Mời các bạn đọc truyện chưa dứt đêm dài truyện được cập nhật tại chuyên mục truyện ngắn hay của Truyen18.name.
Chưa dứt đêm dài truyện ngắn
Ðang đọc lại bản danh mục các thùng thuốc tây giao ngày hôm qua, Chung ngẩng đầu lên vì có tiếng chân người bước vào phòng thuốc sickbaỵ Hắn nhận ra gã trại phó, một người dong dỏng, gương mặt nham hiểm mang cặp mắt kiếng mát tên Ðặng Tứ. Tứ ngồi xuống ghế đưa mắt nhìn quanh :
– Tuần này tụi xếp không có ở đây chứ gì nữa ? Nếu anh quyết định “làm” thì tuần này là tiện nhất.
Chung bối rối nhìn Tứ. Gã phó trại gỡ cặp kính mát ra, nheo mắt nhìn lại Chung. Từ trong cặp mắt ti hí của gã, một sự de dọa toát ra một cách hung hãn của dân chuyên nghiệp, một kẻ đã từng được huấn luyện để đe dọa người khác, soi thấu vào tâm khảm người đối diện. Chung mở ra đóng lại quyển sổ thuốc để che đi nỗi lo lắng, một lúc sau mới tìm ra câu trả lời :
– Ðược… Ðể tôi xem tình hình đã. Chiều về tôi sẽ ghé qua nói chuyện với anh.
Ðặng Tứ đứng dậỵ Gã chống hai tay xuống bàn, cúi đầu nhìn trừng trừng nói thấp giọng, âm thanh đặc sệt :
– Trong nội tuần này thôi đó. Ðể tụi xếp về, hết làm ăn được là anh chịu trách nhiệm với tụi nàỵ
Nói xong, gã bước ra cửạ Chung thấy thấp thoáng sau hàng rào sickbay, có hai thằng mặt ngựa đi theo Ðặng Tứ về phía mấy dãy longhouse đằng phía gần bãi biển. Chung ngồi thừ người, suy nghĩ lo lắng. Bọn đầu gấu trong trại Pulau Bidong này đã từ lâu lập thành băng đảng, một thứ băng đảng hợp pháp dưới mắt nhân viên an ninh địa phương. Security Mã Lai biết rõ bọn này là thành phần bất hảo, nhưng vẫn xử dụng như một thứ vũ khí, vừa để đỡ phải tốn công vừa cho bọn này có “chức vụ”, để dễ bề kiểm soát; y như chiến thuật của ông thầy trung học thường cho thằng học trò ngỗ nghịch nhất làm trưởng ban trật tự là nó sẽ ổn định được cái đám lâu la đàn em hay phá phách. Nhưng ở trong cái trại chen chúc thuyền nhân người Việt này, những kẻ có thế lực hợp lại thành một cái vương quốc nho nhỏ để áp bức những người đồng hương xấu số. Ðầy kinh nghiệm về hối lộ, trấn áp và biển thủ, họ tạo thành một hệ thống buôn lậu, mang gái cho Taskforce, lấy đồ trong kho cao ủy bán ra ngoàị Mấy hôm nay, Ðặng Tứ thúc dục Chung phải gấp rút thi hành phương án “bốc” kho thuốc trụ sinh của sickbay do Chung giữ nhiệm vụ thủ kho, để tẩu tán cho những ghe Hoa Kiều ngoài Kula Lumpur mỗi thứ bảy cập bến jetty giao hàng cho những tiệm chạp phô trên đảọ Ðại diện trại là ông Nguyễn Sơn, một cựu thiếu tá Thủy Tiên Quân Lục Chiến, một người thanh liêm không thuộc phe Ðặng Tứ thì đã ra Kula Lumpur họp khẩn với Cao Ủy Tỵ Nạn. Cho nên, họ phải ra tay gấp. Chung nắm giấy tờ chìa khóa giữ khọ Chỉ cần thuyết phục Chung, sau khi sự việc đã xong khai trình mất trộm. Cao lắm là Chung mất chân thủ quỹ, cũng chẳng hề hấn gì, còn hơn bị bọn Ðặng Tứ thù oán. “Mình chỉ muốn yên thân để đi định cư”, Chung lẩm bẩm, rồi uể oải nhìn lên đồng hồ treo tường. Ðã ba giờ chiềụ Buổi chiều trên Pulau Bidong in hệt như buổi chiều của Vũng Tàu, nơi Chung lớn lên những ngày mới di cư vào Nam, học tiểu học nhà thờ chánh tòa, tan học hay đi bộ ra bờ biển. Ở bãi trước, biển cũng xanh ngắt như bãi Pulau Bidong hôm nay, những đợt nước lăn tăn theo cơn gió nam từ Indonesia thổi lên; chỉ khác là bãi biển của những năm thơ ấu thì đầy du khách, còn bãi biển Mã Lai hôm nay lại toàn những khuôn mặt lo âụ Thuyền nhân ở đây không biết số phận họ trôi về đâụ Phái đoàn ỊN.S. thanh lọc những người không đủ tiêu chuẩn tỵ nạn; đã “xù” – tức là từ chối quyền định cư – rất nhiều ngườị Phần Chung, đơn từ lý lịch hắn đã nộp đủ, chỉ còn chờ “lên bàn bốn”. Bàn bốn, chặng chót của the immigration red tape, là chiếc máy chém ngọt đã vùi chôn bao nhiêu ước vọng của boat peoplẹ Thuyền nhân, sau khi bị bàn bốn từ chối quyền định cư là cuộc đời kể như tạm chấm dứt từ đâỵ Họ bắt đầu làm quen với những quãng ngày chán nản và chờ đợi bi thảm. Không biết được ngày nào mới ra khỏi trại, họ bắt đầu kiếm sống. Kẻ có tiền thì sang lại cửa hàng tạp hóa, quán cà phê, kẻ không tiền thì cố trồng thêm rau cải mang bán. Một số xoay ra làm các nghề chân tay như làm đậu hũ, làm tranh cưa lộng, làm những chiếc thuyền thủ công trang trí để bán cho những người rời trại làm quà cho thân nhân độ nhật. Số không nghề nghiệp quen sống phè phỡn bèn sinh ra buôn lậu, nấu rượu lậu, hay gia nhập băng đảng như loại của Ðặng Tứ; một số phụ nữ thì tìm cách kiếm tiền bằng phương pháp cổ điển nhất với vốn liếng trời chọ Nơi đây là đảo của Mã Lai, những gã lính rậm râu sâu mắt xa nhà lâu ngày cũng cần được giải khuây sau những tuần công tác…
Giòng suy nghĩ của Chung bị gián đoạn vì tiếng nhạc ồn ào từ chiếc loa phóng thanh bỗng im bặt nhường cho giọng của xướng ngôn viên phát ra từ văn phòng trại :
– Thông báo khẩn của ban thông tin văn phòng trại ! Thông báo khẩn của ban thông tin văn phòng trại ! Tàu sáu trăm sáu mươi bảy đến trại Pulau Pulau Bidong sáng nay gồm một trăm bốn mươi ba người, xin thông báo cho đồng bào trên đảo được rõ. Sau đây là danh sách thuyền nhân và gia đình. Ai là thân nhân của đồng bào tàu sáu sáu bảy có tên trong danh sách dưới đây hãy đến văn phòng cao ủy tỵ nạn để đón thân nhân. Chị Huỳnh thị Sáng quê Thủ Ðức đi với con là Lê văn Lương …
Chung gấp lại quyển sổ rồi nhìn ra phía bờ biển. Từ hơn tháng nay, ngày nào cũng có tàu đến đảo vì mùa này trời êm. Biển tháng tư thật hiền hòa với cả những chiếc ghe cũ nát, chẳng bù cho những tháng mùa thu khi trời làm giông gió đe dọa muốn nuốt trôi tất cả đám ghe tỵ nạn. Bây giờ là mùa hè, đảo Pulau Bidong với hàng dừa xanh mướt, những đợt sóng lăn tăn, cứ vài ngày lại một lần giang tay đón người ly hương cập bến lên bờ từ mấy chiếc giang đỉnh Mã Laị Lần nào cũng một cảnh quen thuộc : cửa tàu xịch mở, một người taskforce Mã Lai súng đeo ngang hông lầm lì bước ra, dẫn những boat people say sóng lảo đảo vịn vai nhau bước lên cầu jettỵ Họ tay ôm hành lý, mặt ngơ ngác dương mắt nhìn những người đến trước, cũng đang lố nhố chỉ chỏ chen nhau dọc bên bờ biển để nhận ra người quen. Gã taskforce đứng chống nạnh, gườm gườm nhìn xem có ai đứng không thẳng hàng ngay lốị Gã cầm chiếc ma-trắc khua lên trước mặt đám người mới tới để thị uỵ Những người mới đến, dường như sau mấy năm sống dưới xã hội chủ nghĩa đã quá quen với thân phận bị bắt nạt, lấm lét đứng yên hết nhìn gã taskforce lại nhìn hàng dừa xanh ngút ngàn trên đảo, những mái nhà sàn lạ mắt, khung cảnh nửa quen thuộc nửa xa lạ. Khi danh sách đã kiểm xong, thuốc ngừa đã chích và giấy tờ đã ký, người nào có thân nhân sẽ được lãnh ra ngay, nếu không sẽ được trưởng trại phân phối chỗ ở. Những người kiệt sức vì đói khát hay bệnh tật được đưa vào sickbay của trại vài ngày để hồi phục. Họ thường là những người gặp nạn trên đường vượt biên. Không mấy ngày lại không có những thảm cảnh cướp biển, phụ nữ bị bắt cóc, hãm hiếp, hay tàu hư máy đi lạc hết lương thực. Những câu chuyện bi đát được những người trong cuộc kể lại, nghe như chuyện của một quê hương hãy còn trong chiến tranh, như chuyện Huế năm Mậu Thân hay đại lộ kinh hoàng hồi những năm 72 khói lửạ Cách đây hai ngày, có một ghe hư máy khời hành từ Cần Giuộc lênh đênh trên biển gần một tháng hết đồ ăn nước uống. Khi hải quân Mã Lai vớt được thì mười bốn người đã chết, số còn lại được đưa hết vào sickbay, ngày hôm sau thêm hai người nữa qua đờị Cả cái bệnh xá nhỏ bé cật lực ra sức cứu mạng hai người nguy kịch. Chung dùng đến loại thuốc tốt nhất có sẵn trong kho để cấp cứu nhưng không có kết quả. Mà những thứ thuốc đó có thực sự kết quả hay không thì làm sao mà biết được ?
Vì ông bác sĩ duy nhất, người khả dĩ đủ trình độ nhất trong việc cải tử hoàn sinh cho các bệnh nhân cấp cứu là bác sĩ Long, anh rể của Chung thì đã đi Kuala Lumpur mấy ngày nay, còn Chung chỉ là một dược sĩ làm sao đương nổi với những ca ngặt nghèo như vậy ? Thực ra trên đảo còn có một y sĩ già người Tân Tây Lan, nhưng ông này lại lăn quay ra ốm nặng nhằm đúng vào ngày xui xẻo của mấy thuyền nhân mới tới kiạ Do đó, Chung phải kiêm nhiệm vụ bác sĩ bất đắc dĩ và hậu quả làm hắn buồn bã suốt từ hôm qua đến giờ. Ðứng bên giường bệnh nhìn một em bé gái tám tuổi giương đôi mắt vô hồn cố gắng chống chỏi với tử thần, nghe tiếng người mẹ khóc lóc thảm thiết, Chung rối bời ruột gan. Hắn biết em bé đã quá yếu, chỉ còn da bọc xương, cặp môi thiếu nước hai tuần lễ đã thâm tím, nghe mạch yếu hầu như không có, dù cho bác sĩ Long ở đây cũng chẳng có hy vọng bao nhiêụ Chai nước biển treo trên đầu gường vẫn nhỏ xuống từng giọt qua ống cao su truyền vào chiếc cổ tay gầy guộc, nhưng xem chừng chẳng ăn thua, vì em bé nhập viện quá trễ. Chung nghe một nỗi khổ tâm xé buốt trong tim. Vì hắn không sao quên được giọng ai oán của bà mẹ đứa bé, một người đàn bà khoảng mới ngoài ba mươi nhưng nét già hiện rõ như đã ngũ tuần. Chị ta ngước khuôn mặt cháy nắng đầy nước mắt ngước lên nhìn hắn, hai bàn tay chắp vào nhau lạy lấy lạy để :
– Tui cắn rơm cắn cỏ vái bác sĩ cứu dùm con tui ! Cắn rơm cắn cỏ vái bác sĩ cứu dùm con tui với !
Chung loay hoay gỡ ống nghe, ôn tồn tìm lời giải thích :
– Cháu quá kiệt chị ạ… Tôi cũng không phải bác sĩ ở đâỵ Ông bác sĩ Long tuần sau mới về, ổng giao khu này cho tôị Tôi chỉ biết chia buồn với chị…
Vừa nghe tới đó, người mẹ đang đau khổ van xin lập tức ngưng khóc đứng bật dậy, đổi giọng để tuôn ra một tràng chửi rủạ Nỗi đau mất con lại cộng thêm với lời thú nhận của cái thằng mắc dịch mặc áo choàng trắng mà từ hôm qua đến nay chị cứ đinh ninh là bác sĩ trực làm chị ta phát nổi điên. Chung bước vội đi, trong lúc mấy người y tá vực chị đàn bà lên vì chị ta đã bắt đầu khuỵu xuống, miệng vẫn còn lảm nhảm la lối :
– Ð.m. mày giết con taọ.. Trên ghe cả tuần hổng sao lên đây chết… Ð.m. mày giết con taọ Hồi hổm tưởng mày bác sĩ ai dè là thằng ngu thành số con tao xui gặp mày…
Chung vào phòng trực gieo người xuống ghế, tay ôm đầu nhìn qua cánh cửa sổ mắt lưới, buồn rầu pha lẫn hổ thẹn nhìn đám thân nhân người bệnh đang ngồi chờ đến giờ lấy thuốc. Họ cũng nhìn hắn. Họ cũng nghe thấy những tiếng gào thét của người thiếu phụ mất con. Có những cặp mắt tỏ vẻ ái ngại như thông cảm cho hoàn cảnh của hắn, lại có vài người có vẻ chế nhạo miệt thị. Chung biết trước khi lãnh thuốc, chẳng ai dại gì mà mở miệng. Nhưng hắn biết, sớm muộn gì lát nữa đây, tiếng xì xào bên ngoài bệnh xá sẽ truyền lan để nguyền rủa hắn. Hắn tưởng tượng ra, trong những kẻ xúm xít nói xấu hắn sẽ có người chê bai cao giọng:
– Ông nội Chung này mà chạy chữa cái gì ! Con nhỏ tới số mới vô cấp cứu nhè bữa thằng chả trực.
– Ừa … Hồi đó chuyên môn chạy cò thuốc tây ở Nguyễn Thông, đ.m. bản mặt chả tao gặp hoài ngồi uống cà-phê kế hẻm bi-da Minh Nghĩạ Biết gì mà cũng đòi chữa đ.m. làm cho con người ta chết sảng.
Rồi biết đâu may ra sẽ có một người nào đó thông cảm bênh vực cho hắn :
– Mày biết gì mà nói ! Hai cha bác sĩ thường trực đi vắng thì “giả” phải thế chớ saọ Còn hơn là không có ai trực. Mụ nội mày nói hay quá sao mày không vô trực dùm “giả” luôn đi ?
Chung lắc đầu, chán ngán nhìn lên trần nhà. Sự sống và cái chết, hắn chưa bao giờ trực diện như hôm nay, gần gũi thân thiện với nó như một thứ tri kỷ vừa gặp. Hắn vừa xấu hổ, vừa cảm thấy mình có trách nhiệm, vừa thấy một nỗi bất lực hoàn toàn. Giá như hắn là bác sĩ thật thì cảm giác xốn xang này chắc phải nhẹ hơn nhiều, vì hẳn đã từng phải chạm trán với những hoàn cảnh tương tự. Nhưng hắn lại chỉ có bằng dược, lại chưa từng chính thức hành nghề bao giờ. Bởi vì, hắn vừa tốt nghiệp xong loay hoay chưa kịp mở tiệm là mùa xuân 75 xảy đến. Tất cả dự tính đảo lộn hết. Chung ngồi nhà mãi cũng chán, bèn xoay ra buôn bán đồ cũ, máy cassette rồi sau cùng là thuốc tâỵ Vài năm sau, các bạn cùng khóa đã lần lượt vượt biên gần hết. Nhưng Chung chưa cần đi vộị Hắn còn mải kiếm tiền, buôn bán đủ loại thuốc tây trên vỉa hè Nguyễn Thông từ thuốc Pháp đến thuốc Mỹ, Úc và cả những thứ thuốc không được… tây cho lắm, như thuốc Liên Xô và Hungarỵ Thuốc của Chung, đại đa số đều đã quá hạn, vẫn bán chạy như tôm tươi vì dân Việt ta vốn dễ tính, cứ được mác Pháp, giá hạ là xong. Chung thường nói với bạn bè :
– Tụi bào chế dược phẩm ngoại quốc quá cẩn thận, chuyên môn đề ngày hết hạn sớm hơn thực tế. Ví dụ như thuốc đề hết hạn năm 77 thì đúng ra phải đến 79 mới thực sự là không còn dùng được nữạ Tao mua rẻ nên bán rẻ cho đồng bàọ Uống vào khỏi tất. Chẳng hơn là “tọng” vào ruột mấy cái thuốc dân tộc bán ngoài tiệm quốc doanh như xuyên tâm liên với lại khưu hồng đản !
Có lẽ phước chủ may thầy thế nào, mà trong suốt mấy năm chẳng có ai trong số những khách hàng của Chung bị thuốc vật, vì chẳng thấy ai đón đường làm dữ hay tìm hắn để mắng vốn. Hoặc biết đâu đã có vài người đã ngỏm sau khi uống thuốc của hắn, nhưng may sao mấy người này lại đều tứ cố vô thân nên không có ai là bà con để đến bắt đền Chung chăng ? Hắn cũng không rõ lắm. Chỉ biết một điều là cái hòm sắt của Thủy Tiên, vợ hắn, đã dần dần đầy ắp những thẻ vàng lá Kim Thành tươi mầu óng ánh. Cứ mỗi tháng, chiết tính sổ sách xong, là Chung để ra được ít nhất một lượng, có khi lượng rưỡị Thời buổi gạo châu củi quế dân chúng còn phải dằn bụng bằng bo bo và khoai mì, kiếm được một lượng vàng thực không phải nhỏ. Nhưng không biết vì sao dân xì thẩu Chợ Lớn sau mấy năm đổi đời vẫn còn tiền ăn chơi rủng rỉnh, và nhất là vẫn còn dư vàng để trả cho những tổ chức vượt biên bán chính thức với giá mà người Việt khó lòng trả nổị Ði bán chính thức, công an thành phố đòi những bảy cây một đầu người ! Cho nên, Chung phải cố gắng kiếm cho đủ số. Mỗi ngày hắn bươn chải trên chiếc Suzuki từ Nguyễn Thông phóng xuống Lăng Cha Cả, qua Lê Thánh Tôn đến Thủ Khoa Huân để chạy thuốc. Hắn cần phải có ít nhất ba chục cây vì gia đình hắn gồm tới năm người cả thảỵ Những chuyến hàng mua lại từ trạm Tân Sơn Nhất, những hôm chờ chực ở bưu điện Hai Bà Trưng hay bùng binh Khổng Tử để thâu mua, hay những trưa đứng nắng ở công trường nhà thờ Ðức Bà cũng chẳng làm Chung thấy khổ sở hay vất vả. Trái lại hắn rất phấn khởi, tin vào một ngày mình dành dụm đủ tiền để vượt biên, mang vợ con tới bến bờ tự do sống huy hoàng như những người bạn đi năm bảy lăm trong những tấm hình màu gửi về từ Mỹ.
Chung lấy Thủy Tiên năm hắn mới ra trường. Thủy Tiên cũng dễ nhìn. Nàng dáng người cân đối, nước da trắng muốt, hay cười để phô hàm răng đều đặn. Chỉ phải một điều, nàng có đôi mắt ướt át đẩy đưa, khi bình thường thì sắc lẻm, khi cười thì tít lạị Các cụ bảo đó là mắt lá răm, hay mắt nòi tình. Chung chẳng tin vào tướng mệnh. Ðối với hắn, cặp mắt lá răm kia đã chính là lý do để hắn chú ý tới Thủy Tiên trong buổi gặp đầu tiên vào một buổi tối trong sân nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Tối hôm ấy Thủy Tiên trông thật quyến rũ trong chiếc áo dài tha thướt, cùng với các bạn trong ban hợp ca đang cất cao giọng hát để mở đầu cho đêm lễ giáng sinh 1973. Tiếng hát ca đoàn và organ của bản Ðêm Thánh Vô Cùng êm ả lan ra trùm lấy không khí đêm lễ. Thuỷ đứng hàng trước, tay cầm xấp giấy nhạc, đi bè cao, giọng lánh lót say sưa những lời chúc tụng thiên chúa giáng sinh. Ðột nhiên ánh mắt nàng chạm phải tia nhìn của gã thanh niên lạ mặt ngồi hàng ghế đầụ Chung say sưa ngắm nàng ngân cao giọng trong trẻo, với tiếng dương cầm thanh thoát, thỉnh thoảng liếc nhìn Chung làm hắn tâm hồn chơi vơi và quên cả thánh lễ. Từ hôm đó, ban hợp ca nhà thờ Giòng Chúa Cứu Thế có thêm một gã tuổi trẻ xin gia nhập, mặc dù hắn chẳng có giọng hát, nhưng năn nỉ mãi thầy trưởng ca cũng phải mềm lòng ưng thuận sau khi dặn hắn “Anh hát nho nhỏ thôi, nhất là những chỗ lên cao cho khỏi có ai nghe thấy”. Chung chỉ mong có thế. Ðược vào ca đoàn xong, hắn cố công làm quen theo đuổi và hơn một năm sau, Chung đã thành công trong việc chinh phục trái tim người thiếu nữ có cặp mắt lá dăm đa tình. Ðám cưới diễn ra đầu năm 75 ; và Thủy Tiên từ giã những ngày sinh hoạt phụng vụ để làm vợ Chung. Vai trò này rất dễ, nàng không phải làm dâu vì bố mẹ chồng ở riêng; kinh tế gia đình đã có Chung lo nên bổn phận nàng suốt ngày chỉ gồm có trang điểm hoặc ra chợ Bến Thành ăn quà và ngắm phố. Thủy Tiên không mấy khi phải ra nắng, lại siêng năng chăm sóc da mặt bằng mỹ phẩm Pháp mua ở chợ đồ ngoại Tạ Thu Thâu nên càng mơn mởn hẳn rạ Còn Chung đi sớm về khuya, ban ngày dãi nắng ở lề đường làm hắn gầy rộc hẳn ra, dáng đi hấp tấp và quần áo tiều tụỵ Trong trí hắn chỉ có mỗi một điều làm thế nào kiếm đủ số thẻ Kim Thành để chung cho chủ tàu người Hoa cho chuyến đi năm 82 tớị Nhìn vào gương, đôi khi Chung giật mình nhận thấy nét phong sương hiện sớm hằn trên khuôn mặt mới ngoài ba mươi của hắn, chỉ có vầng trán được chiếc mũ lưỡi trai che là chưa bắt nắng, còn từ mang tai trở xuống nước da đỏ nâu như một người phu xích lô đạp. Nhưng rồi Chung lại tự an ủi :
– Chưa saọ Chỉ còn đến sang năm là “ông” từ giã cái lề đường Nguyễn Thông nàỵ Mình còn trẻ, qua đến bên ấy tẩm bổ tĩnh dưỡng, dung nhan rồi sẽ từ từ phục hồi lại, lo gì…. Mấy thằng bạn học, ngày xưa trông tưởng nạn nhân Do Thái trong tù Ðức Quốc Xã mà qua đến Mỹ chụp hình gửi về thằng nào cũng bụng bự sang trọng dòm như giám đốc, huống hồ !
Nghĩ đến đó Chung lại yên tâm. Nhưng ngay bây giờ, cái phong độ đi xuống hiện nay của hắn có lẽ cũng đã gây ra những mắc mứu nho nhỏ cho hạnh phúc của hắn. Hay có lẽ vợ hắn cũng đã qua thời mơ mộng hồi mới cưới nên Thủy Tiên không còn nũng nịu bắt chồng dắt đi xi nê, bát phố như xưa chăng ? Chung cũng không biết rõ. Chỉ biết trong khi Chung chạy hàng, Thủy Tiên la cà ngoài phố Lê Lợi, Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành suốt ngàỵ Nàng cũng không phải trông con. Cả ba đứa bé đều ở suốt ngày bên nội, đến tối mới về nhà ngủ. Những hôm chán đi phố một mình, Thủy Tiên lại ghé phòng mạch của ông anh rể, bác sĩ Long ở đường Công Lý để chuyện trò với mấy cô y tá, để nghe ông Long lúc rảnh việc đùa cợt chớt nhả cho nàng được dịp cười khanh khách với hai đuôi mắt lá răm tít lạị
Truyện ngắn chưa dứt đêm dài Truyen18.name
Bà Long, chị ruột của Chung, là một người đàn bà to lớn, dáng đi nặng nề, giọng nói nhát gừng như không muốn nói thêm một câu thứ hai trong bất cứ cuộc đàm thoại nàọ Bà không bao giờ có mặt ngoài phòng mạch của ông chồng vì bà còn bận rộn trong các sòng tứ sắc. Ðã từ lâu bà chẳng còn mê thứ gì trên đời ngoài món giải trí đó. Gần ngũ tuần lại không chăm sóc dung nhan, trông bà Long chẳng ai còn nhận ra một chút dáng nét nào của người con gái Marie Curie năm nao đã làm trái tim chàng sinh viên trường thuốc Phạm Ðình Long một thời thổn thức. Có lẽ vì hồi đó bà còn chải chuốt sửa soạn đôi chút. Còn bây giờ sáng ra, bà chỉ thoa phấn bồm bộp thật nhanh, quẹt vội hai nhát lông mày một cách cẩu thả, cọ lên hai vành môi nhăn nhúm một ít son đỏ thẫm rồi ném hộp phấn vào ngăn tủ, bước ra ngoài nhẩy vội lên chiếc xích lô đạp chờ sẵn để trực chỉ nơi hội họp. Ðúng ra, bà Long không thích trang điểm. Bà chỉ trát lên mặt những thứ giống như các con bạc khác mà thôi, để bà đừng đến nỗi trông khác họ. Cho nên, một tháng có đến hai mươi tám ngày trông bà giống một mụ tú về vườn hoặc con đồng trong những miếu đình miền Bắc, không ai mới quen có thể đoán được rằng đó lại là phu nhân của bác sĩ Long. Ông Long, dáng người nhỏ thó tính chịu đựng, cũng chẳng bao giờ phiền hà cách ăn mặc trang điểm lôi thôi của vợ. Ðối với ông, bà vợ là một nỗi niềm vừa kính vừa sợ. Chỉ cần bà Long quắc mắt một cái, là cái tuổi Bính Tý của ông đã co đuôi lại trước móng sắc Kỷ Mão của bà. Âu cũng là do bởi ông theo tây học, không tin vào tuổi tác, cãi lại tướng mệnh. Ông chỉ muốn bà yên vui trong chiếu bạc, chứ đừng về nhà quá sớm. Vì lòng ông đang hồi xuân, mà ở vợ ông thì mùa xuân đã qua từ lâụ Cô em dâu Thủy Tiên trẻ trung, hay cười tít mắt, hay cợt đùa lả lơi, lại hay đến phòng mạch của ông đã là một ám ảnh ngọt ngào từ mấy tháng nay với tâm hồn ông. Vai trò của người anh rể dần dần chuyển sang nhân tình hồi nào không biết. Lửa gần rơm, Thủy Tiên lại dễ dãi, ham vui và hưởng ứng. Ông chỉ mong có thế.
Ðến đầu năm 82, phong trào bán chính thức đã chấm dứt. Hoa kiều Chợ Lớn anh nào có đủ tiền thì cũng đã ra đi gần hết. Tổng thống Carter đã giải nhiệm từ lâu, và chương trình tỵ nạn cho vùng Ðông Nam Á cũng đã cạn ngân quỹ. Nhà nước ta cũng đã thâu được cả triệu lượng vàng, nhận thấy con số người còn quý kim trong nước cũng chẳng còn bao nhiêu nên ra lệnh ngưng cho phép dân được tự do chạy trốn. Chung cũng chẳng lọ Chuyến đi từ Thủ Ðức hắn đã chuẩn bị từ năm ngoái, không phải loại bán chính thức. Bãi bến đã mua cả, chỉ chờ con nước ròng lên lại ở con sông để ghe lớn rút được vào bãi tấp.
Nhưng rồi chuyện phải đến sẽ đến đã xẩy ra trước chuyến đi của Chung làm đảo lộn mọi dự tính của hắn. Một buổi chiều từ khu Nguyễn Thông trở về nhà như thường lệ, hắn không thấy Thủy Tiên đâu cả. Ba đứa con ngồi ngơ ngác trong nhà, đứa nhỏ nhất hai tuổi đang khóc tím môi vì đóị Chỉ vài tiếng đồng hồ sau là Chung hiểu hết mọi việc. Hắn tìm thấy tờ giấy Thủy Tiên để lại trong buồng xin hắn tha lỗi, và dặn Chung trông nom đàn con dại để em được yên tâm dựng lại cuộc đời với anh Long người hiểu em hơn ai hết. Ông anh rể thân yêu của hắn đã âm mưu từ lâu, hôm nay cùng với vợ hắn lên đường vượt biên xây tổ ấm, cắm cho hai chị em bốn cái sừng to tướng. Qua bên nhà bà Long để hỏi han nghe ngóng sự tình, chỉ thấy bà nằm lăn ra giữa nhà sùi bọt mép, đứa con trai lớn đang giật tóc mai đổ rượụ Chung nghe như cõi trần gian hoàn toàn sụp đổ trước mặt hắn.
Do sự việc động trời như trên xảy ra, chuyến đi của Chung vào cuối năm đó được tổ chức sớm hơn dự định với sự đóng góp của bà Long. Bà không muốn chờ thêm khách cho đủ sở hụi, đồng ý “bao giàn” và thúc giục chủ ghe nhổ neo sớm. Vì bà nghe phong phanh từ những cánh thư người quen đi thoát gửi về hồi tháng trước, là ông Long và Thủy Tiên đã sang đến Pulau Pulau Bidong, hòn đảo chính phủ Malaysia tập trung tất cả thuyền nhân chờ cứu xét. Bà bỏ lại tất cả, mang theo thằng con trai đang tuổi trốn nghĩa vụ để rượt theo hai kẻ đào tẩụ Chung tay xách nách mang ba đứa con thơ, cùng với chị, lên đường ra bến Vân An huyện Thủ Ðức, nơi đó ban tổ chức chuyến hải hành phối hợp với du kích địa phương làm một cuộc đưa dâu giả hiệu để che mắt công an để đưa đám người vượt biên xuống ghe con, chờ đêm tối ra ghe lớn trực chỉ vịnh Thái Lan.
Sau bảy ngày tám đêm lênh đênh trên sóng Nam Hải, thuyền Chung cặp bến Mã Laị Lên đảo, việc đầu tiên là hắn đi tìm vợ. Thủy Tiên đã nghe thấy tên bà Long và Chung xướng lên từ loa phóng thanh, biết việc lớn không xong. Nàng cũng chẳng trốn tránh Chung, cũng chẳng khóc lóc xin lỗi, mà chỉ thản nhiên xem như mộng không thành, tiếp nhận những người mới tới như không có chuyện gì xảy rạ Chung gặp Thủy Tiên, cũng chẳng biết phản ứng ra saọ Hai đứa con nhỏ xà vào lòng mẹ. Thủy Tiên chỉ hơi bối rối, tránh cái nhìn của chồng, nói nho nhỏ trong cuống họng :
– Chuyện lỡ rồi, lỗi ở em, anh tính thế nào cũng được.
Hôm sau, Chung được một bà cao ủy tỵ nạn người HongKong mang vào phòng họp riêng. Bà ta hỏi hắn :
– Vợ anh và ông Long đã khai với HCR họ là cặp vợ chồng. Nay chúng tôi đã biết sự thực, anh còn muốn đứng chung bluecard với cô Thủy Tiên nữa không ?
Chung suy nghĩ một lát, rồi bảo viên thông dịch người Việt gốc Hoa :
– Nhờ anh nói với bà ấy, tôi vẫn chấp nhận và tha thứ cho vợ tôị Tôi muốn đứng chung bluecard với cô Thủy Tiên. Ba đứa con tôi cần một người mẹ.
Còn bà Long, cuộc bắt ghen của bà sôi nổi táo bạo hơn phim Ðài Loan. Vừa lên đảo vẫn còn chưa hết say sóng, mới được ban an ninh cho rời trạm lăn tay và chích ngừa là bà lập tức đã đi lùng xục để tìm ông Long. Ðám dân đảo hay chuyện, kéo nhau theo bà Long như ngày xưa quan tuần đốt đuốc đi tróc nã phạm nhân để chứng kiến việc ngoạn mục. Sau nửa ngày trốn tránh, anh chồng gian phu Bính Tý bị bà vợ Kỷ Mão túm được ngay trong khu bệnh xá, mặt xám như tro tàn, run bần bật đứng yên chờ cơn thịnh nộ quen thuộc ngày xưa của đức hiền thê chuẩn bị giáng xuống thân hình nhỏ nhắn. Nhưng không, ông Long đã được trời cứu mạng. Ông khoan khoái thở phào nhẹ nhõm thấy khi bà vợ mình vừa vươn hai cánh tay hộ pháp về phía ông đã chịu không nổi cơn xúc động kích ngất, lăn ra té xỉu trên thềm bệnh xá giữa một đám đông người đi xem ồn ào như hội chợ. Kết quả, ông Long thoát được trận cuồng phong sấm sét từ phía bà Long nhưng bluecard của ông bị H.C.R. đóng cái mộc pending, và cao ủy nghiêm giọng cho ông bác sĩ loạn luân biết là cần phải làm việc thật gương mẫu trong sickbay một thời gian ít nhất là sáu tháng hồ sơ chuyển trại của ông mới có hy vọng tái xét.
Chiều nay tan ca bệnh xá, Chung ôm bé Mai đứa con lớn nhất ra ngồi bên bờ biển. Cầu jetty chông chênh, đứa con gái lên sáu còn mút chiếc kẹo cam, thả đong đưa đôi chân cho sóng vờn, ngước mắt lên nhìn cha hỏi :
– Ði lâu quá rồị Chừng nào mình về nhà hả ba ? Con muốn đi qua nhà con Hương. Má nó hay làm bánh bột lọc. Con không muốn ở đâỵ
Chung vuốt tóc con, cố tìm lời giải thích :
– Mình đi luôn, không về lại Việt Nam nữa đâu con. Chịu khó ráng ở đây vài tháng là mấy cha con mình qua Mỹ. Mới có hơn hai tháng mà con !
Bé Mai phụng phịu :
– Con không muốn qua Mỹ. Ở đây má không chịu chơi với con. Con nhớ bà nộị
Chiều đã xế bóng. Mặt biển nổi sóng, những đợt sóng đen nhấp nhô, phản chiếu ráng đỏ của mặt trời, bắn tung tóe khi chạm vào chân cầu jettỵ Chung nghĩ đến bao nhiêu ước vọng ngày xưa của hắn. Bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của phố xá Nguyễn Thông, công trường Dân Chủ, con Trương Minh Giảng dài dằng dặc có hàng cây bóng mát Chung nắm tay Thủy Tiên đi trong bao chiều thuở còn yêu nhau đắm đuốị Cái xã hội đầy những thối nát, bất công, cửa quyền mà Chung làm lụng dành dụm khổ cực để muốn chạy thoát ra, nay cũng đã theo nhau sang cái đảo nhỏ bé này, và có lẽ cũng đã qua tới những đệ tam quốc gia, nơi dừng lại cuối cùng của đám bọt bèo rác rưởi trôi đến từ ngày mất nước đến naỵ Vậy thì, trốn đến đâu cho thoát được cuộc đời đầy bôi bác và khả ố ? Trong giây phút, bỗng dưng hắn thấy chuyến đi gian nguy vừa rồi của mấy cha con hắn thực là vô nghĩạ
– Ði đâu rồi cũng gặp lại nỗi buồn.
Chung nghĩ đến khuôn mặt của đám khuyển mã trên đảo, đến cái án treo của bọn Ðặng Tứ đang kề trên cổ hắn, đến những ngày tẻ nhạt sống với Thủy Tiên để chờ hồ sơ rời trại hoàn tất, đến những cái nhìn thương hại lẫn khinh miệt của người trong trại hướng về phía hắn mỗi ngày trong bệnh xá, nghĩ đến đứa bé gái lên tám bị chết hồi chiềụ
– Toa rập với tụi Ðặng Tứ nếu có thoát lưới pháp luật thì mình cũng xấu hổ với lương tâm Vừa đồng lõa ăn cắp, vừa giết hại người đồng hương… Bao nhiêu người bệnh cần thuốc trụ sinh hàng ngàỵ Mình mở cửa kho cho tụi nó hốt, biết tới chừng nào thuốc lại về nữạ Chờ đến khi đợt thuốc mới về thì thế nào cũng có vài người bệnh nhẹ chết oan.
Hắn lẩm bẩm trong miệng. Bé Mai đã ngủ say trong lòng bố. Hơi thở ấm của đứa trẻ từ cái miệng ngủ chưa khép, gió đêm thổi tung bay tóc lòa xòa trên trán. Ánh nắng chiều đã tắt hẳn. Sóng biển về đêm mang mầu đen thăm thẳm, bắt đầu trong tiếng sóng đã có tiếng gầm phẫn nộ của biển cả. Màn đêm phủ xuống, âm u như lòng gã đàn ông đang ôm con, ngồi trên cầu jetty trông về phía đông bắc, như thể qua sóng nước xa xăm mịt mùng cố nhìn ra một giải đất màu đen, chỗ mũi Cà Mâu của một nơi quê quán cũ đã bỏ lại sau lưng.(Hết)
(Truyện ngắn hay nhất tại Truyen18.name)