằm trong xe tượt tuyết kia, song Ê- min vẫn đơn độc và không ai giúp đỡ. Cậu không biết phải làm gì. Cậu muốn nằm xuống tuyết, ngủ mãi và quên đi tất cả. Nhưng không xa đường cái lắm có một trang trại; Ê- min gọi nó là nhà Bánh Đa vì nó quá nhỏ và lúc Ê- min đến thì thấy một lũ trẻ mũm mĩm đang đứng ở cổng ăn bánh đa. Bỗng nhiên cậu nhìn thấy ánh sáng trong chuồng bò.
– Em sẽ nhờ người giúp đỡ, anh An- phrết ạ, – cậu nói, nhưng anh An- phrết không trả lời.
Cậu bước đi, chân ngập trong tuyết và lúc cậu bước qua cửa chuồng bò thì trông cậu giống y như một người tuyết. ông chủ trang trại Bánh Đa đang ở trong chuồng bò; ông vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé ở trang trại Cát- thun đứng ở cửa ra vào, mũi chảy máu, còn nước mắt thì giàn giụa. Ê- min đang khóc, cậu không thể cầm nổi và tồi tệ hơn, cậu biết là ông chủ trang trại Bánh Đa không muốn ra ngoài tuyết. Quả thật ông không thích thế, nhưng ông không nỡ từ chối, nên đã dùng con ngựa, một sợi dây thừng và một cái móc, lôi cái xe trượt tuyết ra khỏi rãnh nước miệng không ngớt làu bàu. Nếu ông chủ trang trại Bánh Đa là người tử tế, hẳn ông phải tìm cách giúp Ê- min đến được Ma- ri- an- ne- lun, nhưng ông ta đã không làm thế. Ê- min và Lu- cax tiếp tục đi một cách mệt nhọc và tuyệt vọng, cố vượt tuyết mà tiến. Nhưng họ không đi được thêm nữa. Cả hai đều loay hoay hết sức mình: họ đã quá mệt đến nỗi di chuyển rất chậm chạp. Cuối cùng Ê- min phải bỏ dở, cậu không làm gì được nữa, thậm chí không nhấc nổi cái xẻng xúc tuyết.
– Em không thể tiếp tục đi được nữa đâu, anh An- phrết ạ, – cậu nói và bắt đầu khóc.
Còn khoảng một dặm nữa là tới Ma- ri- an- ne- lun, và thật đau lòng nếu phải bỏ dở, một khi đã tới gần như vậy. Anh An- phrết im lặng. Có thể anh đã chết. Con Lu- cax đứng cúi đầu như thể nó đang xấu hổ, nhưng nó không thể đi được nữa. Ê- min leo vào ngồi trong ghế xà ích, cậu khóc âm thầm. Tuyết rơi vào người cậu và cậu bất động. Thực ra, cậu chỉ muốn ngồi trong ghế xà ích, mặc cho tuyết bao phủ. Nhưng làm gì có tuyết và làm gì có mùa đông. Cậu ngủ thiếp đi; và đó lại là mùa hè, cậu và anh An- phrết đang bơi trong cái hồ ở Cátthun.
Anh An- phrết muốn dạy Ê- min bơi. Thật là ngốc, chẳng lẽ anh An- phrết lại không biết là Ê- min đã biết bơi? Anh quên mất là chính anh đã dạy cậu từ mấy năm trước rồi ư? Ê- min biểu diễn cho anh xem cậu bơi giỏi đến mức nào; cả hai cùng bơi mãi, xa tít khỏi bờ. Đắm mình trong làn nước thật là thích và Ê- min nói:
“Chỉ có anh em ta thôi mà, anh An- phrết ạ”, rồi cậu đợi anh An- phrết trả lời như mọi khi: “Phải đấy, Ê- min, chỉ có anh em ta…”. Thay vào đó, cậu lại nghe thấy tiếng nhạc xe trượt tuyết, và đó là điều vô lý, khi đang bơi thì làm gì có nhạc xe trượt tuyết. Ê- min cố gắng tỉnh dậy và mở mắt ra. Cậu thấy một cái xe ủi tuyết đang đi trong tuyết. Đúng, đó là một cái xe ủi tuyết từ Ma- ri- an- ne- lun tới. Người lái xe cứ ngỡ là ông đang nhìn thấy một con ma, chứ không phải là cậu bé ở Cát- thun bị tuyết bao phủ.
– Từ đây đến Ma- ri- an- ne- lun đường có thoáng không chú? – Ê- min phấn chấn hỏi.
– Có, nếu cháu nhanh chân lên, – người lái xe vui vẻ đáp.
– Nửa tiếng nữa đường lại xấu như cũ đấy.
Nhưng nửa tiếng thừa đủ đối với Ê- min. Phòng đợi của bác sĩ chật ních người. ông bác sĩ vừa thò đầu ra khỏi phòng khám xem ai là người tiếp theo, thì mọi người trong phòng đợi gần như giật bắn khỏi ghế ngồi vì Êmin vừa lao ào vào, vừa hét lên:
– Anh An- phrết sắp chết trên xe trượt tuyết ở ngoài kia kìa! ông bác sĩ không để phí thời gian. ông bảo hai bệnh nhân đang ngồi đợi ra khiêng anh An- phrết vào và đặt anh lên bàn mổ. ông nhìn lướt qua anh An- phrết rồi nói to:
– Mọi người hãy về hết đi, tôi có việc bận. Ê- min nghĩ là anh An- phrết sẽ khỏi khi tới được bác sĩ, nhưng khi thấy ông cũng lắc đầu giống bà Crô- xa Ma- da, thì cậu lại sợ: Chẳng lẽ muộn quá rồi sao, chẳng lẽ anh Anphrết vô phương cứu chữa hay sao? Cậu sợ hãi đến buồn nôn, nghẹn ngào túm chặt lấy bác sĩ, gào lên:
– Cháu sẽ biếu ông con ngựa của cháu, nếu ông chữa khỏi cho anh ấy. ông có làm được không? ông bác sĩ nhìn Ê- min rất nghiêm túc:
– Ông sẽ làm hết khả năng, nhưng ông không hứa bất cứ cái gì được. Anh An- phrết nằm im, không có một dấu hiệu sống sót nào, nhưng một lần anh mở mắt ra, lơ mơ nhìn Ê- min.
– Em đấy à, Ê- min? – anh hỏi.
– Phải, Ê- min đấy. Nhưng nếu cậu ấy đi khỏi đây một lát thì sẽ tốt hơn, bởi tôi sẽ phải làm phẫu thuật, anh
An- phrết ạ. Có thể đọc được trong ánh mắt anh An- phrết sự sợ hãi. Anh không quen bác sĩ và những gì ông làm.
– Cháu nghĩ là anh ấy hơi sợ đấy, – Ê- min bảo.
– Có lẽ cháu ở lại đây là tốt nhất. Bác sĩ gật đầu:
– Một khi cháu đã chịu đựng được cả chuyến đi vừa rồi, nhất định cháu chịu đựng được chuyện này. Ê- min nắm chặt bàn tay lành lặn của anh An- phrết trong khi bác sĩ mổ tay kia. Anh An- phrết không kêu một tiếng nào. Anh cũng không gào lên, hay khóc lóc, cho dù Ê- min có khóc đôi chút, nhưng âm thầm nên không ai nhận thấy. Hôm trước đêm Nô- en, Ê- min đã không về nhà cùng với anh An- phrết. Sau đó thì cả làng Lơn- nơbéc- gơ đều biết đến việc làm cao thượng của cậu, và mọi người rất tự hào về cậu. Họ đều nói:
– Tôi lúc nào cũng yêu quý cậu bé ở Cát- thun đó. Tôi không hiểu là tại sao mọi người luôn phàn nàn về cậu.
Đứa bé nào mà chẳng có lần nghịch ngợm. Ê- min mang về cho bố mẹ bức thư của bác sĩ. Thư viết: “ông bà có thể tự hào về cậu con trai của mình”. Mẹ Ê- min đã viết vào quyển sổ bìa xanh:
“Chúa ơi! Trái tim người mẹ của tôi dịu đi biết chừng nào. Có những lúc tôi đã thất vọng vì Ê- min. Nhưng giờ đây tôi sẽ được thấy mọi người ở xứ đạo kể chuyện này và chắc chắn là như vậy”. Nhưng buổi sáng Êmin và anh An- phrết biến mất, ở trang trại Cát- thun mới khủng khiếp làm sao. Bố Ê- min bỗng đau bụng và phải lên giường nằm. ông nghĩ là sẽ không bao giờ thấy Ê- min sống sót trở về nữa. Sau đó, bức thư gửi từ Ma- ri- an- ne- lun làm cho ông dễ chịu hẳn. Nhưng khi Ê- min lao vào nhà báo cho bố biết là cậu đã quay về, ông hãy còn đau bụng. Mắt bố Ê- min sáng long lanh khi nhìn thấy cậu:
– Con là một đứa trẻ ngoan, Ê- min ạ, – ông nói. Còn Ê- min thì sung sướng đến nỗi tim cậu như nhảy ra khỏi lồng ngực. Đây là một trong những ngày cậu yêu bố. Mẹ Ê- min thì rất hãnh diện:
– Phải, Ê- min của chúng ta là một đứa trẻ tốt, – bà nói và xoa nhẹ cái đầu bờm xờm của cậu. Bố Ê- min nằm đặt cái vung xoong nóng lên bụng, bởi vì như thế sẽ dịu đau, nhưng giờ thì nó đã nguội và cần đốt nóng lại.
– Để con làm cho, – Ê- min háo hức kêu lên.
– Giờ thì con phải săn sóc người bệnh rồi. Bố Ê- min gật đầu tán thưởng:
– Và bà có thể pha luôn cho tôi một cốc nước quả, – ông bảo với mẹ Ê- min. Thật là một sự dàn xếp lý tưởng. ông nằm khểnh đấy và được mọi người săn sóc. Nhưng mẹ Ê- min còn nhiều việc phải làm, cho nên một lúc sau bà mới chuẩn bị xong nước quả. Lúc đang rót nước quả, bỗng bà nghe thấy từ phòng ngủ vọng ra một tiếng rống. Đó là tiếng bố Ê- min. Khi mẹ Ê- min chạy vào, cái vung lăn thẳng vào phía bà. Bà vội nghiêng người tránh, nhưng vì quá sợ nên bà làm đổ cốc. Nước quả bắn tung tóe lên nắp xoong kêu xèo xèo dữ dội.
– Trời ơi! Sao con làm cái vung nóng thế? – bà hỏi Ê- min đang bối rối đứng nhìn.
– Chỉ nóng như cái bàn là thôi ạ, – Ê- min đáp.
Rõ ràng là lúc Ê- min nung nóng cái nắp xoong trong bếp thì bố cậu đang ngủ. Lúc quay lại, Ê- min thấy bố đang ngủ ngon và không muốn đánh thức ông dậy nên cậu cẩn thật đặt cái vung lên bụng bố, bên dưới cái chăn trùm. Phải, thật là bất hạnh bởi cái vung quá nóng. Mẹ Ê- min tìm cách làm cho ông bình tĩnh lại:
– Nào, nào, tôi mang dầu xoa cho ông đây. Nhưng bố Ê- min đã ngồi dậy. ông bảo là không nên nằm dài trên giường khi Ê- min đã ở nhà. Ngoài ra ông muốn tới chào anh An- phrết. Anh An- phrết ngồi trong bếp, trông nhợt nhạt, tay vẫn còn đeo băng, nhưng rất phấn khởi. Còn chị Li- na thì vui mừng lượn qua lượn lại quanh anh. Chị và bà Crô- xa Ma- da đang bận cọ rửa bát đĩa, chai lọ, nồi chảo bằng đồng cho sáng bóng lên chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Nhưng chị Li- na không thể ngồi im được. Chị xích lại gần anh An- phrết, một tay cầm giẻ lau, tay kia cầm cái bánh pho- mát mốc meo và làm như chị mới phát hiện ra quặng vàng trong bếp không bằng. Bé I- đa không thể rời mắt khỏi anh An- phrết. Bé nghiêm nghị nhìn anh, cố tìm hiểu xem có phải vẫn là anh An- phrết hồi trước đã về nhà không. Bà Crô- xa Ma- da liến thoắng kể về bệnh nhiễm trùng máu cho tới khi sùi cả bọt mép. Bà nói rằng anh An- phrết nên vui mừng vì mọi chuyện đã kết thúc như vậy.
– Nhưng anh phải cẩn thận đấy, bởi vì nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng, nó có thể làm cho anh bao lâu sau khi khỏi vẫn ốm lại được.
Tối hôm đó ở Cát- thun thật vui. Mẹ Ê- min bỏ ra những cái xúc xích bao bột yến mạch. Họ ăn một bữa tiệc xúc xích hẳn hoi, sung sướng ngồi cùng nhau trong bếp, không khí Nô- en rạo rực; cả Ê- min, bố mẹ, bé I- đa, anh An- phrết, chị Li- na và bà Crô- xa Ma- da.
Đúng, tối đó giống như tối Nô- en vậy, từ những cái kẹo trên bàn tới tất cả những thứ khác. Những cái xúc xích bao bột yến mạch được rán giòn vàng rộm thì ngon tuyệt, mọi người ăn kèm với quả mọng. Anh Anphrết ăn gần hết, mặc dù bằng một tay thì hơi khó. Chị Li- na nhìn anh trìu mến và đột nhiên nảy ra một ý:
– Này, anh An- phrết, bây giờ anh không bị nhiễm trùng máu nữa rồi thì chúng ta có thể cưới nhau vào mùa xuân tới chứ? Anh An- phrết hoảng sợ đến nỗi làm dây hết nước quả vào quần.
– Tôi không hứa đâu, – anh nói.
– Tôi hãy còn một ngón tay cái. Ai có thể khẳng định là tôi không bị nhiễm trùng máu ở ngón đó nữa? – Nếu anh để thế, – Ê- min bảo.
– Em sẽ chôn anh xuống phía bắc nhà, thế là chắc chắn nhất bởi vì em sẽ không đưa được anh đến Ma- ri- anne- lun lần nữa đâu. Bà Crô- xa Ma- da nhìn chằm chằm vào Ê- min.
– Cháu thì chuyện gì cũng đùa được, – bà xót xa nói. Trong khi mọi người đang ngồi cả đó, mẹ Ê- min rút bức thư của bác sĩ ra khỏi túi tạp dề và dưới ngọn nến Nô- en, bà đọc to lên những điều bác sĩ viết về Ê- min. Bà quả quyết là nếu mọi người đều nghe thấy thì cũng chẳng tổn hại gì. Họ yên lặng bởi trong thư toàn những từ tốt đẹp. Cuối cùng, bé I- đa lên tiếng:
– Nói về anh đấy, anh Ê- min ạ. Ê- min lúng túng không biết làm gì.
Mọi người đều nhìn cậu và cậu thấy khó chịu, nên nhìn chòng chọc ra ngoài cửa sổ. Nhưng thế vẫn chưa làm cậu thoải mái hơn bởi vì cậu nhận thấy là tuyết lại rơi và cậu biết là ai sẽ phải dậy sớm sáng mai để xúc tuyết.
Ê- min lại lao vào ăn xúc xích, nhưng mặt cứ cúi gằm xuống. Cậu chỉ liếc nhanh lên xem mọi người còn nhìn mình nữa không. Dù sao đi nữa, mẹ Ê- min vẫn nhìn. Bà không thể rời mắt khỏi đứa con trai yêu dấu. Trông cậu rất hiền hậu khi ngồi đó; hai má đỏ hồng, mái tóc quăn vàng hoe hoe, đôi mắt ngây thơ màu xanh lơ.
Trông cậu giống như một thiên thần lễ Nô- en. Ngoài ra, những lời của bác sĩ làm cho bà có thể tự hào về cậu.
– Thật là buồn cười, – mẹ Ê- min nói.
– Thỉnh thoảng khi nhìn Ê- min, tôi lại có cảm giác là một ngày nào đó, nó sẽ trở nên quan trọng. Bố Ê- min có vẻ nghi ngờ:
– Như thế nào mà quan trọng được? – ông hỏi.
– Làm sao mà tôi biết được? Chủ tịch hội đồng địa phương chẳng hạn, hoặc là một cái gì đấy. Chị Li- na cười ha hả:
– Người ta không thể có được một chủ tịch hội đồng địa phương nghịch tinh đâu, – chị bảo.
Mẹ Ê- min lại nghiêm nghị nhìn chị, nhưng không nói gì, bà chỉ giận dữ đưa mời đĩa xúc xích. Ê- min tự lấy n, và trong khi từ từ rưới nước quả lên xúc xích, cậu bắt đầu thắc mắc không hiểu mẹ cậu vừa nói gì. Thử ghĩ xem, cậu có thể thực sự trở thành chủ tịch hội đồng địa phương khi lớn lên được không. Đó cũng không pải là một ý nghĩ xấu, một người nào đó phải làm chủ tịch chứ. Sau đó cậu bắt đầu thắc mắc những điều Lina ói. Chị cho rằng cậu sẽ trở thành chủ tịch hội đồng nghịch tinh địa phương, thế những trò nghịch tinh ấy sẽ là gì nhỉ. Cậu rót sữa vào cốc và tiếp tục suy nghĩ. Chủ tịch hội đồng nghịch tinh địa phương hẳn phải rất đặc biệt, bởi vì người ta không thể nghĩ ra nhiều trò nhanh như chớp được. Đúng lúc, sắp sửa uống sữa, cậu lại nghĩ tới một trò tinh nghịch tuyệt diệu và cười phá lên khiến sữa bắn vọt qua bàn và hắt vào bố. Bố Ê- min không nói nhiều bởi vì xét cho cùng, ông không thể bực mình với người được bác sĩ ca ngợi hết lời, người đã làm một việc đáng khâm phục đến như vậy. ông chỉ lau khô và chua xót nói:
– Chúng ta có thể thấy ai lại về nhà nữa nhỉ? – Đừng nói vậy, – mẹ Ê- min trách móc, còn bố Ê- min thì không nói thêm nữa, nhưng ông bắt đầu nghĩ về tương lai của cậu con trai.
– Tôi không tin là nó sẽ trở thành chủ tịch hội đồng địa phương, – cuối cùng ông nói, – nhưng rất có thể nó sẽ trở thành một công dân hữu ích. Miễn là nó khỏe mạnh, sống lâu và Chúa phù hộ cho nó. Mẹ Ê- min gật đầu đồng tình:
– Phải, nếu Chúa muốn vậy.
– Và nếu anh Ê- min muốn thế, – bé I- da nói. Ê- min mỉm cười:
– Điều đó còn phải xem đã, – cậu đáp. Rồi tối đến và màn đêm buông xuống. Mọi người lên giường và say ngủ. Còn tuyết thì rơi xuống khắp trang trại Cát- thun, cả làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả tỉnh Xméc- len. (Không, không! Bạn không cần phải lo lắng. Bác sĩ không lấy mất Lu- cax và Lợn Xíu của Ê- min đâu).(Hết)
(Truyện ngắn hay nhất tại Truyen18.name)